Tổng hợp, hướng dẫn cách rèn luyện kỹ năng Địa Lí (hay, chi tiết)

Kĩ năng địa lí là một phần quan trọng trong chương trình địa lí giúp cho học sinh biết cách trình bày biểu đồ, cách phân tích và nhận xét bảng số liệu, cách đọc Atlat địa lí, .....

Với mục đích mong muốn giúp học sinh rèn luyện và luyện tập các kỹ năng địa lí, VietJack biên soạn loạt bài Tổng hợp các cách rèn luyện các kỹ năng địa lí cơ bản, quan trọng. Hi vọng qua loạt bài này, học sinh nắm được các cách làm phần bài tập về kĩ năng môn Địa Lí từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí.

1. Dấu hiệu nhận biết

- Khả năng thể hiện: Biểu đồ cột là biểu đồ thể hiện được quy mô, số lượng, sản lượng, khối lượng của các đối tượng khi đề bài thường yêu cầu thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương qua các đại lượng,…

- Dấu hiệu nhận biết

+ Thường xuất hiện các cụm từ: tình hình, so sánh, sản lượng, quy mô.

+ Mốc thời gian: thường >= 4 năm (cột ghép =< 3 năm) và 1 năm cho các đối tượng (các vùng kinh tế, tỉnh, nhóm sản phẩm,…).

+ Đơn vị thường là: người/kg, triệu tấn, triệu ha, USD/người, người/km2,…

- Một số dạng biểu đồ cột thường gặp: cột đơn, cột chồng, cột ghép (nhóm) và biểu đồ thanh ngang.

2. Cách vẽ biểu đồ cột

Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

- Quan sát BSL để tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất để xây dựng hệ trục tọa độ.

- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.

- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lí chiều cao trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.

Bước 2: Vẽ biểu đồ

- Đánh số chuẩn trên trục tung phải cách đều nhau.

- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).

- Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 0,5-1,0 cm (trừ biểu đồ lượng mưa).

- Độ rộng các cột phải đều nhau.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

- Viết số liệu trên đỉnh cột, trong cột (nếu là cột chồng).

- Viết đơn vị vào trục tung và trục hoành.

- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

* Lưu ý:

- Khoảng cách năm thật chính xác (nếu các địa điểm thì đều nhau).

- Không dùng các nét đứt để nối sang trục tung gây rườm rà, cột sẽ bị cắt.

- Trong một số trường hợp đặc biệt có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ.

3. Cách nhận xét biểu đồ cột

* Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)

Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? tăng giảm bao nhiêu?

Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục).

Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục.

Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.

* Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm)… (hai yếu tố trở lên)

- Nhận xét xu hướng chung.

- Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn).

- Kết luận (có thể so sánh, tìm yếu tố liên quan giữa hai cột).

- Có một vài giải thích và kết luận.

* Trường hợp cột là các vùng, các nước,…

- Nhận xét chung nhất về bảng số liệu.

- Sắp xếp theo tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì,… thấp nhất (cần chi tiết).

- So sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi,…

- Kết luận và giải thích.

* Trường hợp cột là lượng mưa (biểu đồ khí hậu)

- Nhận xét chung về tổng lượng mưa và đánh giá tổng lượng mưa.

- Sự phân mùa của biến trình mưa (mùa mưa, mùa khô từ tháng nào đến tháng nào? Tổng lượng mưa trong mùa mưa/khô).

- Tháng mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng khô nhất, mưa bao nhiêu?

- So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất (có thể có hai tháng mưa nhiều và hai tháng mưa ít).

- Đánh giá biểu đồ thể hiện vị trí địa điểm thuộc miền khi hậu nào? (căn cứ vào mùa mưa tập trung; tháng mưa nhiều hay dàn trải, tháng mưa ít; kết hợp cùng sự biến thiên nhiệt độ để xác định vị trí).

4. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ cột

- Các yếu tố chính trên biểu đồ

+ Thiếu số liệu trên cột, thiếu đơn vị ở trục tung và trục hoành.

+ Thiếu số 0 ở gốc tọa độ.

+ Chia sai khoảng cách năm ở trục hoành, sai tỉ lệ ở trục tung.

+ Độ rộng các cột khác nhau, cùng một đối tượng nhưng có kí hiệu khác nhau.

- Các yếu tố phụ ngoài biểu đồ: thiếu tên biểu đồ hoặc bảng chú giải.

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột cực hay, chi tiết

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột cực hay, chi tiết

5. Một số bài tập minh họa về biểu đồ cột

Bài tập 1 : Cho bảng số liệu sau:

NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LA TINH, NĂM 2017 (Đơn vị: Tỉ USD)

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột cực hay, chi tiết

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình nợ nước ngoài của một số quốc gia Mĩ Latinh, năm 2017.

b) Nhận xét và giải thích.

ướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột cực hay, chi tiết

TÌNH HÌNH NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LA TINH, NĂM 2017

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Nhìn chung, các quốc gia khu vực Mĩ Latinh nợ nước ngoài khá nhiều.

- Bra-xin có nợ nước ngoài lớn nhất (543 tỉ USD), tiếp đến là Mê-hi-cô (441.6 tỉ USD), Ac-hen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la,… và Ha-mai-ca nợ nước ngoài thấp nhất (14.7 tỉ USD).

- Chênh lệch giữa quốc gia nợ nước ngoài nhiều nhất và ít nhất là 36,9 lần; giữa nước nhiều nhất và nhiều thứ 2 là 1,2 lần.

* Giải thích

- Các quốc gia thuộc khu vực Mĩ Latinh là các nước đang phát triển nên nợ nước ngoài nhiều để phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế.

- Các nước lớn có nợ nước ngoài lớn hơn các quốc gia có diện tích, dân số thấp do nhu cầu về phát triển nền kinh tế, các chi phí xã hội - môi trường,… lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra còn do chính sách của từng quốc gia, nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.

............

1. Dấu hiệu nhận biết

- Khả năng thể hiện: Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi, biến động, gia tăng và phát triển của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.

- Dấu hiệu nhận biết

+ Thường xuất hiện cụm từ: sự phát triển, tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển.

+ Mốc thời gian: >= 4 năm.

+ Đơn vị: xử lí số liệu về %, rất ít trường hợp vẽ số liệu thô (chưa qua xử lí).

- Các loại biểu đồ dạng đường :

+ Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.

+ Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.

2. Cách vẽ biểu đồ đường

Bước 1 : Phân tích, xử lí bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

- Xử lí bảng số liệu, chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối trong trường hợp yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng, tốc độ gia tăng, nhịp độ tăng trưởng,…

Công thức: Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm sau / Giá trị năm gốc x 100% (Năm gốc là năm được lấy làm mốc, 100%).

- Phân tích bảng số liệu đã xử lí (tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất) để xây dựng hệ tọa độ.

- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.

- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lí chiều cao trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.

Bước 2 : Vẽ biểu đồ

- Đánh số chuẩn trên trục tung phải cách đều nhau.

- Chia khoảng cách năm ở trục hoành đúng và hợp lí.

- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).

- Năm đầu tiên chính là trục tung (không có khoảng cách như biểu đồ cột).

- Nối các điểm bằng các đoạn thẳng (nên hoàn thành từng đường nhằm tránh nối nhầm).

Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ

- Ghi số liệu tại các điểm (nếu các đường quá gần nhau thì không nhất thiết phải ghi).

- Viết đơn vị vào trục tung và trục hoành.

- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

* Lưu ý :

- Không dùng các nét đứt để nối sang trục tung gây rườm rà, cột sẽ bị cắt.

- Đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ.

- Không dùng chung một kí hiệu cho nhiều đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.

3. Cách nhận xét biểu đồ đường

* Trường hợp thể hiện một đối tượng

- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối tượng tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu?

- Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không?

- Hai trường hợp:

+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.

+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.

- Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.

* Trường hợp cột có hai đường trở lên

- Nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c, d.

- Tiến hành so sánh (cao, thấp,…), tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.

- Kết luận và giải thích.

4. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ đường

- Các yếu tố chính trên biểu đồ

+ Thiếu số liệu trên đường, thiếu đơn vị ở trục tung và trục hoành.

+ Thiếu số 0 ở gốc tọa độ.

+ Chia sai khoảng cách năm ở trục hoành, sai tỉ lệ ở trục tung.

- Các yếu tố phụ ngoài biểu đồ: thiếu tên biểu đồ hoặc bảng chú giải.

- Mốc thời gian đầu tiên không gắn liền với trục tung, dùng đường nét cong để nối một đối tượng có giá trị khác nhau.

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột cực hay, chi tiết

5. Một số bài tập minh họa về biểu đồ đường

Bài tập 1 : Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC

THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột cực hay, chi tiết

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ phát triển của tổng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta, giai đoạn 1990 - 2015?

b) Nhận xét và giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

* Xử lí số liệu

- Công thức: Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm trước / giá trị năm gốc x 100%.

- Lấy năm 1990 là 100%, áp dụng công thức trên. Ta tính được bảng sau:

TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC

THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015 (Đơn vị: %)

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột cực hay, chi tiết

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

* Vẽ biểu đồ

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột cực hay, chi tiết

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều có xu hướng tăng liên tục qua các năm.

- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (254%), tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người (182,9%) và dân số có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (138,9%).

- Giai đoạn 1990 - 2015, sản lượng lương thực tăng nhanh và tăng thêm 30618,6 nghìn tấn; dân số tăng thêm 25715 nghìn người và bình quân lương thực đầu người tăng 249,5 kh/người.

* Giải thích

- Sản lượng lương thực tăng nhanh là do sự phát triển của cơ giới hóa trong nông nghiệp, việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa có chất lượng cao,… sản lượng lương thực tăng nhanh đã làm cho bình quân lương thực tăng theo.

- Dân số tăng do qui mô dân số ở nước ta lớn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn ở mức cao so với nhiều nước trên thế giới.

.............

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới: