200+ Trắc nghiệm Luật trẻ em (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Luật trẻ em có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Luật trẻ em đạt kết quả cao.

Câu 1: Luật Trẻ em đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 05/4/2015

B. Ngày 04/5/2015

C. Ngày 05/4/2016

D. Ngày 04/5/2016

Câu 2: Kết cấu của Luật Trẻ em bao gồm bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?

A. 7 Chương với 105 Điều

B. 7 Chương với 106 Điều

C. 7 Chương với 107 Điều

D. 7 Chương với 108 Điều

Câu 3: Luật Trẻ em có hiệu lực thi hành vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 01/6/2016

B. Ngày 06/6/2016

C. Ngày 06/6/2017

D. Ngày 01/6/2017

Câu 4: Tại Điều 1 Luật Trẻ em quy định về trẻ em như thế nào?

A. Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

B. Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

C. Trẻ em là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

D. Trẻ em là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 5: Tại Điều 3 Luật Trẻ em quy định về đối tượng áp dụng của Luật như thế nào?

A. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục, gia đình, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân).

B. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục, gia đình, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân).

C. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục, gia đình, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân).

D. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục, gia đình, công dân Việt Nam; (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân).

Câu 6: Tại Điều 6 Luật Trẻ em quy định về các hành vi bị nghiêm cấm; có
bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm?

A. 13

B. 14

C. 15

D. 16

Câu 7: Luật Trẻ em quy định khái niệm, giải thích từ ngữ về Trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt như thế nào?

A. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

B. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập.

C. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có đủ điều kiện để thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, nhưng cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng dong.

D. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng dồng.

Câu 8: Tại Điều 10 Luật Trẻ em quy định về Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; có bao nhiêu nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt?

A. 17

B. 16

C. 15

D. 14

Câu 9: Tại Điều 11 Luật Trẻ em quy định về Tháng hành động vì trẻ em
được tổ chức vào Tháng nào hằng năm và với mục đích gì?

A. Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 5 hằng năm để thúc đầy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.

B. Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 7 hằng năm để thúc đầy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.

C. Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.

D. Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 8 (âm lịch) hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.

Câu 10: Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và Công ước của Liên hợp quốc về
quyền trẻ em, Luật trẻ em quy định bao nhiêu nhóm quyền của trẻ em ?

A. 24

B. 25

C. 26

D. 27

Câu 11: Tại Điều 35 Luật trẻ em quy định về Quyền của trẻ em khuyết
tật như thế nào?

A. Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

B. Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

C. Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

D. Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng.

Câu 12: Điều 42 Luật trẻ em quy định về Bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ em như thế nào?

A. Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật.

B. Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

C. Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

D. Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

Câu 13: Luật trẻ em quy định về cấp độ bảo vệ trẻ em có bao nhiêu cấp độ,
các cấp độ là gì?

A. 1 cấp độ: Phòng ngừa

B. 2 cấp độ: Phòng ngừa – Hỗ trợ.

C. 3 cấp độ: Phòng ngừa – Hỗ trợ – Can thiệp.

D. 4 cấp độ: Phòng ngừa – Tư vấn – Hỗ trợ — Can thiệp.

Câu 14: Điều 55 Luật trẻ em quy định cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em
là gì?

A. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là cơ sở do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoặc phối hợp, hỗ trợ thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ trẻ em theo cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp được quy định tại các Điều 48, 49 và 50 của Luật này.

B. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là cơ sở do cơ quan, tổ chức cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoặc phối hợp, hỗ trợ thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ trẻ em theo cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp được quy định tại các Điều 48, 49 và 50 của Luật này.

C. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là cơ sở do cơ quan, tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoặc phối hợp, hỗ trợ thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ trẻ em theo cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp được quy định tại các Điều 48, 49 và 50 của Luật này.

D. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là cơ sở do cơ quan, tổ chức cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng, nhiệm vụ thực hiện một số biện pháp bảo vệ trẻ em theo cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp được quy định tại các Điều 48, 49 và 50 của Luật này.

Câu 15: Luật trẻ em quy định cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ
chức theo loại hình hình nào?

A. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập.

B. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập và cơ sở tư nhân.

C. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập.

D. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tổ chức theo loại hình cơ sở công lập, cơ sở ngoài công lập và cơ sở tư nhân.

Câu 16: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Kiên Giang là thuộc loại hình cơ sở
cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em nào sau đây?

A. Cơ sở ngoài công lập; có một phần chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

B. Cơ sở công lập; có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

C. Cơ sở ngoài công lập; có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

D. Cơ sở công lập; có một phần chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Câu 17: Luật trẻ em quy định có mấy hình thức chăm sóc thay thế, những
hình thức nào?

A. 3 hình thức:

- Chăm sóc thay thế bởi người thân thích;

- Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích;

- Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi (việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi).

B. 4 hình thức:

- Chăm sóc thay thế bởi người thân thích;

- Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích;

- Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi (việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi);

- Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.

C. 5 hình thức:

- Chăm sóc thay thế bởi người thân thích;

- Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích;

- Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi (việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội;

- Chăm sóc thay thế tại cơ sở ngoài công lập.

D. 6 hình thức:

- Chăm sóc thay thế tại cộng đồng;

- Chăm sóc thay thế bởi người thân thích;

- Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân
thích;

- Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi (việc nuôi con nuôi
được thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội;

- Chăm sóc thay thế tại cơ sở ngoài công lập.

Câu 18: Điều 62 Luật trẻ em quy định về các trường hợp trẻ em cần chăm
sóc thay thế thuộc đối tượng nào?

A. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa; Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em; Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ; Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

B. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo hoặc chính là người xâm hại trẻ em; Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ; Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ. vệ, nuôi dưỡng trẻ em

C. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa; Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em; Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

D. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em; Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ; Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác