Đề cương ôn tập Văn 10 Giữa học kì 2 năm 2024

Với mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Văn 10, VietJack biên soạn loạt bài đề cương ôn tập Văn 10 giữa Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Đề cương sẽ tóm tắt các nội dung chính, quan trọng cần ôn tập cũng như đưa ra các bài tập chọn lọc, điển hình giúp bạn ôn tập môn Văn 10 hiệu quả.




Lưu trữ: Đề cương ôn tập Văn 10 Giữa kì 2 (sách cũ)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 10

A. Kiến thức

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

1. Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

2. Đại cáo bình Ngô

3. Chuyện chức phán sự đề Tản Viên (Nguyễn Dữ)

4. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Khái quát lịch sử tiếng Việt

2. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

Phần III: Tập làm văn

1. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

2. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

3. Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

4. Phương pháp thuyết minh

5. Tóm tắt văn bản thuyết minh

B. Cấu trúc đề thi

Đề gồm có hai phần:

- Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 – 4,0 điểm) liên quan đến nội dung trong đoạn ngữ liệu phần đọc hiểu.

- Phần 2: Nghị luận văn học (7,0 – 6,0 điểm) xoay quanh các tác phẩm học trong giới hạn đề ra.

C. Đề thi minh họa

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận được ra ta!

Ai trên đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Không chỉ để dành cho một riêng ai.

(Nguyễn Quang Vũ, Hoa học trò, số 6, 1994)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết:

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận được ra ta!

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn trích:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.

(Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục 2006, trang 17)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

A. Kiến thức

Phần I: Văn bản

Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

I. Kiến thức về tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả:

- Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ.

- Quê quán: Phúc Thành – Yên Ninh – Ninh Bình.

- Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.

2. Khái quát bài phú. 

a. Thể phú:

- Thể loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ - khách để thể hiện nội dung. Phú cổ thể có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ.

- Bài Phú sông Bạch Đằng:

+ Lời văn biền ngẫu, cấu tứ đơn giản, bố cục chặt chẽ.

+ Ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm. Kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

b. Địa danh sông Bạch Đằng.

- Vị trí địa lý: là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, phía gần Thủy Nguyên, Hải Phòng.

- Ý nghĩa lịch sử: ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử giữ nước của dân tộc. c. Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài phú viết khi Trương Hán Siêu là trọng thần của vương triều nhà Trần trong dịp du ngoạn trên sông Bạch Đằng. Tác giả vừa hoài niệm, nhớ tiếc anh hùng xưa, vừa tự hào chiến thắng giặc ngoại xâm của quân dân ta thời Ngô Quyền và thời Trần (khoảng 50 năm trước) thời Trần Thánh Tông và thời Trần Nhân Tông chống giặc Nguyên Mông thắng lợi.

II. Nội dung và nghệ thuật văn bản

1. Hình tượng khách. (Khách là sự phân thân của chính tác giả).

- Là một con người có tâm hồn phóng khoáng. Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn mở mang tri thức.

- Tâm hồn phong phú nhạy cảm, tác giả vừa vui, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc.

+ Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng, tự hào trước dòng sông đã từng ghi bao chiến tích.

+ Buồn đau, nối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian làm mờ bao dấu vết.

2. Các bô lão.

- Là hình ảnh tập thể, có thể là những người dân địa phương, có thể là tác giả hư cấu.

- Các bô lão kể với khách các chiến tích trên sông Bạch Đằng. Kể với giọng đầy tự hào, nhiệt huyết.

- Sau lời kể là lời suy ngẫm, bình luận về chiến thắng của quân ta.

3. Lời bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng.

- Nguyên nhân thắng lợi: Trời cho thế hiểm nhưng điều có tính chất quyết định là ta có “ nhân tài giữ cuộc điện an”. Khẳng định sức mạnh, vị trí của con người là cảm hứng mang giá trị nhân văn có tầm triết lí sâu sắc.

- Đề cao vai trò, vị trí của con người, các bô lão nhắc lại câu nói của Trần Hưng Đạo: “ Bởi đại vương coi thế giặc nhàn”. Đây là câu nói của người nắm chắc thời thế, binh pháp, thấy rõ vai trò quyết định của bậc danh tướng, đấng anh hùng.

4. Lời ca của khách và chủ

- Ca ngợi chiến công lịch sử của dòng sông Bạch Đằng, khẳng định chân lí “bất nghĩa thì tiêu vong”, khách ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân”.

- Bài phú thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc: tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất (qua việc ngợi ca các chiến công trên sông Bạch Đằng); tự hào về truyền thống đạo lí nhân nghĩa (qua việc ngợi ca đức lớn của nhân tài, của vua Trần và cũng là đức lớn của dân tộc).

Đại cáo bình Ngô

Phần A: TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI

I. Cuộc đời và con người:

1. Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.

2. Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

- Nguyễn Trãi nhà yêu nước vĩ đại, suốt đời chiến đấu hi sinh cho độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc, dành nhiều tâm huyết cho xây dựng đất nước sau chiến tranh.

- Nguyễn Trãi người anh hùng: nêu cao truyền thống yêu nước bất khuất chống ngoại xâm, nêu cao khí phách kiên cường chống cường quyền bạo ngược.

- Nguyễn Trãi danh nhân văn hóa thế giới: Có công lao trong việc giữ gìn chấn hưng văn hóa dân tộc, kết tinh vẻ đẹp văn hóa VN với tinh hoa VH phương Đông thời trung đại.

- Nguyễn Trãi là con người toàn tài hiếm có trong lịch sử: nhà tưởng lớn, nhà chính trị lỗi lạc, nhà ngoại giao kiệt xuất, nhà quân sự tài năng, uyên bác về lịch sử, thông hiểu về địa lí, am tường về nghệ thuật âm nhạc, nhà văn nhà thơ lớn.

- Nguyễn Trãi là người chịu oan khiên thảm khốc nhất thời phong kiến, vì ngay thẳng, cương trực, ông bị khép vào tội chu di tam tộc.

II. Sự nghiệp thơ văn:

1. Những tác phẩm chính.

a) Chữ Hán:

- Thơ: Ức trai thi tập (105 bài).

- Phú: Chí linh sơn phú.

- Văn chính luận: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập.

- Lịch sử: Lam sơn thực lục.

- Địa lí: Dư địa chí.

- Văn bia: Văn bí Vĩnh Lăng.

b) Chữ Nôm:

- Quốc âm thi tập (254 bài)

2. Giá trị thơ văn:

a) Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất

- Tư tưởng chủ đạo: Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân

- Nghệ thuật:

+ Đạt tới trình độ mẫu mực, có sự kế t hợp hài hoà giữa tư duy lô-gíc và tư duy hình tượng, giữa lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước vời tài năng biện thuyết: hùng hồn, khúc chiết, sắc sảo đầy sức thuyết phục.

+ Đóng góp của Nguyễn Trãi cho sự phát triển văn chính luận là rất lớn và có ý nghĩa thời đại: Nguyễn Trãi là người có ý thức tự giác dùng văn chương chính luận như một vũ khí chiến đấu có hiệu quả cho cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi nhân dân, vì lí tưởng nhân nghĩa.

b) Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc

- Nguyễn Trãi “người anh hùng vĩ đại”, phẩm chất của người anh hùng được thể hiện: 

+ Yêu nước, nhân nghĩa và anh hùng: Khi có giặc ngoại xâm thì chống xâm lược, khi hoà bình thì xây dựng đất nước, chống gian thần, vì công lí, vì nhân dân.

+ Tinh thần sống hết mình cho lí tưởng.

- Nguyễn Trãi là “con người đời thường”.

+ Thơ Nguyễn Trãi có những tình cảm rất đời thường, rất con người: Tình cha con, tình bạn.

+ Tình yêu cảnh trí thiên nhiên đất nước: Suối côn sơn, sông Bạch Đằng, cửa Đại An, núi Yên Tử, cửa Vân đồn, núi Dục Thuý...

+ Thơ Nguyễn Trãi thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế, độc đáo: Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,/Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.

Tóm lại: Thơ Nguyễn Trãi chữ Nôm nhiều hơn chữ Hán, có sự kết hợp hài hoà giữa một tầm vóc tư tưởng vĩ đại với một tầm vóc tư tưởng vĩ đại với một tâm hồn trong sáng giàu chất thơ. Đặc biệt với thơ Nôm Nguyễn Trãi có vị trí khai sáng mở đầu cho sự phát triển của thơ tiếng việt bằng chữ dân tộc.

Phần B: TÁC PHẨM ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

I. Khái quát bài cáo

1. Hoàn cảnh sáng tác:

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1418 – 1427 thì kết thúc thắng lợi.

- Đầu năm 1428 Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo. Nhằm tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bố cho toàn dân về sự ra đời của một triều đại mới, mở ra một thời đại mới hoà bình, độc lập dân tộc.

2. Nhan đề, thể loại: 

a) Nhan đề

- Đại cáo: Bản báo cáo quốc gia trọng đại về việc dẹp yên giặc Ngô.

- Từ Ngô để chỉ giặc Minh mang sắc thái tình cảm khinh bỉ và căm thù. 

b) Thể loại

- Cáo là thể văn hành chính thời xưa mà nhà vua, triều đình thường dùng để ban bố rộng khắp cho toàn dân biết chủ trương hay một sự kiện trọng đại của quốc gia.

II. Nội dung và nghệ thuật bài cáo

1. Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa

- Nội dung: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng cốt lõi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Khẳng định hùng hồn quyền độc lập dân tộc của nước ta trên các phương diện: Văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, nhân tài.

+ Sự khẳng định toàn diện, sâu sắc và tiến bộ về độc lập, chủ quyền dân tộc.

+ Đặt nước ta ngang hàng với các nước phương Bắc, từ đó khẳng định quyền độc lập tự chủ của nước Đại Việt

- Nghệ thuật:

+ Biện pháp so sánh, đối lập.

+ Giọng văn hùng hồn, đanh thép. Nghệ thuật lập luận chặt chẽ.

2. Đoạn 2: Tố cáo tội ác của kẻ thù

- Nội dung: Bản cáo trạng đanh thép tội ác của kẻ thù.

+ Tố cáo tội tàn sát, hành hạ người vô tội của giặc Minh. 

+ Gây hoạ chiến tranh.

+ Thuế khoá nặng nề.

+ Bóc lột sức lao động, đẩy nhân dân vào chỗ hiểm nguy.

+ Tội ác kẻ thù chồng chất, trời và người đều không thể dung tha.

- Nghệ thuật: cụ thể, kết hợp với khái quát, liệt kê, sử dụng nhiều động từ mạnh, ngắt nhịp và sử dụng câu văn dài ngắn linh hoạt.

3. Đoạn 3: Quá trình chinh phạt gian khổ nhưng tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nội dung: Bài ca ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Hình tượng người anh hùng Lê Lợi và những khó khăn buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Hình tượng Lê Lợi: Con người bình thường ở nguồn gốc xuất thân; Con người có phẩm chất cao quí của người lãnh đạo: căm thù giặc sâu sắc; có hoài bão, lí tưởng lớn; có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng.

+ Khó khăn của khởi nghĩa: binh lực yếu kém; nhân tài hiếm hoi; quân giặc mạnh - Giai đoạn phản công gắn liền với những chiến công liên tiếp

+ Nguyên nhân chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn: tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn.

+ Thắng lợi của ta: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông, trút sạch lá khô, phá toang đê vỡ.

+ Sự thất bại thảm hại của kẻ thù: máu chảy thành sông, máu trôi đỏ nước, thây chất đầy nội, thây chất đầy đường.

- Tinh thần nhân nghĩa của dân tộc ta: sau chiến thắng tha mạng sống cho kẻ thù, cung cấp lương thực, phương tiện cho chúng về nước…

- Nghệ thuật: các động từ mạnh, điệp từ + liệt kê, nhịp điệu dồn dập, sảng khoái, âm thanh hào hùng

4. Đoạn 4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định nền độc lập

- Tuyên bố nền độc lập tự chủ của dân tộc đã được lập lại.

- Rút ra bài học lịch sử: sự thay đổi nhưng thực chất là sự phục hưng (bĩ rồi lại thái, hối rồi lại minh) là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền.

- Bài cáo kết thúc trong viễn cảnh tươi sáng, huy hoàng của đất nước:

ð Bản tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình. Là áng văn chính luận chặt chẽ, đanh thép. Lời tuyên cáo đạt đến trình độ mẫu mực.

Chuyện chức phán sự đề Tản Viên (Nguyễn Dữ)

I. Kiến thức về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (nay thuộc Hải Dương).

- Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, là con trai của tiến sĩ Nguyễn Tưởng Phiêu. Ông thi đỗ ra làm quan nhưng chưa đầy một năm thì lui về ẩn dật, phụng dưỡng mẹ già.

2. Thể loại truyền kỳ: Là thể văn xuôi tự sự trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố hoang đường, kì ảo.

3. Tác phẩm Truyền kì mạn lục:

- Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ra đời nửa đầu thế kỉ XVI, các truyện hầu hết viết về các thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.

- Nội dung:

+ Hiện thực xã hội đương thời.

+ Số phận con người.

+ Tinh thần dân tộc.

- Nghệ thuật: Có sự tham gia của yếu tố hoang đường, kì ảo.

ð Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo, là Thiên cổ tuỳ bút, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.

II. Nội dung và nghệ thuật văn bản

1. Nhân vật Ngô Tử Văn:

- Tử Văn được giới thiệu theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại: tên, quê quán, tính tình.

- Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn gây được sự chú ý của người đọc, vừa tạo cảm giác người thật việc thật vừa giúp người đọc dự đoán trước hành động của nhân vật.

2. Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn:

a. Nguyên nhân: Tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần; Đốt đền trừ hại cho dân.

b. Cách thức: Tắm gội sạch sẽ, khấn trời sau đó châm lửa đốt đền. Thái độ nghiêm túc, hành động dứt khoát, có suy nghĩ, có sự chuẩn bị, không phải là hành động tự phát

c. Ý nghĩa hành động đốt đền: Thể hiện tính cương trực, dũng cảm vì dân trừ hại đ ồng thời thể hiện tinh thần dân tộc, quyết tâm trừ hại cho dân, bảo vệ thổ thần nước Việt.

d. Những việc Ngô Tử Văn gặp phải và thái độ của chàng: Bị tên tướng giặc đe dọa, bị bắt xuống âm phủ, bị Diêm Vương mắng… NTV vẫn đi ềm nhiên, tỏ ra không khiếp sợ trước những lời đe doạ của tên hung thần và trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm; thái độ cứng cỏi, không chút nhún nhường trước Diêm Vương g sự kiên định chính nghĩa của Tử Văn.

3. Ý nghĩa cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn 

- Cuộc đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác, cái xấu: chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng lợi cho chính nghĩa.

- Khẳng định niềm tin: chính nghĩa nhất đ ịnh thắng gian tà, thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ dân lành, bảo vệ chính nghĩa. Khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ nước Việt đương thời.

4. Ý nghĩa lời bình ở của tác giả:

- Người tốt được tôn vinh, kẻ xấu, kẻ ác bị nguyền rủa. Tử Văn chết nhưng tiếng tốt lưu để đời sau. Người như Tử Văn đáng được trọng dụng.

- Lời bình ở cuối truyện là đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ. Đây là sự khẳng định ý nghĩa tích cực trong tư tưởng nhà nho Nguyễn Dữ.

5. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể chuyện: cuốn hút với nhiều kịch tính.

- Sử dụng dày đặc yếu tố hoang đường kì ảo.

- Kết cấu chặt chẽ, miêu tả sinh động, hấp dẫn.

ð Tác phẩm đề cao nhân vật Ngô Tử Văn một người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc và cũng thông qua nhân vật này tác giả khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa.

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

I. Kiến thức về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII. Ông đỗ hương Cống, làm quan dưới thời Lê – Trịnh.

2. Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (1705 – 1848) hiệu Hồng Hà nữ sĩ, người Kinh Bắc, là con nhà dòng dõi, nổi tiếng về “dung nhan kiều lệ” và “hay chữ”. Bà còn là tác giả của Truyền kỳ tân phả.

3. Tác phẩm Chinh phụ ngâm

a. Khái quát:

- Bản chữ Hán gồm 478 câu thơ theo thể trường đoản cú.

- Bản diễn Nôm: 408 câu thơ làm theo thể song thất lục bát (STLB)

b.Thể loại: Ngâm khúc 

c. Nội dung:

- Thể hiện diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong thời gian chồng đi chinh chiến

- Nói lên sự chán ghét chiến tranh phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.

3. Đoạn trích: Trích từ câu 193 đến câu 220 của tác phẩm, viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, bu ồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.

II. Nội dung và nghệ thuật văn bản

1.  Nội dung:

a) Tâm trạng, tình cảnh của người chinh phụ.

*Diễn tả tâm trạng qua hành động lặp đi lặp lại của người chinh phụ:

- Nhớ chồng, mong ngóng hết đứng lại ngồi, hết đi ngoài hiên lại vào trong phòng, vén rèm lên trông ngóng tin chim thước báo rồi lại rủ rèm xuống.

- Sự lặp lại của hành động thể hiện tâm trạng bồn chồn, ngóng trông của người thiếu phụ trong nỗi cô đơn.

*Diễn tả nội tâm qua ngoại cảnh:

- Ngọn đèn – Hoa đèn – bóng người kết hợp với 2 câu hỏi tu từ “đèn có biết, đèn chẳng biết” cực tả cảm giác cô đơn và sự khát khao được đồng cảm của người chinh phụ trong đêm vắng.

- Nhịp điệu, vần điệu của vần lưng, vần chân của câu thơ song thất tạo nên âm điệu bi thiết xót xa.

- Âm thanh của tiếng gà, bóng cây hoè kết hợp với từ láy gợi cảm “eo óc, phất phơ” không chỉ tạo không gian thơ ảm đạm mà còn gợi nên hình ảnh nguời chinh phụ với tâm trạng trầm tư trĩu nặng u buồn.

- Biện pháp so sánh góp phần cụ thể hoá nỗi buồn và vĩnh cửu hoá một nỗi buồn vô tận của người chinh phụ.

g Người chinh phụ nhớ chồng hết ra lại vào bồn chồn ngóng trông, ngày dài đằng dẵng, đêm đêm buồn thao thức năm canh tâm trạng u sầu, buồn bã.

*Nội tâm của người thiếu phụ được thể hiện qua những hành động gắng gượng thoát khỏi sự bủa vây của cảm giác cô đơn.

- Các từ “gượng” đặt trước + hành động soi gương, đốt hương, ôm đàn nhấn mạnh sự gượng gạo, cố ép mình theo lí trí, cố gắng duy trì đời sống bình thường nhưng không thoát được sự bủa vây của nỗi nhớ, và khao khát tình chồng vợ sum họp.

*Nội tâm của người chinh phụ được thể hiện qua các hình ảnh thiên nhiên.

- Núi non, trời đất gợi sự xa xôi, cách trở.

- Sương gió, mưa, tiếng trùng gợi sự lạnh lẽo.

- Các từ láy “thăm thẳm, đau đáu, thiết tha” .

g Tất cả gợi sự cô đơn, buồn nhớ.

ð Đoạn thơ miêu tả tâm trạng của người chinh phụ ở nhiều khía cạnh: miêu tả hành động để thể hiện nội tâm, có đoạn lấy ngoại cảnh thể hiện. Giọng điệu đa dạng: Có đoạn tác giả kể, có đoạn nhân vật trực tiếp giãi bày lòng mình. Nhưng tất cả đều thể hiện nỗi nhớ nhung, cô đơn, buồn khổ và khao khát hạnh phúc lứa đôi.

Phần II: Tiếng Việt

Khái quát lịch sử tiếng Việt

I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước

- Nguồn gốc tiếng Việt: Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt

+ Họ ngôn ngữ Nam Á đã phân chia thành một số dòng, trong đó có dòng Môn-Khmer phân bố ở vùng cao nguyên Nam Đông Dương và miền phụ cận vùng núi Bắc Đông Dương..

+ Từ dòng Môn – Khmer đã tách ra tiếng Việt Mường chung và cuối cùng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường.

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

- Do hoàn cảnh lịch sử, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã diễn ra lâu dài nhất và sâu rộng nhất.

- Người Việt đã tiếp thu tiếng Hán trên tinh thần độc lập, tự chủ, tiếp thu để làm giàu thêm tiếng nói của dân tộc

3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ

- Bắt đầu từ thế kỉ XI, Nho học dần dần được đề cao và giữ vị trí độc tôn.

- Việc học ngôn ngữ - văn tự Hán được đẩy mạnh, nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam hình thành và phát triển.

- Việc vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hóa giúp tiếng Việt ngày càng thêm phong phú, tinh tế, uyển chuyển. Dựa vào việc vay mượn một số yếu tố văn tự Hán, một hệ thống chữ viết đã được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt. Đó là chữ Nôm.

- Việc sáng chế chữ Nôm và sáng tác văn học bằng chữ Nôm đã đánh dấu một bước phát triển mới của tiếng Việt.

4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc

- Tiếng Việt bị chèn ép bởi tiếng Pháp trong nhiều lĩnh vực: hành chính, ngoại giao, giáo dục.

- Cùng với sự thông dụng của chữ quốc ngữ và việc tiếp nhận những ảnh hưởng của ngôn ngữ - văn hóa phương Tây đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho tiếng Việt và văn học Việt

5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay

- Công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học nói riêng và chuẩn hóa tiếng Việt nói chung đã được tiến hành một cách mạnh mẽ hơn.

- Tiếng Việt được coi như ngôn ngữ quốc gia, trở thành một ngôn ngữ đa chức năng như ngôn ngữ của các nước tiên tiến trên thế giới.

II. Chữ viết tiếng Việt

1. Ý nghĩa của chữ viết: Là công cụ đắc lực cho hoạt động ngôn ngữ, văn hóa.

2. Sự ra đời của chữ Nôm: Cùng với sự du nhập và truyền bá ngôn ngữ - văn tự Hán, chữ Nôm xuất hiện. Nhờ có chữ Nôm, nhiều chứng tích của tiếng Việt cổ xưa đã được bảo tồn, nhiều tác phẩm văn học có giá trị đã được lưu truyền.

3. Sự ra đời của chữ quốc ngữ.

- Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVII, dựa vào bộ chữ cái La-tinh để xây dựng một thứ chữ mới ghi âm tiếng Việt.

- Chữ quốc ngữ và phát triển mạnh cho đến ngày nay.

Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

1. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực tiếng Việt: 

a) Về ngữ âm và chữ viết: Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung

b) Về từ ngữ: Cần dùng những từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, v ới đ ặc đi ểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

c) Về ngữ pháp: Cần viết câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp.

d) Về phong cách ngôn ngữ: Cần nói và viết phù hợp với các đ ặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.

2. Sử dụng hay và đạt hiệu quả cao trong giao tiếp: Cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Phần III: Tập làm văn

Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

- Trình tự thời gian: Trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.

- Trình tự không gian: Trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó.(trên – dưới; trong – ngoài...).

- Trình tự logic: Trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,....).

- Trình tự hỗn hợp: kết hợp nhiều trình tự khác nhau.

Lập dàn ý bài văn thuyết minh

1. Dàn ý: 3 phần

a) Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc cụ thể của bài viết.

b) Thân bài: Nội dung chính của bài viết.

c) Kết bài: Nêu suy nghĩ và hành động của người viết.

2. Lập dàn ý:

a)  Xác định đề tài: Chọn đề tài mà mình yêu thích và tìm hiểu kĩ. 

b) Lập dàn ý

*Mở bài

- Nêu được đề tài bài viết.

- Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm.

- Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài. 

*Thân bài

- Tìm ý, chọn ý

- Sắp xếp ý

*Kết bài

- Trở lại được đề tài của bài thuyết minh

- Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng người đọc.

Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

1. Tính chuẩn xác trong văn thuyết minh

a) Tính chuẩn xác: Tính chuẩn xác là tri thức đư ợc trình bày trong văn bản thuyết minh cần phải chuẩn mực, khách quan, khoa học, đáng tin cậy.

b) Văn bản thuyết minh cần tính chuẩn xác vì:

- Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp những tri thức về sự vật hiện tượng, giúp cho người đọc, người nghe hiểu biết chính xác hơn và phong phú.

- Tri thức trong văn bản thuyết minh thiếu chính xác, thuyết minh không còn ý nghĩa và mục đích của thuyết minh cũng không đạt được. Cho nên chuẩn xác là yêu cầu quan trong nhất của thuyết minh.

c) Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh

- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.

- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học có tên tuổi, của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề cần thuyết minh.

- Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có.

2. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 

a) Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:

- Thuyết minh hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe càng nhiều thì tác dụng XH càng lớn.

- Tính hấp dẫn là vô cùng cần thiết trong văn thuyết minh.

b)  Một số biện pháp nhằm tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:

- Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.

- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc, người nghe.

- Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt, không đơn điệu.

- Khi cần, nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh (một thắng cảnh, một di tích…) được soi rọi từ nhiều mặt.

Phương pháp thuyết minh

1. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

a) Phương pháp thuyết minh là hệ thống những cách thức sử dụng để đạt được mục đích thuyết minh. Phương pháp thuyết minh phụ thuộc vào mục đích, yêu c ầu thuyết minh, xuất phát từ mục đích, yêu cầu thuyết minh mà lựa chọn sao cho phù hợp.

b) Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh: Phương pháp thuyết minh giúp người viết hoàn thành tốt một văn bản thuyết minh, có thể trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc và đạt hiệu quả cao.

2. Một số phương pháp thuyết minh

a) Các phương pháp thuyết minh đã học: định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, so sánh, phân loại, phân tích.

b) Một số phương pháp thuyết minh:

- Thuyết minh bằng cách chú thích:

- Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả.

3. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc:

-  Không xa rời mục đích thuyết minh

- Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng

- Làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.

Tóm tắt văn bản thuyết minh

1. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh

a) Mục đích

- Để hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn thuyết minh.

- Để giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó. 

b) Yêu cầu: Văn bản tóm tắt cần ngắn ngọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.

2. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh

- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của tóm tắt.

- Bước 2: Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh

- Bước 3: Tìm bố cục của văn bản

- Bước 4: Viết tóm lược các ý chính để hình thành văn bản tóm tắt.

B. Cấu trúc đề thi

Đề gồm có hai phần:

- Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 – 4,0 điểm) liên quan đến nội dung trong đoạn ngữ liệu phần đọc hiểu.

- Phần 2: Nghị luận văn học (7,0 – 6,0 điểm) xoay quanh các tác phẩm học trong giới hạn đề ra.

C. Đề thi minh họa

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận được ra ta!

Ai trên đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Không chỉ để dành cho một riêng ai.

(Nguyễn Quang Vũ, Hoa học trò, số 6, 1994)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết:

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận được ra ta!

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn trích:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.

(Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục 2006, trang 17)

GỢI Ý

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận.

Câu 2. Ý nghĩa 2 câu thơ:

Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

"Đất" theo nghĩa đen là nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho muôn hạt nảy mầm. "Đất" còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ cuộc đời rộng lớn, luôn tạo cơ hội cho mọi người. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực, phải nỗ lực vươn lên giống như "Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".

Câu 3. Tác giả cho rằng:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận được ra ta"

Bởi vì: "Đường đời trơn láng" tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, thuận lợi, không có khó khăn, giông tố. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để trải nghiệm nên cũng không khám phá hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

*Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.

Câu 4. Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:

- Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.

- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

- Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại.

......

*Câu trả lời phải hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

- Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học ngắn gọn mà đủ ý, sinh động có sử dụng các thao tác nghị luận đã học.

- Nội dung bài viết:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Nội dung nghị luận:

a. Nội dung:

- Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

- Nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi, có hai nội dung chính được nêu lên: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt.

- Tư tưởng nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.

- Nguyễn Trãi đã chắt lọc yếu tố tích cực nhất trong tư tưởng này là chủ yếu để yên dân trước nhất phải trừ bạo. Đồng thời tác giả đem đến một nội dung mới, lấy từ thực tiễn dân tộc đưa vào tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược.

- Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của Đại Việt có cơ sở vững chắc từ thực tiễn lịch sử.

- Nguyễn Trãi đã đưa ra các yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và lịch sử riêng, chế độ riêng với "hào kiệt đời nào cũng có".

b. Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ văn chính luận mẫu mực.

- Giọng văn hào hung.

- Cách so sánh chặt chẽ, thuyết phục.....

3. Đánh giá khái quát về vấn đề đang nghị luận.

Xem thêm đề cương ôn tập môn Văn 10 hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học