Giáo án bài Ông lão đánh cá và con cá vàng - Cánh diều
Với giáo án bài Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
+ Tri thức mở rộng về thể loại truyện cổ tích nước ngoài và truyện cổ tích của Pus-kin; nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
+ Tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản
+ Cuộc đấu tranh giai cấp được thể hiện trong câu chuyện.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố tưởng tượng, kì ảo..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện cổ tích Pus-kin; xác định được ngôi kể trong văn bản.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản
- Phân tích được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích; những biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp trong tác phẩm.
- Viết được đoạn văn nếu cảm nhận về một nhân vật trong truyện.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: HS biết tôn trọng, yêu thương, sống chan hòa với mọi người xung quanh, trân trọng cuộc sống đang có
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình( học tập những đức tính tốt, tránh những biểu hiện xấu, sai lệch như: tham lam, bội bạc, dữ dằn, thô lỗ), có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về thể loại truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích của Pus-kin nói riêng; kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản . b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Khám phá” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của hs về những câu chuyện cổ tích Việt Nam quen thuộc, tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Khám phá” Luật chơi: cô giáo đưa ra 4 bức tranh về 4 câu chuyện cổ tích khác nhau. Đội nào giơ tay nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời. Trả lời sai, đội khác sẽ giành quyền trả lời. Đội thắng sẽ nhận được phần quà Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, gợi ý nếu cần - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV nhận xét và giới thiệu bài học: Việt Nam ta có kho tàng truyện cổ tích vô cùng phong phú và hấp dẫn.Đây cũng là điểm chung với nhiều nền văn học dân gian trên thế giới. Trong đó quen thuộc hơn cả là nền văn hóa của Trung Quốc, Nga.Rất nhiều những câu chuyện dân gian Nga được đại thi hào Pus-kin viết lại bằng ngòi bút vừa dung dị, chất phác lại vừa điêu luyện và tinh tế. “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một câu chuyện như vậy. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung a) Mục tiêu: Học sinh nhắc lại được kiến thức cơ bản vầ thể loại truyện cổ tích; nắm được những nét cơ bản về truyện cổ tích Pus-kin, các chi tiết tưởng tượng kì ảo, về tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, cách đọc, bố cục văn bản b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả, những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần kiến thức ngữ văn trong SGK. Nhóm 1: Hiểu biết chung về truyện cổ tích, truyện Pus-kin và tác giả Pus-kin Nhóm 2: Điều hành phần đọc, kể- tóm tắt Nhóm 3: Tìm hiểu chung về tác phẩm c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhóm 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhóm 1: Hiểu biết chung về truyện cổ tích và tác giả Pus-kin. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe hướng dẫn - HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà đọc văn bản, đọc kiến thức ngữ văn, tìm tư liệu) - HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + 1 nhóm trưởng điều hành chung + 1 thư kí ghi chép + Người thiết kế power point, người trình chiếu và cử báo cáo viên + Xây dựng nội dung: nhữnghiểu biết chung về truyện cổ tích và hiểu biết về tác giả Pus-kin, tác phẩm của Pus-kin. + Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo. - HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Nhóm 1: Báo cáo hiểu biết về truyện cổ tích, tác giả Pus-kin; truyện của Pus-kin và đại thi hào này. *Thời gian: 2 phút *Hình thức báo cáo: thuyết trình *Phương tiện: Bảng phụ *Nội dung báo cáo: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét và bổ sung ? Thế nào là các yếu tố tưởng tượng, kì ảo? - Các chi tiết tưởng tượng không có thật, rất phi thường. ? Truyện cổ tích Pus-kin có những điểm nào giống và khác truyện cổ tích dân gian *GV diễn giảng : - Các yếu tố kì ảo còn được gọi là các chi tiết kì ảo, thần kì, phi thường, hoang đường, là 1 loại chi tiết đặc sắc của các truyện dân gian như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. - Chi tiết kì ảo do trí tưởng tượng của người xưa thêu dệt, gắn liền với quan niệm mọi vật đều có linh hồn, thế giới xen lẫn thần linh và con người. GV: - Truyện cổ tích Pus-kin bên cạnh những nội dung gắn sát với truyện dân gian( kể về cuộc đời con người nghèo khổ, bất hạnh; có yếu tố hoang đường, kì ảo…) còn chứa đựng kín đáo tư tưởng mà tác giả gửi gắm: chống chế độ Nga hoàng độc ác, chuyên quyền; thức tỉnh tinh thâng đấu tranh của nhân dân Nga. ? Nhân vậtông lão trong truyện này thuộc kiểu nhân vật quen thuộc nào của truyện cổ tích ? - Nhân vật ông lão thuộc kiểu nhân vật: nghèo khổ, bất hạnh. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả * Truyện cổ tích + Truyện dân gian + Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc. + Có yếu tố hoang đường, kỳ ảo + Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác. * Tác giả: Pus-kin - Đại thi hào- mặt trời thi ca của nước Nga. - Kể lại nhiều truyện cổ tích dân gian: truyện cổ tích về con gà trống, Nàng công chúa và bảy chàng hiệp sĩ… - Bản dịch của: Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhóm 2: Đọc và kể, tóm tắt văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc và kể, tóm tắt văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm - HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + Xây dựng nội dung: nhữnghiểu biết về cách đọc, sự việc chính, kể chuyện + Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo. - HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện nhóm trình bày. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. ? Trong văn bản có một số từ khó, từ Hán Việt chúng ta cùng giải thích. + Sinh phúc: mở lòng nhân từ + Nữ hoàng: người phụ nữ làm vua + Nhất phẩm phu nhân: vợ của người có địa vị cao. + Chỉnh tề: xếp đặt ngay ngắn - Giáo viên : Đây không phải là từ thuần Việt mà là những từ có nguồn gốc mượn từ tiếng Hán ⇒ Hán Việt |
2. Tác phẩm. * Đọc và tóm tắt - Đọc - Tóm tắt: Những sự việc chính: - Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng rồi thả nó về biển - Sau khi nghe chuyện, mụ vợ mắng ông lão và đòi hỏi cái máng lợn mới. - Lần thứ 2: mụ vợ đòi căn nhà rộng. - Lần thứ 3: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân. - Lần thứ 4: mụ vợ đòi làm Nữ hoàng - Lần thứ 5: mụ vợ đòi làm Long Vương - Kết cục xứng đáng cho sự tham lam , bội bạc của mụ vợ. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Nhóm 3: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và hoạt động dự án * Nhóm 3: Tìm hiểu chung về văn bản (Gợi ý: thể loại, PTBĐ chính, ngôi kể, nhân vật, bố cục…) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe hướng dẫn - HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà đọc văn bản, đọc chú thích, tìm tư liệu) - HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + Xây dựng nội dung: nhữnghiểu biết chung về tác giả, tác phẩm. + Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo. - HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Nhóm 3 báo cáo tìm hiểu chung về văn bản *Thời gian: 5 phút *Hình thức báo cáo: trò chơi (ai hiểu biết hơn, ai là triệu phú...: đưa câu hỏi phát vấn các bạn phía dưới) *Phương tiện: Trình chiếu *Nội dung báo cáo: - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và bổ sung: |
* Văn bản: - Thể loại: Truyện cổ tích - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự - Ngôi kể: ngôi thứ ba - Nhân vật: ông lão, mụ vợ, con cá vàng... + Nhân vật chính: mụ vợ + Nhân vật trung tâm: ông lão + Nhân vật phụ: con cá, binh lính - Bố cục: 3 phần a) Mở truyện: (Từ đầu…. kéo sợi) Giới thiệu ông lão đánh cá và tình huống phát sinh truyện b) Thân truyện: (Tiếp theo …. trở về): Những đòi hỏi tham lam của mụ vợ. c) Kết truyện: (Còn lại) Vợ chồng ông lão đánh cá trở về cuộc sống nghèo khổ khi xưa
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản a) Mục tiêu: + Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản. + Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản. b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. c, Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm d) Tổ chức thực hiện: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nội dung 1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi 1. Tình huống mở đầu truyện như thế nào? 2. Mụ vợ đòi hỏi và bắt buộc ông lão xin cá vàng những gì? 3. Chỉ ra sự thay đổi ở thái độ của mụ vợ qua mỗi lần đòi hỏi?( hs làm phiếu bài tập) * Phiếu bài tập.
4. Thảo luận: em có nhận xét gì qua những lần đòi hỏi của mụ vợ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 1. Mụ vợ đòi hỏi: cái máng lợn mới, ngôi nhà rộng, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng, làm Long Vương. 2. Đòi hỏi tăng dần từ vật nhỏ đến vật lớn, từ vật chất đến danh vọng, quyền lực, từ chức vị thấp đến chức vị cao => tham lam vô độ. 3. Thái độ của mụ vợ: - Mắng: đồ ngốc ( đòi máng) - Quát to hơn: đồ ngu( đòi nhà) - Mắng như tát nước vào mặt. - giận dữ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão - Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão. * Phiếu bài tập.
=> Mụ vợ chua ngoa, đanh đá, thô lỗ => bội bạc, vong ân bội nghĩa. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. - GV mở rộng: - Lòng tham của mụ vợ tăng mãi ko có điểm dừng. Đây ko phải con người mang tính xấu mà là tính xấu hiện hình dưới lốt người. Sự thay đổi trong thái độ của mụ với ông lão làm nổi rõ nghịch lí: lòng tham càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng teo lại rồi tiêu biến. - Ông lão ko chỉ là chồng mà còn là ân nhân. Vậy nhưng mụ lại bội bạc, vong ân phụ nghĩa. - Mụ ko có công gì để đòi hỏi ác vàng trả ơn nhưng mụ lại đòi hỏi tất cả và còn muốn biến cá vàng thành đầy tớ để mụ sai khiến. Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng, người và trời đều ko thể dung tha. - Thành công trong việc khắc họa nhân vật mụ vợ: nghệ thuật tăng cấp. |
II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật bà vợ * Tình huống: ông lão bắt được cá vàng rồi thả cá về biển. Cá vàng hứa giúp ông lão. - Những thứ mụ vợ đòi hỏi: + Cái máng lợn + Ngôi nhà rộng + Làm nhất phẩm phu nhân. + Làm Nữ hoàng + Làm Long vương ngự trên mặt biển. => Đòi hỏi tăng dần từ vật nhỏ đến vật lớn, từ vật chất đến danh vọng, quyền lực, từ chức vị thấp đến chức vị cao => tham lam vô độ - Thái độ của mụ vợ: + Mắng: đồ ngốc ( đòi máng) + Quát to hơn: đồ ngu( đòi nhà) + Mắng như tát nước vào mặt. + Giận dữ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão + Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão. => Mụ vợ chua ngoa, đanh đá, thô lỗ => bội bạc, vong ân bội nghĩa. * Đây ko phải con người mang tính xấu mà là tính xấu hiện hình dưới lốt người. Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng, người và trời đều ko thể dung tha. * Nghệ thuật: tăng tiến |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nội dung 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi. ? Mở đầu câu chuyện, em thấ ông lão là người thế nào? ? Trước yêu cầu và thái độ của mụ vợ, ông lão cư xử thế nào? ? Bài học rút ra từ cách cư xử của ông lão. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi thảo luận nhóm - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. GV bình: - Ông lão đánh cá là người hiền lành, nhân hậu, ông đã cứu con cá và không đòi hỏi điều gì cho bản thân. Điều đó cho chúng ta thấy ông là người không màng lợi danh, có tấm lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn. - Điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Ông lão phải thực hiện những yêu cầu của mụ dù biết là không đúng. => Qua hình ảnh ông lão đáng thương, tác giả ngầm gửi gắm hình ảnh của những người nông dân khốn khổ dưới chế độ phong kiến chuyên chế Nga hoàng tàn bạo, độc đoán. Tác giả cũng muốn thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân Nga nói chung. |
2. Nhân vật ông lão đánh cá: - Ba lần kéo lưới, bắt được cá vàng; thả cá kèm theo lời chúc. => Hiền lành, tốt bụng. - Với vợ: phục tùng yêu cầu, duy nhất 1 lần can ngăn. => Con người nhu nhược, can ngăn cái ác quá muộn. => Tiếp tay cho cái ác; gây ra tai vạ. * Bài học - Cần dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác. - Không khuất phục trước sức mạnh, cường quyền. - Cần chỉ rõ những sai trái trước khi quá muộn. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nội dung 3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu học tập cá nhân và hoạt động nhóm.
* Hđ nhóm: Theo em, ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh làm phiếu bài tập - Học sinh hoạt động nhóm - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Gv mở rộng: Nếu như truyện cổ tích Việt Nam có những ông tiên, ông Bụt luôn hiện lên giúp những người tốt, những người bất hạnh thì vh dân gian Nga lại gửi gắm điều đó qua hình tượng cá vàng. Dù vậy chúng ta vẫn thấy được điểm chung giữa các nền vh dân gian: chân lí của dân gian là chân lí của cuộc sống: người nhân hậu được đền ơn xứng đáng, kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị đích đáng. |
3. Ý nghĩa tượng trưng của biển cả và cá vàng/ a. biển cả - Lần 1: biển gợn sóng êm ả - Lần 2: biển xanh nổi sóng - Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội - Lần 4: biển xanh nổi sóng mù mịt - Lần 5: biển xanh nổi sóng ầm ầm, một cơn giống tố kinh khủng kéo đến. => NT: tăng tiến, lặp lại. => Lòng tham của mụ vợ tăng lên thì phản ứng của biển cả cũng tăng. - Ý nghĩa của hình ảnh biển: biển là nhân dân, thái độ của biển là thái độ của nhân dân. Nhân dân giận dữ trước sự xấu xa, tham lam của mụ vợ và sự nhu nhược của ông lão. b. Cá vàng - Cá vàng tượng trưng cho lòng biết ơn, tấm lòng của nhân dân đới với những người nhân hậu, biết cứu giúp kẻ hoạn nạn. - Cá vàng đại diện cho cái tốt, cái thiện - Cá vàng tượng trưng cho chân lí của dân gian: trừng trị đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nội dung 4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi ? Theo em, câu truyện có ý nghĩa như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trình bày cá nhân - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. GV bình: |
4. Ý nghĩa của truyện - Ca ngợi lòng nhân hậu - Phê phán những kẻ tham lam, bội bạc. - Phê phán sự nhu nhược. - Nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. - Khơi gợi tinh thần đấu tranh chống áp bức, cường quyền. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Tổng kết a) Mục tiêu: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tổng kết văn bản để chỉ ra những thành công về nghệ thuật, nêu nội dung, ý nghĩa bài học của văn bản. c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 1. Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản? 2. Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân? 3. Qua câu chuyện giúp em hiểu gì về thái độ của nhân dân với những kẻ cường quyền, những kẻ xấu xa, tham lam, bội bạc? 4. Bài học nào được rút ra từ câu chuyện này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trình bày cá nhân 1. Nội dung: Ca ngợi lòng biết ơn, nêu ra bài học cho kẻ tham lam, bội bạc. Nghệ thuật: tăng tiến, đối lập, yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Quan niệm và ước mơ của nhân dân + Cái ác, cái xấu xa sẽ bị trừng trị đích đáng. + Con người có lòng nhân hậu sẽ được đền đáp. 2. Thái độ của nhân dân + Căm ghét cái xấu + Sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại cường quyền. 3. Bài học + Những con người tốt bụng, nhân hậu sẽ được đền đáp. + Những kẻ xấu xa, tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị đích đáng. + Không nhân nhượng với kẻ mạnh. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. - Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. GV chốt kiến thức : |
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại, tăng tiến của các tình huống, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. 2. Nội dung: - Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể. b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập. c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh d) Tổ chức thực hiện: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV phát phiếu học tập cho học sinh 1. Câu chuyện kết thúc như thế nào? Ý nghĩa cách kết thúc đó? 2. Nếu ý kiến của em về tên truyện. *GV chia hs làm 4 tổ và tổ chức thi đọc diễn cảm giữa các tổ. ( đoạn đoạn ngắn). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh phát biểu tuỳ theo cảm nhận của từng cá nhân. + Với ông lão: kết thúc truyện như vậy ông lão không mất gì mà chủ như vừa trải qua cơn ác mộng. Có lẽ từ đây ông lão càng trân quý hơn cảnh sống xưa kia. Ông lão đã được trả lại cuộc sống bình yên. + Với mụ vợ: Kết thúc truyện, tất cả trở về như xưa ( lều nát, máng sứt mẻ..). Nhưng thực ra mọi chuyện không còn như xưa nữa. Cá vàng ko chỉ lấy đi những gì nó đã cho.Bởi mụ vợ đã trải qua tột đỉnh giàu sang giờ phải trở về cuộc sống nghèo khổ ban đầu. Điều đó ko dễ dàng chút nào. Đó là sự trừng phạt đích đáng đối với mụ ta. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét câu trả lời. - Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. |
IV. Luyện tập |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để thực hiện dự án, hoàn thành nhiệm vụ: làm bài tập viết đoạn văn cảm nhận, miêu tả, vẽ tranh, làm thơ...trong thời gian tự học ở nhà. c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện: |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV giao bài tập thảo luận nhóm theo tổ và với cá nhân. - Bài tập cá nhân: viết đoạn văn 7-10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật mụ vợ trong truyện. - Bài tập theo tổ: Các tổ lựa chọn một trong các nội dung sau: + vẽ tranh minh họa một nội dung của truyện. + chọn một đoạn để đóng hoạt cảnh và quay video. + Viết một đoạn kết khác cho câu chuyện. + chuyển thể câu chuyện thành bài thơ tự sự. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh trả lời câu hỏi - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh làm việc nhóm, cử đại diện trình bày. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét câu trả lời - Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. - GV: Chốt lại bài học , nhắc nhỏ bài tập làm ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau. |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)