Chuyên đề Địa Lí 12 năm 2023

Tài liệu chuyên đề Địa Lí 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Địa Lí 12.

Chuyên đề Địa Lí 12 gồm Kiến thức trọng tâm, Bổ trợ kiến thức ôn luyện thi THPTQG và 5 đề kiểm tra minh họa được biên soạn với đầy đủ các mức độ.

Chủ đề 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Mục tiêu

* Kiến thức

+ Biết được bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và quá trình hội nhập quốc tế của nước ta.

+ Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở đất nước ta.

+ Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta.

* Kĩ năng

+ Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội kiến thức mới.

+ Đọc và phân tích biểu đồ, bảng số liệu.

+ Liên hệ thực tiễn để tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.

I. Lí thuyết trọng tâm

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội

a. Bối cảnh

- Đất nước thống nhất.

- Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, hậu quả chiến tranh, lạm phát trầm trọng.

- Tình hình trong nước và quốc tế phức tạp.

b. Diễn biến

- Manh nha từ năm 1979, từ nông nghiệp lan sang công nghiệp, dịch vụ.

- Được khẳng định tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986).

- Ba xu thế

         + Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.

         + Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

         + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

c. Thành tựu

- Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, kiềm chế được lạm phát.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) khá cao.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực

a. Bối cảnh

- Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, vừa tạo thời cơ, vừa tạo thách thức.

- Dấu mốc

         + Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì đầu năm 1995.

         + Gia nhập ASEAN năm 1995.

         + Tham gia diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996.

         + Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998.

         + Gia nhập WTO tháng 1 - 2007.

         + Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP năm 2016.

         + Tính đến năm 2011 nước ta có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia; quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

b. Thành tựu

- GDP tăng trưởng nhanh.

- Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài như: vốn ODA, FDI, FPI,...

- Hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực được đẩy mạnh.

- Ngoại thương phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.

c. Định hướng chính

- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.

- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.

- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.

- Có các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội và các mặt trái của kinh tế thị trường.

II. Hệ thống câu hỏi ôn luyện

* Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Nước ta đi lên từ một nước chủ yếu là

A. nông nghiệp.             B. ngư nghiệp.

C. lâm nghiệp.               D. công nghiệp nhẹ.

Câu 2. Đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ

A. năm 1976.                 B. năm 1986.

C. năm 1996.                 D. năm 2006.

Câu 3. Công cuộc Đổi mới của nước ta không phải diễn ra theo xu thế

A. dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.                

B. phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.                                       

D. tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 4. Để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới, nước ta phải

A. tăng nhanh tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP.

B. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạị hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. 

C. thực hiện đầy đủ những cam kết của lộ trình AFTA.                                   

D. tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.

Câu 5. Công cuộc Đổi mới ở nước ta diễn ra trước tiên trong lĩnh vực

A. công nghiệp.              B. dịch vụ.

C. du lịch                       D. nông nghiệp.

Câu 6. Biểu hiện rõ nhất thể hiện tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta trước thời kỳ Đổi mới là

A. nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.                             

B. lạm phát kéo dài và có thời kì luôn ở mức 3 con số.                                    

C. sản xuất bị đình trệ, cung cầu mất cân đối.         

D. tốc độ tăng trưởng GDP rất thấp.

Câu 7. Xu thế toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho nước ta

A. có thể cạnh tranh với các nền kinh tế khác

B. tham gia các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. 

C. đổi mới toàn diện hệ thống kinh tế - xã hội.

D. tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài.

Câu 8. Thành tựu kinh tế được đánh giá là to lớn nhất ở nước ta sau hơn 30 năm Đổi mới là

A. cơ cấu ngành kinh thế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh.                        

C. kinh tế tăng trưởng liên tục.                                

D. sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng giảm.

Câu 9. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa được coi là một trong những

A. xu thế của công cuộc Đổi mới.

B. định hướng của công cuộc Đổi mới.    

C. giải pháp quan trọng của Đổi mới.

D. thành tựu quan trọng của Đổi mới.

Câu 10. Tham gia hội nhập khu vực và quốc tế làm cho nền kinh tế nước ta

A. ở vào thế cạnh tranh quyết liệt với các nước.

B. đứng trước những thách thức gay gắt. 

C. có nhiều thời cơ và vận hội mới.

D. có nhiều thời cơ nhưng cũng nhiều thách thức.

Câu 11. Xu thế đổi mới ở nước ta không phải là

A. tăng cường phát triển kinh tế theo hướng tập trung kế hoạch hóa.              

B. dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.                

C. tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước.    

D. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 12. Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ từ đầu năm

A. 1985.                         B. 1995.

C. 2005.                         D. 2015.

Câu 13. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ

A. tháng 1/1986.            B. tháng 1/2005.

C. tháng 1/1995.            D. tháng 1/2007.

Câu 14. Việt Nam là thành viên của ASEAN từ năm

A. 1985.                         B. 1995.

C. 2005.                         D. 2015.

Câu 15. Hai sự kiện lớn diễn ra năm 1995 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta là

A. gia nhập ASEAN và tham gia lộ trình AFTA.   

B. bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì và gia nhập ASEAN.                        

C. bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì và gia nhập APEC.                            

D. gia nhập ASEAN và trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới.

Câu 16. Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hoá là

A. tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài về vốn.

B. tranh thủ nguồn lực thế giới về công nghệ.        

C. khả năng tiếp cận được thị trường thế giới và khu vực.                               

D. bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.

Câu 17. Thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được biểu hiện

A. tỉ trọng của khu vực nông nghiệp giảm, của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh.

B. vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển. 

C. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.             

D. hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp phát triển mạnh.

Câu 18. Trong cơ cấu kinh tế thời kì Đổi mới, tỉ trọng tăng nhanh nhất thuộc về khu vực

A. công nghiệp và dịch vụ.

B. nông nghiệp và lâm nghiệp.

C. công nghiệp và xây dựng.

D. ngư nghiệp và dịch vụ.

Câu 19. Xu thế phát triển nền kinh tế - xã hội của nước ta do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đưa ra không phải là

A. dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.                

B. phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. tăng cường phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.  

D. tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 20. Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế nước ta trong các năm qua là

A. vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.

B. dân cư và nguồn lao động.

C. vốn đầu tư và kĩ thuật, công nghệ nước ngoài.

D. những đổi mới trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Câu 21. Ảnh hưởng trực tiếp của vấn đề toàn cầu hóa đối với nước ta không phải là

A. cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài như vốn, kĩ thuật, công nghệ, thị trường.

B. tạo ra những thách thức về giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. 

C. đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới.                      

D. tạo điều kiện cho nước ta được hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.

Câu 22. Thành công nào sau đây của nước ta không phải là thành tựu trực tiếp của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực?

A. Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

B. Đẩy mạnh hợp tác toàn diện.

C. Giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc.

D. Ngoại thương phát triển mạnh.

................................

................................

................................

Xem thêm Chuyên đề lớp 12 các môn học hay, chọn lọc khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học