200+ Trắc nghiệm Kinh tế đại cương (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế đại cương có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Kinh tế đại cương đạt kết quả cao.
Câu 1: Kinh tế học có thể định nghĩa là một môn khoa học nhằm giải thích:
A. Tất cả các hành vi của con người.
B. Sự lựa chọn trong bối cảnh có sự khan hiếm nguồn lực.
C. Sự lựa chọn bị quyết định bởi các chính trị gia.
D. Các quyết định của hộ gia đình.
Câu 2: Chi phí cơ hội là của một quyết định là:
A. Chi phí để ra quyết định đó.
B. Chi phí của các cơ hội khác.
C. Tổng lợi ích khác bị mất.
D. Lợi ích khác lớn nhất bị mất khi ra quyết định
Câu 3: Nếu bạn mua một lon nước CocaCola:
A. Bạn và người bán cùng có lợi.
B. Bạn sẽ có lợi còn người bán thì không nếu bạn mua vào lúc nửa đêm.
C. Người bán có lợi còn bạn sẽ thiệt vì phải trả tiền.
D. Người bán sẽ có lợi còn bạn chỉ có lợi khi trời nóng.
Câu 4: Một ví dụ về thị trường thất bại là khi:
A. Một người bán kiểm soát thị trường bằng cách giảm sản lượng làm giá gạo tăng.
B. Giá của gạo tăng do mất mùa.
C. Tiền lương của công nhân xay gạo giảm.
D. Lãi suất tín dụng cho nông dân vay tăng.
Câu 5: Phát biểu nào bên dưới xem là thực chứng (positive)?
A. Phải chi Việt Nam mở cửa ngoại thương sớm.
B. Việt Nam nên khuyến khích xuất khẩu
C. Xuất khẩu sẽ làm tăng thặng dư của nhà sản xuất trong nước
D. Phá giá trong giai đoạn này không phải là cách làm tốt cho xuất khẩu của Việt Nam.
Câu 6: Nhiệm vụ của khoa học kinh tế là:
A. Giúp thế giới tránh khỏi sử dụng quá mức nguồn lực khan hiếm.
B. Giúp chúng ta hiểu nền kinh tế vận hành như thế nào.
C. Cho chúng ta biết điều gì thì tốt cho chúng ta.
D. Lựa chọn có đạo đức về các vấn đề như ma tuý, chất kích thích…
Câu 7: Phát biểu nào bên dưới không phải là cơ sở để chính phủ can thiệp vào thị trường:
A. Hàng hoá có tính không loại trừ (non-excludable) nhưng tranh giành (rival)
B. Hàng hoá có không loại trừ và không tranh giành (non-rival)
C. Hàng hoá có ngoại tác tiêu cực
D. Hàng hoá có tính tranh giành (rival) và loại trừ (excludable)
Câu 8: Nguồn lực sản xuất là tất cả những vấn đề bên dưới, trừ:
A. Tiền mà chúng ta giữ để mua hàng hoá.
B. Đất đai, kỹ năng của lao động và máy móc của doanh nghiệp.
C. Đất đai, tinh thần doanh nhân và vốn nhân lực.
D. Kỹ năng kinh doanh, đất đai và vốn mà doanh nghiệp sở hữu.
Câu 9: Chí Phèo ăn hai cái bánh bao cho buổi trưa. Lợi ích biên của Phèo đối với cái bánh bao thứ hai là:
A. Số tiền cao nhất mà Phèo sẳn lòng trả cho 2 cái bánh.
B. Số tiền cao nhất mà Phèo sẳn lòng trả cho cái bánh bao thứ hai.
C. Chi phí cơ hội để sản xuất ra hai cái bánh bao.
D. Chi phí cơ hội để sản xuất ra cái bánh thứ hai.
Câu 10: Các thương hiệu máy tính hiện nay như Sony Vaio, IBM, Dell, Lenovo, Acer, Toshiba ___________ có thể là ví dụ cho cấu trúc thị trường:
A. Cạnh tranh hoàn toàn
B. Độc quyền
C. Cạnh tranh độc quyền
D. Độc quyền nhóm
Câu 11: Chi phí cơ hội từ của việc chuyển từ điểm a tới điểm b trong hình là:
A. 2 sweaters
B. 0 (zero).
C. 3/2 pairs of socks trên Sweaters
D. 3 pairs of socks
Câu 12: Nếu đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) có dạng là đường thẳng dốc xuống. Khi đó:
A. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hoá là tăng dần
B. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hoá là giảm dần
C. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hoá là không đổi
D. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một hàng hoá là tăng rồi giảm dần
Câu 13: “Bàn tay vô hình” (invisible hand) là cách nói của Adam Smith khi ông ủng hộ:
A. Nền kinh tế thị trường (tự do)
B. Nền kinh tế mệnh lệnh
C. Nền kinh tế hỗn hợp
D. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa
Câu 14: Tan học, Tom bỏ ra 30 nghìn để đi taxi về nhà còn Jerry đợi 30 phút để đi xe bus về với giá 3 nghìn. Khi đó:
A. Tom giàu hơn Jerry
B. Tom không thích đi xe bus
C. Tom có chi phí cơ hội trong 30 phút ít nhất gấp 10 lần Jerry
D. Tom không thích đi chung xe bus với Jerry
Câu 15: Công ty Ốc Vít sản xuất đai ốc (nuts) và bu-long (bolts) tại điểm a trong hình Chi phí biên của việc sản xuất thêm một đơn vị đai ốc là:
A. 1 bolt
B. 8/6 bolts
C. 1/2 bolt
D. 8 bolts
Câu 16: Trong lý thuyết đẳng ích, khi giá của hàng hoá đang xét giảm xuống. Chọn một câu trả lời:
A. Đường cong bàng quan sẽ dịch chuyển.
B. Hệ số góc của đường ngân sách sẽ thay đổi.
C. Thu nhập danh nghĩa của cá nhân sẽ bị giảm đi.
D. Thu nhập thực tế của cá nhân sẽ giảm xuống.
Câu 17: Một công ty có doanh thu là 600 triệu, chi phí kế toán là 400 triệu. Chủ công ty đã đầu tư 100 triệu vào công ty này. Số tiền này thay vì đầu tư vào công ty có thể được đem gửi ngân hàng với lãi suất là 20%/năm. Vậy lợi nhuận kế toán của công ty là:
A. 200 triệu
B. 100 triệu
C. 400 triệu
D. 0
Câu 18: Đường bàng quan minh hoạ:
A. Các hoạt động cá nhân có thể được kết hợp để bày tỏ các sở thích xã hội như thế nào
B. Độ co dãn được khai thác trong lựa chọn của cá nhân như thế nào
C. Cung và cầu ảnh hưởng đến sở thích của cá nhân như thế nào
D. Một cá nhân kết hợp tiêu dùng như thế nào để có cùng một mức thoả mãn như nhau
Câu 19: Nhiều trường đại học mở các lớp tại chức ban đêm. Điều này có thể giải thích:
A. Chi phí cơ hội của việc đi học của những người phải làm việc vào ban ngày là thấp hơn nếu họ đi học vào ban đêm
B. Các trường đại học được tài trợ chủ yếu từ chính phủ, do đó họ không cần làm gì nhiều để thoả mãn nhu cầu của khách hàng
C. Chi phí cơ hội của việc đi học của những người phải làm việc vào ban ngày là cao hơn nếu họ đi học vào ban đêm
D. Chi phí cơ hội của việc đi học của những người phải làm việc vào ban ngày là thấp hơn nếu họ đi học cả ngày
Câu 20: Việc di chuyển dọc xuống dưới đường ngân sách liên quan đến việc dịch chuyển từ:
A. Các kết hợp có chí phí thấp hơn sang các kết hợp có chi phí cao hơn.
B. Các kết hợp có nhiều lợi ích hơn sang các kết hợp có ít lợi ích hơn.
C. Một kết hợp này giữa hai hàng hoá sang kết hợp kia của hai hàng hoá đó với cùng mức chi phí.
D. Các kết hợp có lợi ích ít hơn sang các kết hợp có nhiều lợi ích hơn.
Câu 21: Mức sản lượng có hiệu quả là mức sản lượng mà tại đó lợi ích biên bằng với chi phí biên.
A. Đúng
B. Sai
Câu 22: Đường ngân sách là:
A. Không có ở trên
B. Dốc lên.
C. Dốc xuống và không tuyến tính.
D. Dốc xuống và tuyến tính.
Câu 23: Khi sản phẩm biên của lao động vượt quá sản phẩm trung bình của lao động, đường sản phẩm trung bình của lao động dốc xuống dưới.
A. Đúng
B. Sai
Câu 24: Các đường bàng quan không cắt nhau bởi vì:
A. Người tiêu dùng thích nhiều hàng hóa hơn là ít hàng hóa
B. Hệ số thay thế biên
C. Không thể có các điểm mà các đường cong cắt ngang nhau về mặt hình học.
D. Người tiêu dùng có ngân sách bị hạn chế.
Câu 25: Kinh tế học là bộ môn khoa học nghiên cứu chủ yếu về:
A. Cách xã hội phân bổ và sử dụng những nguồn lực khan hiếm
B. Cách điều hành một doanh nghiệp để thành công
C. Cách mà chính phủ sử dụng để chuyển một hàng hoá khan hiếm thành một hàng hoá thông thường
D. Cách tạo ra tiền trên thị trường chứng khoán
Câu 26: Đường bàng quan lõm vào hướng gốc toạ độ bởi vì:
A. Khi cá nhân tiêu dùng nhiều thêm một loại hàng hoá cụ thể, giá trị tăng thêm trên 1 đơn vị hàng hoá sẽ ít đi.
B. Sự kết hợp nhiều hơn về số lượng của 2 loại hàng hoá hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.
C. Chúng dốc xuống, không dốc lên.
D. Lợi ích biên của hàng hoá tăng thêm là âm dưới mức tiêu dùng cụ thể.
Câu 27: Khi di chuyển dọc theo đường cầu (có dạng đường thẳng), độ co giãn của cầu theo giá (giá trị tuyệt đối) sẽ:
A. Giảm, sau đó sẽ tăng
B. Giảm
C. Tăng
D. Không thay đổi
Câu 28: Đường bàng quan biểu thị tất cả các kết hợp của 2 loại hàng hoá mà nó thu được:
A. Cùng mức lợi ích biên.
B. Các mức thoả mãn khác nhau.
C. Lợi ích âm hay bằng không đối với khách hàng.
D. Cùng một mức thoả mãn
Câu 29: Độ co giãn của cầu theo giá được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho:
A. Trị tuyệt đối của sự thay đổi của giá
B. Phần trăm thay đổi của giá của hàng hoá có liên quan
C. Trị tuyệt đối của sự thay đổi của lượng cầu
D. Phần trăm thay đổi của giá
Câu 30: Thâm hụt ngân sách liên bang Hoa Kỳ năm 1993 là hơn 4000 tỷ đô la. Phát biểu này:
A. Thuộc về kinh tế học thực chứng
B. Thuộc về kinh tế học chuẩn tắc
C. Không có ý nghĩa
D. Là sự lặp lại không cần thiết
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT