Giáo án Văn 6 Bài mở đầu - Cánh diều

Trọn bộ Giáo án Ngữ Văn lớp 6 Bài mở đầu sách Cánh diều đầy đủ, hay nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Thầy/Cô soạn giáo án văn 6 dễ dàng.

Để mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Bài mở đầu mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN

* CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:

Phần 1: Tìm hiểu nội dung Sách Ngữ văn 6

I. HỌC ĐỌC

1. Đọc hiểu văn bản truyện

2. Đọc hiểu văn bản thơ

3. Đọc hiểu văn bản kí

4. Đọc hiểu văn bản nghị luận

5. Đọc hiểu văn bản thông tin

6. Rèn luyện Tiếng Việt

II. HỌC VIẾT

III. HỌC NÓI VÀ NGHE

Phần 2: Tìm hiểu cấu trúc của sách và cấu trúc của mỗi bài học trong sách.

* THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 02 tiết 

B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

 Giúp HS hiểu được: 

- Những nội dung chính của Sách Ngữ văn 6; 

- Cấu trúc của sách và các bài học trong sách.

2. Về năng lực cần hình thành

- Năng lực tổng hợp thông tin

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học.,...

3. Về phẩm chất

Giúp HS hứng thú với môn học Ngữ văn và có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, giáo án, giấy A0, phiếu học tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp thuyết trình

- Kĩ thuật dạy học hợp tác: Dạy học bằng trò chơi, kĩ thuật KWL, hoạt động nhóm, kĩ thuật mảnh ghép,...

* Phiếu học tập:

Phiếu học tập số 1: Bảng KWL

Những điều em đã biết về SGK Ngữ văn 6

Những điều em mong đợi học được ở SGK Ngữ văn 6

Những điều học được (Cuối tiết học sẽ điền cột này)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu nội dung I. Đọc của sách Ngữ văn 6

Nhóm

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nội dung tìm hiểu

1. Đọc hiểu văn bản truyện

2. Đọc hiểu văn bản thơ

3. Đọc hiểu văn bản kí

4. Đọc hiểu văn bản thông tin và 5. Đọc hiểu văn bản thông tin

Câu hỏi tìm hiểu

Thống kê các văn bản và nội dung của các văn bản trong từng thể loại.

Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu nội dung II. Viết và III. Nói và nghe của Sách Ngữ văn 6

Nhóm

Nhóm 1 + 2

Nhóm 3 + 4

Nội dung cần tìm hiểu

Mục II. Viết (Tr 11/SGK)

Mục III. Nói và nghe (Tr 12/SGK)

Câu hỏi tìm hiểu

1. Ở bậc Tiểu học, em đã được học cách viết các kiều văn bản nào?

2. Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản nào? Kiểu văn bản nào chưa được học ở cấp Tiểu học?

3. Nêu yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản. 

1. Khi nói và nghe, em cần chú ý những gì?

2. Nêu các yêu cầu chính cần đạt ở lớp 6 của kĩ năng nói kĩ năng nghe, kĩ năng nói nghe tương tác.

3. Kể ra một số lỗi HS hay mắc trong quá trình nói và nghe. Chỉ ra cách khắc phục.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.

b) Nội dung hoạt động: Tổ chức trò chơi cho HS để vào bài học.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.

d) Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Có thể sử dụng một trong hai hình thức sau:

1. Cách thứ nhất: 

GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn?

GV chuẩn bị 08 câu hỏi và đi dọc 2 dãy lớp, đi đến đâu hỏi đến đó, học sinh nào trả lời sai là mất quyền chơi. Hoặc GV chiếu câu hỏi lên bảng, HS xung phong trả lời, ai có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc.

Câu 1. Ngôi trường chúng ta vừa bước vào học gọi là?

Đáp án: Trường THCS.

Câu 2. Người trông coi, canh giữ tài sản nhà trường gọi là?

Đáp án: Bác bảo vệ.

Câu 3. Lớp mới của em đang học có tổng bao nhiêu bạn?

Đáp án (theo thực tế).

Câu 4. Thầy (cô) chủ nhiệm của em có họ tên đầy đủ là gì?

Đáp án (theo thực tế).

Câu 5. Người phụ trách phòng đọc sách của nhà trường gọi là gì?

Đáp án: Cán bộ thư viện.

Câu 6. Một lớp thường được chia làm mấy tổ, người đứng đầu tổ gọi là?

Đáp án: Tổ trưởng.

Câu 7. Phân môn tìm hiểu về từ, câu, cấu tạo ngữ pháp của câu gọi là phân môn gì?

Đáp án: Tiếng Việt.

Câu 8. Phân môn tìm hiểu về cách làm một bài văn gọi là phân môn gì?

Đáp án: Tập làm văn.

2. Cách thứ hai: Chia sẻ cảm xúc bằng 2 câu hỏi:

- Em hãy chia sẻ cảm xúc của em khi chia tay ngôi trường Tiểu học mà em vừa trải qua.

- Trước khi bước vào ngôi trường mới - trường Trung học cơ sở, em có tưởng tượng trong đầu về một môi trường học tập mới như thế nào? Em có cảm nhận ban đầu như thế nào về ngôi trường mà em đang theo học?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi hoặc chia sẻ cảm xúc.

- GV động viên

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS tham gia trò chơi hoặc cùng chia sẻ.

Bước 4: GV giới thiệu:

Các em thân mến! Vậy là các em đã kết thúc một chặng đường dài 5 năm Tiểu học và chính thức bước sang một giai đoạn mới, một hành trình mới, một môi trường mới – môi trường Trung học cơ sở. Mỗi chặng đường, mỗi hành trình đều có những thử thách và sự hứng thú riêng. Và để có thể học tốt một môn học bất kì trong môi trường học tập mới thì trước hết các em phải có cái nhìn khái quát về những gì các em sẽ được học và khám phá trong môn học đó trong suốt năm học. Bài học mở đầu hôm nay sẽ giúp các em khám phá môn học thú vị - môn Ngữ văn!

* HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU NỘI DUNG SÁCH NGỮ VĂN 6

a) Mục tiêu: Nhận biết được nội dung cơ bản về sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6.

b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện hoạt động: 

 * Trước khi đọc phần Nội dung Sách Ngữ văn 6 (trang 5/SGK):

GV sử dụng kĩ thuật KWL

 Bước 1:

- HS hoàn thiện bảng sau: 

Phiếu học tập số 1: Bảng KWL

Những điều em đã biết về SGK Ngữ văn 6

Những điều em mong đợi học được ở SGK Ngữ văn 6

Những điều học được (Cuối tiết học sẽ điền cột này)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

- GV chiếu cho HS xem video Giới thiệu Sách giáo khoa Ngữ văn 6. 

- GV yêu cầu HS chú ý lắng nghe, nắm được các thông tin để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.

Bước 2. Cá nhân thực hiện nhiệm vụ và lắng xem video.

Bước 3. Trao đổi, chia sẻ trước nhóm.

Bước 4. GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp.

Nhận xét, góp ý và khen ngợi HS về sự tự tin khi trình bày.

* Tìm hiểu nội dung Sách Ngữ văn 6:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

GV yêu cầu HS đọc phần Nội dung Sách Ngữ văn 6 (tr 5/SGK). Yêu cầu đọc to, rõ ràng.

A. TÌM HIỂU NỘI DUNG SÁCH NGỮ VĂN 6

Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu nội dung I. Đọc của sách Ngữ văn 6

Nhóm

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nội dung tìm hiểu

1. Đọc hiểu văn bản truyện

2. Đọc hiểu văn bản thơ

3. Đọc hiểu văn bản kí

4. Đọc hiểu văn bản thông tin và 5. Đọc hiểu văn bản thông tin

Câu hỏi tìm hiểu

Thống kê các văn bản và nội dung của các văn bản trong từng thể loại.

THẢO LUẬN NHÓM: 

4 nhóm

GV tổ chức trò chơi Liệt kê nhanh.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm sẽ hoàn thành nhanh nhiệm vụ trên phiếu học tập 02 trong thời gian 5 phút.

+ Liệt kê tên các văn bản được học trong chương trình theo thể loại.

+ Nêu nội dung chính của các văn bản đó.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.

Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhanh sản phẩm PHT.

Bước 3. Báo cáo sản phẩm.

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức










I. HỌC ĐỌC

1. Các thể loại văn bản đọc hiểu:

Thể loại

Các văn bản tìm hiểu

Văn bản truyện

Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh; Cô bé bán diêm; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Bức tranh của em gái tôi; Điều không tính trước; Chích bông ơi; Dế Mèn phiêu lưu kí.

Văn bản thơ

À ơi tay mẹ (Bình Nguyên); Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương); Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ); Lượm (Tố Hữu); Gấu con chân vòng kiềng (U - xa - chốp)

Văn bản kí

Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng); Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng); Thời thơ ấu của Hon -đa (Hon -đa Sô-i-chi-rô)

Văn bản nghị luận

Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh); Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu); Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị); Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo - Trần Nghị Du); Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn),...

Văn bản thông tin


Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn độc lập” (Bùi Đình Phong); Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ; Phạm Tuyên và ca khúc mừng ngày chiến thắng (Nguyệt Cát); Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?; Những phát minh tình cờ và bất ngờ; Giờ Trái Đất,...

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 

Đọc mục I.6. Rèn luyện tiếng Việt (Tr 10/SGK):

+ Sách NV6 gồm những loại bài tập tiếng Việt nào?

+ Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.

2. Rèn luyện tiếng Việt

 Các loại bài tập tiếng Việt trong Sách ngữ văn 6:

+ Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ (nhận biết các từ đơn, từ phức, kiểu câu, các biện pháp tu từ,...) → Chiếm số lượng ít

+ Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe → chiếm số lượng lớn.

 ++ Vận dụng kiến thức tiếng Việt phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (tập trung vào kĩ năng đọc hiểu văn bản).

++ Vận dụng kiến thức tiếng Việt phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản)


Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu nội dung II. Viết và III. Nói và nghe của Sách Ngữ văn 6

Nhóm

Nhóm 1 + 2

Nhóm 3 + 4

Nội dung cần tìm hiểu

Mục II. Viết (Tr 11/SGK)

Mục III. Nói và nghe (Tr 12/SGK)

Câu hỏi tìm hiểu

1. Ở bậc Tiểu học, em đã được học cách viết các kiều văn bản nào?

2. Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản nào? Kiểu văn bản nào chưa được học ở cấp Tiểu học?

3. Nêu yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản. 

1. Khi nói và nghe, em cần chú ý những gì?

2. Nêu các yêu cầu chính cần đạt ở lớp 6 của kĩ năng nói kĩ năng nghe, kĩ năng nói nghe tương tác.

3. Kể ra một số lỗi HS hay mắc trong quá trình nói và nghe. Chỉ ra cách khắc phục.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 

HS đọc mục II. HỌC VIẾT (Tr 10 - 11/SGK) và mục III. HỌC NÓI VÀ NGHE (Tr 12/SGK).

Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập 03 theo nhiệm vụ được phân công.

Thời gian thảo luận: 05 phút

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

+ HS trao đổi, thảo luận nhiệm vụ.

+ GV quan sát, động viên.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm thảo luận.

+ HS nhận xét lần nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.

Nhóm 1 thuyết trình về nội dung phần II. HỌC VIẾT.

Nhóm 2 nhận xét. phản biện (nếu có). Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

GV tổng hợp, chốt kiến thức.

Nhóm 3 thuyết trình về nội dung phần II. HỌC NÓI VÀ NGHE.

Nhóm 4 nhận xét. phản biện (nếu có). Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

GV tổng hợp, chốt kiến thức.

II. HỌC VIẾT

HS thực hành tạo lập 6 kiểu văn bản:

Kiểu văn bản

Yêu cầu

1. VB tự sự

- Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.

- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, dùng ngôi kể thứ nhất

2. VB miêu tả

Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.

3. VB biểu cảm

Bước đầu biết làm thơ lục bát, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát.

4. VB thuyết minh

Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.

5. VB nghị luận

Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.

6. VB nhật dụng

- Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.

- Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học bằng sơ đồ.


- Ở mỗi bài học lớn, yêu cầu viết có quan hệ chặt chẽ với đọc hiểu văn bản.

III. HỌC NÓI VÀ NGHE

Kĩ năng

Yêu cầu

Nói

- Kể được một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích, một trải nghiệm, một kỉ niệm đáng nhớ.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay một vấn đề trong cuộc sống).

- Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.

Nghe

- Nắm được nội dung trình bày của người khác.

- Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.

Nói nghe tương tác

- Biết tham gia thảo luận về một vấn đề.

- Có thái độ và kĩ năng trao đổi phù hợp.

NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU CẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 6

a) Mục tiêu: Nhận biết được cấu trúc của sách và các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6.

b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện hoạt động

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

HOẠT ĐỘNG THEO CẶP:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 

HS đọc phần CẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 6 (Tr 13/SGK), thảo luận theo cặp trong bàn trả lời các câu hỏi sau. Thời gian thảo luận: 03 phút

+ Sách Ngữ văn 6 (2 tập) có tổng sô bao nhiêu bài học?

+ Cấu trúc của một bài học trong sách gồm những phần chính nào? Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp và ở nhà là gì?

+ Theo em, tại sao cần biết cấu trúc của sách trước khi học?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

+ HS trao đổi, thảo luận nhiệm vụ.

+ GV quan sát, động viên.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm thảo luận.

+ HS nhận xét lần nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.

B. TÌM HIỀUCẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 6

- Sách Ngữ văn 6 gồm 10 bài học.

- Mỗi bài học đều giúp HS thực hành 4 kĩ năng: Đọc hiểu văn bản - Viết - Nói và nghe.

- Cuối mỗi bài học có phần Tự đánh giá và Hướng dẫn tự học.

* HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập giáo viên giao.

b) Nội dung: HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu KWL và sơ đồ tư duy bài học.

c) Sản phẩm: 

- Mục L trong phiếu KWL

- Sơ đồ tư duy cá nhân về nội dung bài học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

GV giao nhiệm vụ: 

- Hoàn thành phiếu KWL (Cột Những điều học được)

Phiếu học tập số 1: Bảng KWL

Những điều em đã biết về SGK Ngữ văn 6

Những điều em mong đợi học được ở SGK Ngữ văn 6

Những điều học được (Cuối tiết học sẽ điền cột này)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

- Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS tự hoàn thành phiếu KWL.

- GV gọi 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ tư duy.

 Các HS khác hoàn thành sản phẩm sơ đồ tư duy cá nhân vào vở.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm.

- GV gọi một số HS rút ra những điều học được trong phiếu KWL

- HS nhận xét sơ đồ tư duy trên bảng, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, cho điểm.

* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế.

b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ của bản thân về một vấn đề GV đặt ra.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG NHÓM: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Kĩ thuật “khăn trải bàn”

GV đặt câu hỏi: Thảo luận trong thời gian 05 phút.

Nhiệm vụ thảo luận: Đề xuất các phương pháp để học tốt môn Ngữ văn 6. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

+ HS làm việc cá nhân, sâu đó trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm khoảng 8 người được phân công theo kĩ thuật khăn trải bàn. Chốt ý kiến chung của cả nhóm.

+ GV quan sát, động viên.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi đại diện các nhóm chia sẻ suy nghĩ.

+ Các nhóm HS khác lắng nghe trình bày và nhận xét., bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá, kết luận:

 GV nhận xét, chốt kiến thức.

=> Sau đây là những đề xuất cơ bản:

1. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện học tập:

a. Sách:

- Bắt buộc: Sách giáo khoa (quyển tập 1 và tập 2)

- Sách tham khảo: (Khuyến khích học sinh đọc thêm để mở rộng hiểu biết)

Ví dụ: + Truyện dân gian Việt Nam

 + Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài

 + Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” – Trần Đăng Khoa

 ...

b. Chuẩn bị đủ vở ghi

3 quyển:

- Vở trên lớp: ghi chép nội dung học trên lớp và những dặn dò cho bộ môn

- Vở soạn: dùng để soạn phần nhiệm vụ ở nhà

+ Đối với truyện: tóm tắt văn bản (có thể làm miệng), tìm bố cục, trả lời câu hỏi trong SGK (theo khả năng tìm hiểu của bản thân)

+ Đối với thơ: không soạn tóm tắt, chỉ tìm bố cục, trả lời câu hỏi SGK

- Vở bài tập: Làm bài tập của bài học GV giao.

2. Sự chuẩn bài trước tiết học

- Mang đầy đủ sách, vở bộ môn khi đến lớp;

- Đọc bài (ít nhất 3 lần), soạn bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp;

- Tập kể lại truyện nhiều lần không nhìn vào sách, vở;

- Sưu tầm tài liệu liên quan bài học (video, clip, hình ảnh, bài hát,...)

- Thường xuyên đọc sách, báo, truyện, ... phù hợp với lứa tuổi và có tính nhân văn;

- Cần đọc nhiều để mở rộng kiến thức, trau dồi vốn từ, mở rộng kiến thức;

- Chia sẻ những thắc mắc, những tâm đắc cho bạn bè (qua mail, điện thoại, ...)

Với Đọc hiểu văn bản:

- Tóm tắt, nắm được nội dung, nghệ thuật;

- Đọc thêm nguyên tác để hiểu rõ về đoạn trích.

Với Thực hành Tiếng Việt:

- Thực hành nhiều bài tập;

- Tìm thêm ví dụ.

Với kĩ năng Viết:

- Lập dàn ý, học cách viết theo từng thể loại (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, nhật dụng);

- Tập viết nhiều để rèn kĩ năng tạo lập văn bản (viết từng đoạn vàviết thành bài).

Với kĩ năng Nói và nghe:

Tập điều chỉnh thái độ, cảm xúc và kĩ năng nói/nghe cho phù hợp; tích cực khắc phục các lỗi mắc phải. 

3. Hoạt động trong lớp:

Ghi chép:

- HS ghi bài theo nội dung giáo viên trình bày trên bảng:

+ Trình bày theo phương pháp truyền thống.

+ Trình bày theo sơ đồ tư duy

Rèn luyện:

- Cố gắng hiểu bài ngay trên lớp, nên hỏi lại GV hoặc bạn bè về những điều chưa nắm vững hoặc những thắc mắc có liên quan đến bài học;

- Giải bài tập tại lớp;

Chia sẻ:

- Tích cực tham gia chia sẻ (phát biểu, thảo luận, thuyết trình, ...);

4. Hoạt động ngoại khoá và ngoài giờ lên lớp:

- Tập quan sát, ghi nhận những điều quan sát được về thế giới quanh em;

- Nên có thói quen lập sổ tay văn học.

- Học theo nhóm.

- Tham gia câu lạc bộ đọc sách của trường/lớp.

* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

1. Đọc kĩ phần MỤC LỤC ở cuối sách (cả 02 kì) để nắm được các đơn vị kiến thức sẽ được học.

2. Em đọc trước các văn bản trong chương trình trong thời gian rảnh rỗi.

3. Chuẩn bị bài học 1: Truyện

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa Ngữ văn 6 – Cánh diều

- Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT. 

- Nội dung modul 1, 2, 3 được tập huấn. 

- Một số tài liệu, hình ảnh trên mạng internet

G. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học