Giáo án bài Trong lòng mẹ - Cánh diều

Với giáo án bài Trong lòng mẹ Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS hiểu được tình cảm người mẹ dành cho đứa con, đó cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam điển hình: vất vả, tần tảo, chắt chiu, luôn yêu thương và hi sinh cho con.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của văn bản hồi kí.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trong lòng mẹ và tập hồi kí Những ngày thơ ấu.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Trong lòng mẹ.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các bài cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

Trân trọng tình mẫu tử và những kỉ niệm thời thơ ấu, yêu thiên nhiên, thích khám phá…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh, clip về tình cảm cha mẹ dành cho con cái.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.   

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS quan sát một clip ngắn về tình mẫu tử và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Em hãy nêu những suy nghĩ và cảm nhận của mình về tình mẫu tử? Chia sẻ những kỉ niệm, tình cảm và ấn tượng sâu sắc của em về mẹ.

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV dẫn dắt: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Được nằm trong vòng tay của mẹ thật hạnh phúc nhưng có nhiều bạn nhỏ phải sống trong hoàn cảnh bất hạnh, thiếu đi vòng tay yêu thương của mẹ. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy qua nhận vật Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng

- HS nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm?

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Dự kiến sản phẩm: - Tên: Nguyên Hồng

- Năm sinh – năm mất: (1918- 1982)

-  Quê ở Nam Định.

-  Là nhà văn của phụ nữ, nhi đồng, của những người cùng khổ.

- Văn bản " Trong lòng mẹ" là chương thứ IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung:

- Nguyên Hồng sinh ở thành phố Nam Định, nhưng Hải Phòng cửa biển đã khơi dạy và gắn bó với ông, với sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với một lòng yêu thương đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cùng khổ.

- Trong thế giới nhân vật của ông xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người chị, những cô bé, cậu bé khốn khổ nhưng nhân hậu. Ông viết về họ bằng cả trái tim yêu thương và thắm thiết của mình. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Văn xuôi của ông giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc và hết mực chân thành. Ông thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết.

Những ngày thơ ấu là tập hồi ký tự truyện gồm 9 chương

Chương 1: Tiếng kèn.

Chương 2: Chúa thương xót chúng tôi.

Chương 3: Trụy lạc.

Chương 4: Trong lòng mẹ.

Chương 5: Đêm nôen.

Chương 6: Tron đêm đông.

Chương 7: Đồng xu cái.

Chương 8: Sa ngã.

Chương 9: Bước ngoặt.

NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn cách đọc:Giọng đọc chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc thay đổi của nhân vật tôi, nhất là đoạn cuối cuộc trò chuyện với bà cô, đoạn tả chú bé Hồng nằm trong lòng mẹ. Các từ ngữ, hình ảnh, lời nói ngọt ngào, giả dối của bà cô cần thể hiện một cách đon đả, kéo dài, lộ rõ sự châm biếm, cay nghiệt

- GV yêu cầu HS: xác định thể loại của VB? chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể loại? Văn bản sử dụng ngôi kể thứ mấy?

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó:

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Dự kiến sản phẩm:

Hồi kí là thể văn được dùng để ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời một con người.

- Nhân vật xưng “tôi” ngôi thứ nhất chính là tác giả (bé Hồng), kể lại chuyện một cách chân thực, trung thành…

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tên: Nguyên Hồng

- Năm sinh – năm mất: (1918- 1982)

-  Quê ở Nam Định.

-  Là nhà văn của phụ nữ, nhi đồng, của những người cùng khổ.

- Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành.

 

2. Tác phẩm

- “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí đăng báo 1938 in thành sách năm 1940 gồm 9 chương.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Văn bản "Trong lòng Mẹ" là chương thứ IV của tập hồi kí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Đọc, chú thích

- Thể loại: Hồi kí là một thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể người tham gia hoặc chứng kiến.

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được  nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Tóm tắt nội dung đoạn trích

+ Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

+ Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko.

+ Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng. Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ hơn, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn.

+ Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy 1 người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình.

+ Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn:

+ Mở đầu đoạn trích tác giả đã cho người đọc thấy được cảnh ngộ của nhân vật “tôi” như thế nào? Cảnh ngộ đó tạo nên thân phận của bé Hồng ntn?

+ Nhân vật người cô có quan hệ như thế nào với bé Hồng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha phương cầu thực.

- Anh em Hồng phải sống nhờ bà cô ruột

=> hoàn cảnh đáng thương

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Gv phân tích: Với giọng văn giản dị, tự nhiên, người đọc có thể nhận ra ngay cảnh ngộ đáng thương của Hồng: Cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha phương cầu thực, anh em Hồng phải sống nhờ bà cô ruột. Qua đó thấy được hoàn cảnh rất đáng thương của cậu bé: cô độc, đau khổ, luôn khát khao tình yêu thương, tình mẹ. Những dòng tự sự ở phần đầu còn cho người đọc biết được thời gian xảy ra câu chuyện, hoàn cảnh sống của người mẹ tội nghiệp => khơi nguồn để từ đó bà cô xuất hiện.

Bà cô xuất hiện trong cảnh ngộ đầy thương tâm, côi cút của cậu bé Hồng:

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi:

+ Hình ảnh người cô được khắc hoạ qua những chi tiết nào? (Chú ý chi tiết khắc hoạ về nét mặt, cử chỉ, giọng nói)

? Bà cô muốn gì khi cho rằng mẹ chú đang phát tài và nhất là cố ý phát âm hai tiếng em bé ngân dài, thật ngọt?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Bà cô: em ruột của bố

- Thái độ của bà cô bộc lộ qua những câu nói, thái độ (cười nói, tỏ sự ngậm ngùi thương xót):

+ Với vẻ mặt cười nói rất kịch: mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?

=> câu nói thể hiện bà cô không có ý định tốt đẹp.

+ Bé Hồng từ chối -> không buông tha tiếp tục lôi đứa cháu vào trò chơi đã dàn tính sẵn.

+ Bà cô tiếp tục tỏ ra thân tình vỗ vai an ủi, muốn giúp đỡ cháu nhưng lại cố ý ngân hai tiếng em bé.

=> Cử chỉ thân mật giả dối, lời nói ngọt ngào đầy mỉa mai cay độc.

+  Lạnh lùng vô cảm trước sự đau đớn của đứa cháu, tươi cười kể về tình cảnh đói rách túng thiếu của mẹ bé Hồng.

- Đổi giọng giả nhân giả nghĩa thương xót người anh trai.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Với cảnh ngộ của bé Hồng, lẽ ra cô phải chia sẻ, an ủi, động viên, yêu thương mà trái lại tìm mọi cách gieo rắc vào đầu óc thơ ngây của cháu đáng thương những điều không hay khinh miệt ruồng rẫy người mẹ bất hạnh của nó.

- Với nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò: mày có muốn vào Thanh Hoá với mẹ mày không "Tưởng chừng đã chạnh tới nỗi nhớ tình thương mẹ của chú bé, nhưng vốn nhạy cảm, Hồng đã nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt rất kịch cô. Bề ngoài tỏ ra quan tâm đến tình cảm mẹ con của đứa cháu côi cút, nhưng bên trong lòng bà chỉ muốn gieo rắc vào đầu cháu ý nghĩ hoài nghi khinh miệt người mẹ đang tha hương cầu thực.

- Vẫn giọng ngọt ngào kèm theo cả cái nhìn bằng đôi mắt long lanh, chằm chặp: Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu" Vào mà bắt mẹ mày may vá cho và thăm em bé chứ. Phải chăng người cô muốn kéo đứa cháu đáng thương vào trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn, rõ ràng bà như muốn ngầm báo với bé Hồng rằng mẹ chú đã thay lòng đổi dạ, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa đã có con với người đàn ông khác. Lòng chia rẽ tình mẫu tử thiêng liêng của Hồng. Rõ ràng dù cho bé Hồng im lặng cúi đầu, khóe mắt cay cay lòng đau thắt lại rồi cả nức nở cười dài trong tiếng khóc thì người cô không hề mảy may xúc động, bà vẫn tươi cười kể chuyện cho bé Hồng nghe về tình cảnh túng quẫn về h/ả gầy guộc rách rưới của người mẹ chú một cách thích thú rõ rệt

NV4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi :

+ Trước những lời nói của bà cô, tâm trạng cậu bé Hồng như thế nào?

+ Nhận xét về cách khắc hoạ nhân vật người cô của tác giả?Qua cách miêu tả ấy, em thấy bà cô bé Hồng là con người như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Tâm trạng cậu bé Hồng: lòng thắt lại, nước mắt chảy ròng ròng.

- Nhận xét về cách khắc hoạ nhân vật người cô: Tác giả chú trọng miêu tả ngoại hình, hành động, lời nói.

- NV bà cô: Đó là người đàn bà độc ác, lạnh lùng vô cảm, thâm hiểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Trước những câu nói ấy, Cậu bé Hồng đã cảm thấy lòng như thắt lại. Cay đắng biết bao khi niềm tin và tình mẫu tử thiêng liêng bị chính người cô gắn bó với mình bằng tình máu mủ ruột thịt cứ xăm soi hành hạ hòng chia rẽ. Vốn khổ cực bất hạnh và nhạy cảm giàu tình yêu mẹ, sự lạnh lùng vô cảm của người cô khiến bé Hồng đau xót tủi hờn như bị sát muối trong lòng. Vài lời vớt vát cuối cùng cô tỏ một chút xót thương người anh trai vừa khuất, thương hại người chị dâu khổ sở và nói tới cái sĩ diện của đứa cháu phần nào làm dịu đi nỗi đau tình mẫu tử trong tâm hồn thơ dại của bé Hồng. Nhưng không xoá nổi nét bản chất trong nét tính cách của bà cô. Tính cách của bà cô được miêu tả theo trình tự các bước, ngày càng phát triển, khắc sâu vào lòng người đọc sự căm phẫn người cô độc ác, tàn nhẫn, hẹp hòi.

Tính cách tàn nhẫn của bà cô là sản phẩm của những định kiến đối với người phụ nữ theo luật "tam tòng". Bà cô tiêu biểu cho hạng đàn bà "Miệng nam mô, bụng một bồ giao găm" là hiện thân của thành kiến cổ hủ phi nhân đạo của xã hội thực dân phong kiến ngày đó. Qua hình ảnh người cô, tác giả lên án đanh thép sự tàn nhẫn bất công trong xã hội.

NV5

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 4 đến khổ 6 của bài thơ  và trả lời câu hỏi:

+ Bé Hồng đã phản ứng ntn trước câu hỏi thứ nhất của người cô? Vì sao Hồng có phản ứng như vậy?

+ Những lời mỉa mai của người cô tâm trạng bé Hồng ntn? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?

+ Vì sao những lời nói của bà cô khiến bé Hồng lòng thắt lại, nước mắt chẩy ròng ròng...?

+ Tâm trạng đâu đớn xót xa, uất ức của bé Hồng dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ. Tác giả đã bộc lộ lòng căm tức tột cùng ở giây phút này bằng hình ảnh nào? ? Hãy phân tích cái hay của hình ảnh so sánh trên?

+ Nêu suy nghĩ của em về những bất hạnh người phụ nữ phải chịu trong xã hội cũ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Mới đầu nghe người cô hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Từ cúi đầu không đáp đến cũng đã cười và đáp lại cô 1 cách dứt khoát:

"Không! cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Đây là 1 phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú. Bởi chú nhận ra ngay những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô, nhưng không muốn tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những ráp tâm tanh bẩn xúc phạm đến.

- Tâm trạng của nv Tôi trước những lời nói của bà cô:

Mới đầu nghe người cô hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Từ cúi đầu không đáp đến cũng đã cười và đáp lại cô 1 cách dứt khoát:

"Không ! cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Đây là 1 phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú. Bởi chú nhận ra ngay những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô, nhưng không muốn tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những ráp tâm tanh bẩn xúc phạm đến.

- Nỗi căm tức ấy được diễn tả bằng chi tiết đầy ấn tượng "Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi.... mới thôi".

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: -Hồng cay đau xót  khi niềm tin và tình mẫu tử thiêng liêng bị chính người cô ruột thịt cứ xăm soi hành hạ hòng chia rẽ. Em khóc vì thương mẹ bị lăng nhục. bị đối xử tàn nhẫn bất công.

Nỗi căm tức ấy được diễn tả bằng chi tiết đầy ấn tượng "Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi.... mới thôi". Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc. Với những động từ mạnh: cắn, nhai, nghiền nằm trong 1 trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức, căm giận của bé Hồng. Có thể nói tình thương và niềm tin đối với mẹ đã khiến người con thấu hiêủ  và suy nghĩ sâu hơn, xúc cảm rộng hơn. Từ cảnh ngộ riêng của người mẹ, từ những lời nói cay độc của người cô. Bé Hồng nghĩ tới những "Cổ tục" căm giận cái xã hội cũ kĩ đầy thành kiến độc ác đối với người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le.

Qua diễn biến tâm trạng cảm xúc của bé Hồng trước bà cô, nhà văn đã cho người đọc thấy được nỗi bất hạnh của phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ. Đồng thời thấy được bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng thiết tha của đứa con rất mực thương yêu và tin mẹ của bé Hồng.

NV6

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 4 đến khổ 6 của bài thơ  và trả lời câu hỏi:

+ Bé Hồng gặp mẹ trong hoàn cảnh nào?

+ Khi gọi mợ ơi, Hồng có biết chắc đó là mẹ mình không? Tiếng gọi đó cho ta biết điều gì?

+ Nếu người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ Hồng thì điều gì sẽ xảy ra? Cảm giác tủi thẹn của bé Hồng được diễn tả bằng hình ảnh nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

+ Cử chỉ của Hồng khi gặp mẹ ntn?

+ Niềm vui sướng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ được diẽn tả xúc động qua những chi tiết  nào?

+ Bức tranh minh  hoạ cho em cảm nhận điều gì về tình mẫu tử?

+ Trình bày cảm nhận của em về niềm sung sướng cực điểm của bé Hồng khi được gặp mẹ qua các chi tiết trên?

+ Tình cảm, cảm xúc ấy của bé H được ghi lại bằng những câu văn ntn?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Hồng gặp mẹ trong một chiều tan học về, trong ngày giỗ đầu bố của Hồng.

- Tiếng gọi bối rối: Mợ ơi!

- Nếu người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ Hồng thì sẽ làm trò cười cho lũ trẻ, làm Hồng tủi thẹn.

- Cảm giác tủi thẹn của bé Hồng được diễn tả bằng hình ảnh: Khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm...

- Khi gặp mẹ: Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe chân ríu lại, được mẹ xoa đầu thì oà khóc nức nở.

- Niềm vui của Hồng thể hiện khi ngồi trong lòng mẹ:

+ Cảm nhận gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn

+ Những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt

+ Hơi quần áo và cả hơi thở thơm tho lạ thường.

+ Nghĩ và khát khao được bé lại để được mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Với một tâm hồn nhạy cảm, luôn tin yêu, khát khao tình mẹ, nên khi ngồi trong lòng mẹ tất cả các giác quan đều mở ra và thức dậy để tận hưởng cái cảm giác mơn man ngất ngây đắm say êm dịu vô cùng của tình máu mủ ruột thịt: Bé Hồng đã nhận ra gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, rực rỡ như thuở nào và mẹ đang truyền cho con niềm vui, niềm hạnh phúc, cảm giác ấm áp lạ thường từ hơi thở thơm tho. Đây là một bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét với những sắc màu tươi tắn thoang thoảng hương thơm. Đây cũng là một thế giới dịu dàng kỉ niệm, ăm ắp tình người. và cứ thế bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác sung sướng rạo rực của tình mẹ. Cái cảm giác mình đang bé lại hay niềm khao khát được bé lại để được làm nũng được mẹ vuốt ve chiều chuộng cứ lâng lâng tiếp nối ngỡ bé Hồng như đang sống trong mơ. và khi đó bé Hồng không còn nhớ mình đã hỏi, mẹ đã trả lời ntn, đặc biệt câu hói ác nghiệt của người cô tuy có vang lên, nhưng chìm ngay không mảy may nghĩ ngợi gì nữa. Thế mới biết bé H thương mẹ đến nhường nào và giây phút gặp mẹ đem lại cho chú cảm giác sung sướng ra sao.

NV7

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Tóm gọn nội dung và ý nghĩa của Vb? Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào tạo nên sự thành công trong trích đoạn...?

+ Trong lòng mẹ " Trích hồi kí " những ngày thơ ấu " của Nguyên Hồng đẫ để lại trong em những ấn tượng gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

 

2. Bố cục: 2 phần

- P1: Từ đầu đến… và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?...: Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng. Qua đó bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng về người mẹ bất hạnh.

- P2: Đoạn còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hình ảnh người cô của bé Hồng

* Cảnh ngộ của bé Hồng:

- Cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha phương cầu thực.

- Anh em Hồng phải sống nhờ bà cô ruột.

-> Cô độc, đau khổ luôn khát khao tình yêu thương.

 => Rất đáng thương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hình ảnh bà cô:

- Xuất hiện trong cảnh ngộ thương tâm côi cút của bé Hồng.

 

+ Vẻ mặt tươi cười rất kịch.

+ Giọng nói ngọt ngào đầy mỉa mai cay độc.

+ Cử chỉ thân mật giả dối.

 

 

 

=> Gieo rắc vào đầu đứa cháu những ý nghĩ hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy người mẹ bất hạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đó là người đàn bà vô cảm, lạnh lùng, độc ác thâm hiểm, hiện thân cho thành kiến cổ hủ lạc hậu, phi nhân đạo của  xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng

 

* Khi nói chuyện vơí bà cô

- Cúi đầu không đáp - cười và từ chối dứt khoát.

-> là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ.

 

- Đau đớn tủi nhục trước những lời xúc xiểm về mẹ.

 

- Căm ghét những cổ tục đã đày đoạ làm khổ mẹ.

 

 

- Lời văn dồn dập với các  động từ mạnh (vồ, cắn, nhai, nghiến)

-> thái độ quyết liệt, lòng căm phẫn tột cùng, tình yêu thương mãnh liệt …

- Hình ảnh so sánh đặc sắc...

- Phương thức biểu cảm

-> bộc lộ cảm xúc trực tiếp gợi trạng thái tâm hồn đau đớn của Hồng.

 

=>Trong bi kịch gia đình, tâm hồn bé Hồng vẫn trong sáng dạt dào tình yêu thương mẹ, thông cảm với cảnh ngộ bất hạnh của mẹ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khi được gặp mẹ

 

- Gọi "mợ ơi!"-> Khao khát được gặp mẹ

 

 

 

 

-  Cử chỉ vội vã , bối rối

- > xúc động vui sướng

 

 

- Được ngồi trong lòng mẹ:

 

+ Cảm nhận mẹ vẫn trẻ đẹp  và cả hơi thở thơm tho lạ thường.

+ Những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.

+ Khát khao được bé lại để mẹ yêu chiều...

 

 

 

-> Niềm hạnh phúc, sung sướng cực điểm của đứa con luôn tin yêu mẹ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tình cảm, cảm xúc ấy được ghi lại bằng những câu văn chân thật, xúc động, giàu chất trữ tình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.

* Ý nghĩa: Tình mẫu tử là mạch tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.

b. Nghệ thuật

- Thể loại: hồi kí, bộc lộ được những cảm xúc, tâm trạng chân thực của tác giả.

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên chân thực.

- Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng người đọc.

- Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi:

+ Đưa ra những dẫn chững cho thấy đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí?

+ Văn bản có tiêu đề “Trong lòng mẹ”, em có đồng ý với cách đặt tiêu đề ấy không ? Vì sao?

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: 

1. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử được thể hiện trong đoạn trích.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV cung cấp thêm về tác giả Bình Nguyên và bài thơ

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp

- Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học