Giáo án bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng - Cánh diều

Với giáo án bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU 

1. Về kiến thức: 

- Hình thức trình bày một văn bản thông tin thuật lại một sự kiện, triển khai thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

- Những thông tin về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”

2. Về năng lực:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (từ ngữ, nhan đề, bố cục, sa pô, hình ảnh, cách triển khai,..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ, tình cảm người viết,...) thể hiện qua văn bản

- Phân tích được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: biết đề cao, trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc; biết ơn, trân quý những người có công với đất nước, dân tộc. 

- Chăm học, chăm làm: có ý thức vận dụng bài học rút ra từ văn bản vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

- Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước khi hiểu được giá trị văn hóa được gợi lên từ văn bản, bài hát.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, bài báo cáo nhóm của HS....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS trình bày hiểu biết về một nhạc phẩm quen thuộc, từ đó có tâm thế hào hứng và nhu cầu tìm hiểu văn bản.

b) Nội dung: HS lắng nghe bài hát, trả lời câu hỏi gợi dẫn định hướng nội dung bài học.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cho nghe một đoạn trong bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? 1. Lắng nghe bài hát và cho cô biết cảm giác của em lúc này? 

? 2. Qua quan sát, em thấy bài hát được hát trong dịp nào? Em có biết bài hát được ra đời trong hoàn cảnh nào không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- Học sinh lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV giới thiệu. Mỗi khi đất nước có ngày hội lớn hoặc trong một cuộc vui nào đó, khi bầu không khí của buổi sum họp trở nên tưng bừng, rạo rực cũng là lúc chúng ta được nghe giai điệu quen thuộc của ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Ca khúc này được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào, cùng tìm hiểu văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng” trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ có thêm thông tin hữu ích!

* Định hướng

- Cảm giác của HS: quen, lạ,...

- Hoàn cảnh bài hát được biểu diễn: buổi liên hoan văn nghệ quần chúng, thi đấu thể thao,...

- Hoàn cảnh ra đời bài hát:

+ Biết…

+ Không biết….

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

a)Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục...)

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả, những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần Kiến thức ngữ văn trong SGK theo đơn vị nhóm học tập.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm ở nhà

? Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyệt Cát và văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng?

(Gợi ý phần văn bản: Xuất xứ và thời gian ra đời; Ý nghĩa thời điểm ra đời; Sự kiện đưa tin; Thể loại và phương thức biểu đạt; Bố cục)

(Hệ thống câu hỏi gợi mở nếu không dùng hình thức báo cáo nhóm:

? Dựa vào thông tin trong sgk và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết tác giả bài báo, tác giả Phạm Tuyên, xuất xứ và thời gian ra đời của bài báo? Theo em, thời điểm ra đời đó có ý nghĩa gì?

? Văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng” thuật lại sự kiện gì?

? Tác giả đã sử dụng thể loại, kiểu văn bản và PTBĐ nào để cung cấp thông tin tới người đọc?

? Chỉ ra bố cục của văn bản và xác định nội dung chính của mỗi phần?)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe hướng dẫn 

- HS chia 3 nhóm chuẩn bị nội dung và hình thức báo cáo phù hợp (Khi ở nhà đọc văn bản, đọc Kiến thức ngữ văn, tìm tư liệu)

- HS tương tác với các bạn trong nhóm thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:

+ 1 nhóm trưởng điều hành chung

+ 1 thư kí ghi chép

+ Người thiết kế power point, người trình chiếu  và cử báo cáo viên 

+ Xây dựng nội dung: những hiểu biết chung về tác giả, văn bản

+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.

- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- Đại diện 01 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Giáo viên chốt kiến thức, dẫn vào bài 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyệt Cát: nhà báo

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và thời gian ra đời

- Bài báo được đăng trên báo điện tử Kiến thức (kienthuc.net) ngày 28/04/2013

b. Ý nghĩa thời điểm ra đời 

- Nhân dịp kỉ niệm 38 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2013). Đây là những ngày tháng cả dân tộc cùng hòa chung khúc ca khải hoàn mừng chiến thắng trong niềm vui non sông trọn vẹn, sum họp một nhà.

- Đặc biệt hơn, là ngày ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” tròn 38 tuổi. 

c. Sự kiện

- Thuật lại (ghi lại) quá trình ra đời bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

d. Thể loại và phương thức biểu đạt

- Thể loại: Kí (Kí sự)

+ Kí sự: ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện có thật một cách tương đối hoàn chính và có phần ít yếu tố chủ quan của người viết.

- Kiểu văn bản: thuyết minh 

- PTBĐ: Thuyết minh

e. Bố cục

Chia 3 phần

- Phần 1: Giới thiệu chung về bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” và hoàn cảnh ghi chép sự kiện (quá trình ra đời bài hát).

- Phần 2: Quá trình ra đời và phổ biến bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

- Phần 3: Cảm nhận, suy nghĩ về ý nghĩa của bài hát.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản

a) Mục tiêu: HS đọc, tìm hiểu và hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng phần và trong toàn văn văn bản.

b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. 

c, Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm

d) Tổ chức thực hiện:

Nội dung 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi

? Đọc 2 đoạn mở đầu phần (2) văn bản. Tìm những chi tiết đưa thông tin về nguyên nhân ra đời bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- 01 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Giáo viên chốt kiến thức, bình mở rộng. 

⇒ Bài hát của Phạm Tuyên được khơi nguồn từ nhiều nguồn cảm hứng khác nhau, nhưng có lẽ, cái cảm hứng dồi dào nhất là sự thôi thúc của con tim và ý chí phải góp được một phần nhỏ bé của mình vào cái chung lớn lao của đất nước. Điều này làm chúng ta trân trọng hơn cái tâm với nghề cùng tình yêu với đất nước của người nghệ sĩ tài hoa. 

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nguyên nhân ra đời bài hát

- Đầu tháng 4/1975, tin chiến thắng vang dội đến từ các chiến trường phía Tây Nam liên tiếp bay về… đã thôi thúc các nhạc sĩ sáng tác.

- Nhạc sĩ Phạm Tuyên dự định phải viết một bản hợp xướng thật hoành tráng để ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.

- Bản tin chiều ngày 28/04/1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho ra đời bài hát, khiến ý nghĩ thắng lợi luôn thường trực trong đầu nhạc sĩ.

- Khi ta giành chiến thắng, mọi người sẽ đều xuống đường ăn mừng chiến thắng, không ai ngồi nhà mà nghe hợp xướng nữa. Nghĩ vậy, nhạc sĩ tự nhủ “phải viết ngay một cái gì đó, góp một tiếng reo vui cùng mọi người mừng chiến thắng”.

Nội dung 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu học tập

? 1.Với ý nghĩ thôi thúc ấy, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã  hoàn thành bài hát trong thời gian bao lâu? Quá trình bài hát đến với công chúng diễn ra như thế nào? Quan sát phần văn bản trang 92, tìm các chi tiết nêu thông tin sự kiện. 

? 2. Qua những chi tiết vừa tìm được, em có nhận xét gì về thông tin được cung cấp, lời văn kể chuyện về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát trong đoạn văn bản này? Nêu hiệu quả của cách truyền tin này? 

* Phiếu bài tập:

Quá trình sáng tác và phổ biến bài hát

Ngày tháng

Công việc

Kết quả

a. Thời gian hoàn thành bài hát

Đêm ngày 28/4/1975

Sáng tác bài hát “trong nguồn cảm hứng dạt dào”

Hoàn thành sau hai “tiếng đồng hồ” , “không cần sửa một câu, một chữ”

b. Quá trình phổ biến bài hát

- Ngày 29/4

Hội đồng duyệt bài hát

Quyết định để dành đến 7/5 kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ mới dàn dựng.

- Chiều 30/4

Dàn dựng thu thanh bài hát

Bài hát được “dàn dựng thu thanh ngay để kịp truyền đi cùng tin thắng trận ra toàn thế giới”.

- Đêm 30/4, ngày 1/5

Biểu bài hát diễn 

Bài hát được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau: hát, quân nhạc; được truyền đi qua loa phát thanh, biểu diễn trực tiếp trên đường phố.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- Đại diện 01 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoàn thiện phiếu học tập

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Giáo viên chốt kiến thức, mở rộng.

GV bình: Bài hát ra đời gắn liền với chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với niềm hạnh phúc của toàn dân tộc trong ngày vui đại thắng.

2. Quá trình sáng tác và phổ biến bài hát 

a. Thời gian hoàn thành bài hát: đêm ngày 28/4/1975, “trong nguồn cảm hứng dạt dào”, sau “hai tiếng đồng hồ” (khoảng 21h30 – 23h), Phạm Tuyên hoàn thành bài hát, “không cần sửa một câu, một chữ” 

b. Quá trình phổ biến bài hát

- Ngày 29/4: bài hát được hội đồng duyệt quyết định để dành đến 7/5 kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ mới dàn dựng.

( - Sau khi bài hát được hoàn thành (trong vòng 2 tiếng), hôm sau, ngày 29/04, Phạm Tuyên đưa hội đồng duyệt, anh em đùa bảo “sao giống như bài hát viết cho thiếu nhi” và định để dành đến 7/5 kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ mới dàn dựng.

- Chiến thắng đến bất ngờ vào ngày 30/4 – ngay ngày hôm sau.

- Tất cả mọi người cuống lên. Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam muốn có một bài hát mới mừng giải phóng.)

- Chiều 30/4: bài hát được “dàn dựng thu thanh ngay để kịp truyền đi cùng tin thắng trận ra toàn thế giới”. 

- Đêm 30/4, ngày 1/5: bài hát được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau: hát, quân nhạc; được truyền đi qua loa phát thanh, biểu diễn trực tiếp trên đường phố.

(- Phạm Tuyên mang ca khúc đến, hát cho Giám đốc nghe. Vừa nghe xong, Giám đốc rạng rỡ, quyết định “phải dàn dựng thu thanh ngay để kịp truyền đi cùng tin thắng trận ra toàn thế giới”.

- Suốt đêm 30/4, bài hát nhiều lần được cất lên vang dội qua làn sóng phát thanh của Đài TNVN cùng các bản tin thắng trận. 

- Ngày 1/5, quân nhạc thổi rền vang âm điệu “Việt Nam  – Hồ Chí Minh, Việt Nam – Hồ Chí Minh”

- Buổi chiều, các loa phát thanh trong thành phố đồng loạt cất vang bài ca mừng chiến thắng này.)

*Nghệ thuật:

- Thông tin cụ thể, chính xác

- Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch, giàu cảm xúc

-> bạn đọc tiếp nhận thông tin dễ dàng, hiểu được cả tâm trạng, tình cảm sâu kín của tác giả

? Đón nhận đứa con tinh thần ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, nhạc sĩ có tâm trạng, cảm xúc như thế nào?

- Cả hai vợ chồng nhạc sĩ đều “bồi hồi xúc động”

- “Những lần trước, khi nghe bài hát của mình được phát sóng, tôi (nhạc sĩ) hay chú ý đến ca từ, giai điệu xem đã đúng chưa.”

- “Lần này thì khác, cảm giác như bài hát đã có sẵn đâu đó rồi, mình không viết cũng có người khác viết thay.”

? Nhìn lại quá trình sáng tác và phổ biến của bài hát cùng tâm sự của Phạm Tuyên, em có cảm nhận gì về người nhạc sĩ này?

*Phạm Tuyên:

- Nghệ sĩ khiêm tốn, có trách nhiệm, tận tâm với nghề 

- Nghệ sĩ tài năng, có tấm lòng nhiệt huyết và yêu nước thiết tha.

Hiểu vì sao những ca khúc của ông có sức sống, trở thành ca khúc đi cùng năm tháng.

Nội dung 3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các câu hỏi 

? Những biểu hiện nào cho thấy bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” có số phận đặc biệt?

? Kể thêm một vài ví dụ để thấy được sức sống của bài hát vẫn mạnh mẽ đến tận hôm nay?

3. Số phận đặc biệt và ý nghĩa của bài hát

a. Số phận đặc biệt

- Bài hát vượt qua thử thách thời gian

- Đến với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, không phân biệt biên giới quốc gia.

- Từ cụ già đến trẻ con, từ miền xuôi lên miền ngược đều hát bài hát này.

- Ở một số nơi, bài hát còn được dùng như bài ca “giã bạn” để kết thúc các cuộc gặp gỡ, mít tinh, văn nghệ quần chúng.  

⇒ Sức sống bài hát vẫn còn nguyên vẹn đến hôm nay

+ Mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá đạt Á quân VCK bóng đá U-23 châu Á 2018, tấm HCV lịch sử ở môn bóng đá nam SEA Games 2019,…

+ Chương trình nghệ thuật mừng ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước 

+ Buổi giao lưu văn hóa, sinh hoạt tập thể, đặc biệt của học sinh, sinh viên

? Em hiểu như thế nào về câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài? Những lời nói ấy nhằm khẳng định điều gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- 01 HS trả lời các câu hỏi, HS khác nx, bổ sung 

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Giáo viên chốt kiến thức, khắc sâu bài học.

b. Ý nghĩa của bài hát

- “Tôi viết trong hai tiếng đồng hồ và cả cuộc đời!”

+ “Hai tiếng đồng hồ”: thời gian vật lí để hoàn thành, viết ra bài hát, khẩn trương, nhanh chóng.

+ “Cả cuộc đời”: bài hát được thai nghén, dồn cộng cảm xúc trong sự nhẫn nại, bền bỉ, sắt son đợi chờ, tin tưởng suốt cả quãng thời gian đau thương đằng đẵng “sống những ngày gian khổ, nuôi khát vọng giải phóng dân tộc” thống nhất non sông, sum họp một nhà.

+ “Để có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt”: nền hòa bình, độc lập, tự do chúng ta có được hôm nay được đánh đổi bằng sự hi sinh, mất mát, khổ đau của bao thế hệ người Việt Nam ở trên khắp các mặt trận.

⇒ Những phút giây thăng hoa, “cảm xúc có thể vỡ òa cùng ngày chiến thắng” như thế được kết tinh từ máu và nước mắt thấm đẫm đau thương nhưng cũng đầy tự hào, vinh quang của dân tộc Việt Nam. Cảm xúc ấy có sức sống đến tận hôm nay, khiến chúng ta mỗi lần chạm vào, đều thấy nghẹn ngào, xúc động trào dâng. 

- Câu nói của Phạm Tuyên khép lại bài:

+ như lời nhà thơ tự nhắc mình khắc ghi, tri ân công ơn của các thế hệ cha anh, nhân dân, đất nước trong những ngày gian khó đã qua; trân trọng những ngày tháng tươi đẹp đang có. 

+ cũng là lời nhắc nhở chúng ta lẽ sống giản dị: được sống trong niềm vui hôm nay, không được lãng quên một thời quá khứ nhiều gian khó, đau thương, phải biết giữ trọn đạo lí biết ơn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ của dân tộc....

⇒ Ý nghĩa sâu xa của bài hát 

Nội dung 4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm

? Bài báo hướng đến đối tượng bạn đọc là ai? Bên cạnh những thông tin được truyền tải, hình thức trình bày của bài báo có tạo được sức hấp dẫn và độ tin cậy với bạn đọc không? Vì sao?

(Tìm hiểu từ ngữ chủ đề, sa pô, dấu ngoặc kép, bố cục, lời văn, hình ảnh minh họa…có trong bài viết)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi, thảo luận nhóm, tìm ý trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- Đại diện 01 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Giáo viên chốt kiến thức.

4. Nét đặc sắc nghệ thuật của bài viết 

* Đối tượng độc giả: mọi tầng lớp nhân dân

* Hình thức trình bày

- Từ ngữ chủ đề: nhạc phẩm, bài hát, cánh nhạc sĩ, bản hợp xướng,…

- Sa pô: nằm dưới tiêu đề, được in đậm, trích dẫn một câu văn quan trọng của bài viết, thu hút sự chú ý của người đọc.

-  Dấu ngoặc kép: trích dẫn nguyên văn lời kể chuyện của nhạc sĩ, tăng tính chân thực, chính xác cho câu chuyện.

- Bố cục: rõ ràng, rành mạch, khoa học

- Lời văn: ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, giàu cảm xúc (của tác giả bài viết, của nhạc sĩ)

⇒ Mang đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

+ Tính thông tin thời sự.

+ Tính ngắn gọn.

+ Tính sinh động, hấp dẫn.

- Hình ảnh minh họa - chiếc xe tăng đầu tiên của Quân Giải phóng tiến vào sân Dinh Độc Lập ngày 30/04/1975 (Ảnh: wordpress): minh họa cho một thông tin quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc bài hát được chọn dàn dựng ngay trong chiều 30/4 và biểu diễn suốt đêm hôm đó và nhiều ngày tiếp theo được kể lại trong bài viết à tiêu biểu, làm tăng tính chân thực cho thông tin được kể lại.

⇒ Bài viết có cách đưa thông tin đa dạng, kết hợp kênh chữ với kênh hình (văn bản đa phương thức)

⇒ Phù hợp với đông đảo đối tượng bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề, tầng lớp, vùng miền,…

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi tổng kết văn bản, khái quát những thành công về nghệ thuật, nội dung của văn bản.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi 

? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài viết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- 01 HS trình bày cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Kết luận, nhận định 

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Giáo viên chốt kiến thức.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Cung cấp thông tin chính xác về thời gian, địa điểm, quá trình ra đời bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

- Cho thấy tài năng, tình yêu Tổ quốc sâu sắc của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Thể hiện niềm cảm mến, trân trọng của tác giả với bài hát và người nghệ sĩ tài hoa Phạm Tuyên.

2. Nghệ thuật

- Bố cục: rõ ràng, rành mạch, khoa học

- Từ ngữ, lời văn: mang đặc trưng ngôn ngữ báo chí.

- Cách đưa thông tin đa dạng, sử dụng sa pô, kết hợp kênh chữ với kênh hình tự nhiên, hiệu quả

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.

b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập. 

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

*GV nêu câu hỏi cho học sinh

? Hãy nghe lại hoặc hát bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” và viết lại suy nghĩ, cảm xúc của em (trong khoảng 5 – 6 dòng) về bài hát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- Học sinh phát biểu tuỳ theo cảm nhận của từng cá nhân, bổ sung

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Giáo viên chốt kiến thức.

IV. Luyện tập

Định hướng

- Nội dung: nói thay niềm rạo rực, hân hoan, vui sướng, hạnh phúc dâng trào của con người trong ngày vui toàn thắng của dân tộc, cách mạng. 

- Tính chất của lời ca: giản dị, chân thành, chứa chan cảm xúc

- Giai điệu: vui tươi, rộn ràng, dễ đi vào lòng người.

- Bài hát làm nhân lên niềm tự hào về chiến công vĩ đại, mở ra những tình cảm mới mẻ với đất nước, quê hương, dù được cất lên trong hoàn cảnh nào…

- Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Tuyên – người cha tinh thần của bài hát, tác giả Nguyệt Cát – người đem đến hiểu biết sâu sắc hơn về bài hát. Từ đó thấy tự hào hơn về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh quật cường, niềm tin thắng lợi của dân tộc….

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tiễn trong cuộc sống

b) Nội dung: Tình huống thực tiễn được đặt ra sau bài học.

c) Sản phẩm: Bài tập dự án của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

*GV giao bài tập dự án cho nhóm thực hiện

Đề tài: Chào mừng kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5, liên đội TNTP nhà trường phát động phong trào làm Tập san. Hãy viết một văn bản thông tin tham gia sự kiện có ý nghĩa này.

- Bước 1: Lựa chọn đề tài

- Bước 2: Viết tiêu đề, sa pô

- Bước 3: Tìm ý, lập dàn ý bài viết, tìm hình ảnh minh họa

- Bước 4: Viết bài, lựa chọn hình thức trình bày

- Bước 5: Đọc, sửa chữa (nếu cần)

(Làm tại lớp theo nhóm: Bước 1,2. Còn lại về nhà)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh nghe yêu cầu và thực hiện trong, ngoài giờ học.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả 

- Đại diện 01 nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung

HS nộp bài báo cáo về bài học của bản thân sau 2 tuần thực hiện

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Giáo viên chốt kiến thức.

*Định hướng

1. Đề tài:

- Học tập

- Trải nghiệm sáng tạo

- Sinh hoạt tập thể

- …

2. Đối tượng tham gia

- Tập thể của lớp 

- Cá nhân

3. Hình thức: kênh chữ, kênh hình

4….

*Dự kiến 

- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu: HS hoàn thành tốt.

* HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Ôn lại và nắm chắc kiến thức đã học

- Hoàn thiện bài tập. Lập kế hoạch và thực hiện tốt bài tập vận dụng

- Soạn bài: Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng.

+ Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn sgk

+...










*****************************

HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Tác giả

………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và thời gian ra đời

………………………………………………………………………………………………………………………………………

b. Ý nghĩa thời điểm ra đời 

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

c. Sự kiện

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

d. Thể loại và phương thức biểu đạt

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

e. Bố cục

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc 2 đoạn mở đầu phần (2) văn bản. Tìm những chi tiết đưa thông tin về nguyên nhân ra đời bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”?

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

1. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã hoàn thành bài hát trong thời gian bao lâu? Quá trình bài hát đến với công chúng diễn ra như thế nào? Quan sát phần văn bản trang 92, tìm các chi tiết nêu thông tin sự kiện. 

2. Qua những chi tiết vừa tìm được, em có nhận xét gì về thông tin được cung cấp, lời văn kể chuyện về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát trong đoạn văn bản này? Nêu hiệu quả của cách truyền tin này? 


Ngày tháng

Công việc

Kết quả

a. Thời gian hoàn thành bài hát




b. Quá trình phổ biến bài hát



















*Nghệ thuật:

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

? Những biểu hiện nào cho thấy bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” có số phận đặc biệt?

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

? Kể thêm một vài ví dụ để thấy được sức sống của bài hát vẫn mạnh mẽ đến tận hôm nay?

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

? Em hiểu như thế nào về câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài? Những lời nói ấy nhằm khẳng định điều gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

? Bài báo hướng đến đối tượng bạn đọc là ai? Bên cạnh những thông tin được truyền tải, hình thức trình bày của bài báo có tạo được sức hấp dẫn và độ tin cậy với bạn đọc không? Vì sao?

* Đối tượng độc giả: 

………………………………………………………………………………………………………………………………………

*Hình thức trình bày

- Từ ngữ chủ đề: 

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Sa pô: 

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

-  Dấu ngoặc kép: 

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Bố cục: 

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Lời văn: 

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Hình ảnh minh họa - chiếc xe tăng đầu tiên của Quân Giải phóng

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

MỤC A. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài viết?

*Nội dung:

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

*Nghệ thuật: …………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

MỤC B. Hãy nghe lại hoặc hát bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” và viết lại suy nghĩ, cảm xúc của em (trong khoảng 5 – 6 dòng) về bài hát. ………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

MỤC C 

DỰ ÁN

Đề tài: Chào mừng kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5, liên đội TNTP nhà trường phát động phong trào làm Tập san. Hãy viết một văn bản thông tin tham gia sự kiện có ý nghĩa này.

- Bước 1: Lựa chọn đề tài

- Bước 2: Viết tiêu đề, sa pô

- Bước 3: Tìm ý, lập dàn ý bài viết, tìm hình ảnh minh họa

- Bước 4: Viết bài, lựa chọn hình thức trình bày

- Bước 5: Đọc, sửa chữa (nếu cần)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học