Giáo án bài Tập làm thơ lục bát - Cánh diều

Với giáo án bài Tập làm thơ lục bát Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Bước đầu biết làm thơ lục bát.

- Nắm được các yêu cầu về thể thơ, nhịp thơ, gieo vần trong thơ lục bát.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất: 

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án 

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏ.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv gợi mở vấn đề: Chúng ta đã được tìm hiểu một số văn bản thơ sáng tác theo thể thơ lục bát. Vậy để làm một bài thơ theo thể lục bát, theo em cần chú ý những điều gì?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận, thuật lại ngắn gọn

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá

GV dẫn dắt vài bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em có được những kĩ năng để làm thơ lục bát.

- HS nhận thức được những yêu cầu với thể thơ lục bát: số tiếng trong câu, cách gieo vần, nhịp thơ…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với thể thơ lục bát 

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với thể thơ lục bát.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: đọc ý a và thực hiện theo yêu cầu

- GV đặt tiếp câu hỏi: Từ ví dụ trên, em rút ra đặc điểm gì về vần điệu trong thơ lục bát.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Dự kiến sản phẩm: Điền từ thích hợp:

(1) lần đầu

(2) chồi xanh

Giải thích: Ở vị trí số (1) điền lần đầu vì từ đầu sẽ tạo vần với từ đâu phía câu trên để phù hợp với cách gieo vần thơ lục bát.

Ở vị trí số (2) điền từ chổi xanh vì từ xanh sẽ tạo vần với từ cành phía trên để phù hợp với cách gieo vần thơ lục bát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: theo dõi ý b để nắm được cách sắp xếp thanh điệu trong các dòng thơ lục bát.

- HS chép lại các dòng thơ vào vở và điền kí hiệu dấu bằng (B) và dấu trắc (T)

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc và nắm được yêu cầu.

Dự kiến sản phẩm:

Con về thăm mẹ chiều đông

B   B     B    T      B        B

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

T     B     B     T,     T     B      T     B

Mình con thơ thẩn vào ra

B     B     B     T     B    B

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.

B    B     B    T    T      B     B     B

(Đinh Nam Khương)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV3

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: kẻ bẳng và điền kí hiệu B, T. BV vào mô hình các tiếng ở vị trí 2,4,6,8.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc sắp xếp thanh điệu trong thơ lục bát

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc và nắm được yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Tìm hiểu chung

1. Vần điệu trong thơ lục bát

Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng.

Nhận xét: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thanh điệu trong thơ lục bát

- Việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng và thanh trắc phải theo quy tắc.

+ Thanh bằng: tiếng không dấu và dấu huyền

+ Thanh trắc: tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong thơ lục bát, các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 phải theo luật; các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bứắ buộc phải tuân theo luật bằng trắc.

Hoạt động 2: Thực hành

a. Mục tiêu: Nắm được cách làm một bài thơ lục bát

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm

làm ý a. Mỗi nhóm sáng tác thêm dòng bát cho các câu lục đã được tạo lập

Ghi vào vở dòng bát cho phù hợp nội dung, vần, nhịp và luật bằng trắc.

GV lưu ý: tuân thủ quy định về thanh của các tiếng 2 - 4 - 6 - 8 tương ứng B - T - B - B bên cạnh quy định về vần.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- Gv hướng dẫn, làm mẫu các câu cho HS tham khảo

NV2: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm

làm ý a. Mỗi nhóm sáng tác một bài thưo (ngắn dài tuỳ ý)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

GV nhận xét, chấm điểm và động viên các nhóm.

a.

(1) Con đường rợp bóng cây xanh

Gợi ý: Tiếng chim ríu rít trên cành cây cao

(2) Tre xanh tự những thuở nào

Gợi ý: Dựng làng giữ nước chặn bao quân thù.

(3) Phượng đang thắp lửa sân trường

Hè sang nắng đỏ nhớ thương học trò

(4) Bàn tay mẹ dịu dàng sao

Đưa nôi con ngủ biết bao giấc nồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Viết bài thơ lục bát về cha mẹ, ông bà hoặc thầy cô

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS: HS thực hành, tự sáng tác bài thơ lục bát ngắn chủ đề về mái trường hoặc bạn bè.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS đọc, tham khảo bài thơ lục bát trong sách báo để có thêm kinh nghiệm, kĩ năng làm thơ.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp 

- Hình thức viết bài kiểm tra tại lớp

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung.

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học