Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 6)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2023 - 2024
Bài thi môn: Địa Lí
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Trung du, đồng bằng.
B. Trung du, miền núi.
C. Gần cửa sông, suối.
D. Duyên hải, đồng bằng.
Câu 2. Dân số ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào sau đây?
A. Văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm trong tương lai.
B. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh và môi trường.
C. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí và tài nguyên.
D. Các vấn đề trật tự an ninh, văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị.
Câu 3. Biết dân số nước ta 12/2020 là 97680,5 nghìn người và diện tích cả nước là 331212 km2. Vậy mật độ dân số của cả nước năm 2021 là
A. 293 người/km2.
B. 295 người/km2.
C. 294 người/km2.
D. 292 người/km2.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít.
B. Nguồn lao động dồi dào và tăng khá nhanh.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không phải thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới?
A. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng và miền còn lớn.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực, hiện đại hóa.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, khá vững chắc.
D. Hội nhập nền kinh tế khu vực, toàn cầu diễn ra nhanh.
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
A. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung Nhà nước và hợp tác xã.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
D. Từ nền kinh tế chủ yếu là Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 7. Nguyên nhân tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp là do
A. sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế của nông nghiệp.
B. cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp.
C. thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ ngành chăn nuôi.
D. sinh vật là nguồn cung cấp hữu cơ chủ yếu cho để tăng độ phì.
Câu 8. Hiện nay nhà nước đang khuyến khích vấn đề nào sau đây?
A. Tăng cường độc canh cây lúa nước để xuất khẩu gạo.
B. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang nông nghiệp.
C. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
D. Đưa dân vào làm việc trong hợp tác xã nông nghiệp.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu ở nước ta ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp là do
A. các giống gia súc và gia cầm có chất lượng thấp.
B. diện tích đất chăn nuôi ít nên chăn nuôi khó phát triển.
C. ít có nhiều đồng cỏ rộng, nguồn thức ăn còn thiếu.
D. cơ sở vật chất cho chăn nuôi đã được cải thiện nhiều.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng thủy sản ở nước ta tăng khá mạnh là do
A. số lượng tàu thuyền, công suất tàu ngày càng tăng.
B. tăng cường việc đánh bắt gần bờ và hạn chế xa bờ.
C. người lao động có tay nghề đánh bắt cá tăng lên.
D. số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá tăng.
Câu 11. Nền công nghiệp nước ta có cơ cấu đa ngành, chủ yếu nhờ vào đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiều tài nguyên có giá trị cao.
B. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
C. Tài nguyên có trữ lượng rất lớn.
D. Nguồn tài nguyên phân bố rộng.
Câu 12. Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Bắc Ninh.
B. Thái Nguyên.
C. Quảng Ninh.
D. Cao Bằng.
Câu 13. Các hoạt động dịch vụ không tạo ra các mối liên hệ giữa
A. các vùng trong nước.
B. các ngành sản xuất.
C. nước ta với nước ngoài.
D. sự phân bố dân cư.
Câu 14. Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào sau đây thấp nhất?
A. Đương sông.
B. Đường ô tô.
C. Đường hàng không.
D. Đường biển.
Câu 15. Tài nguyên du lịch nào sau đây không phải là tài nguyên du lịch nhân văn?
A. Văn hóa dân gian.
B. Các vườn quốc gia.
C. Các công trình kiến trúc.
D. Các di tích lịch sử.
Câu 16. Sự khác nhau cơ bản giữa tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc không phải là
A. độ cao.
B. sông ngòi.
C. hướng núi.
D. khí hậu.
Câu 17. Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh sau khai khoáng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Nhiệt điện.
B. Hàng tiêu dùng.
C. Thuỷ điện.
D. Chế biến gỗ.
Câu 18. Về điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng gặp khó khăn nào sau đây?
A. Địa hình bị chia cắt.
B. Xuất hiện nhiều bão lớn.
C. Gió tây khô nóng.
D. Thời tiết bất thường.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với thế mạnh kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng?
A. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng hàng đầu cả nước.
B. Lao động có chuyên môn kĩ thuật tập trung phần lớn ở nông thôn.
C. Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước.
D. Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống.
Câu 20. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là
A. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và nuôi đại gia súc.
B. sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch và cây hàng năm.
C. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực và trồng cây lâu năm.
D. trồng cây công nghiệp hàng năm, lâm sản và đánh bắt hải sản.
Câu 21. Vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ không có vai trò nào sau đây?
A. Cầu nối giữa nền kinh tế miền Nam với Bắc đất nước.
B. Cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Thái Lan và ngược lại.
C. Là vùng có nền kinh tế phát triển bậc nhất ở nước ta.
D. Cửa ngõ ra biển, đại dương của Trung Lào và ngược lại.
Câu 22. Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. đất trống, đồi núi trọc còn nhiều.
B. quỹ đất nông nghiệp hạn chế.
C. đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
D. vùng đồng bằng có độ dốc lớn.
Câu 23. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay là
A. đất đai thoái hoá.
B. đất badan màu mỡ.
C. khí hậu phân hóa.
D. khô hạn kéo dài.
Câu 24. Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là
A. nơi có nền văn hóa đa dạng, phức tạp.
B. hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
C. trình độ của nguồn lao động còn thấp.
D. có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.
Câu 25. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư - xã hội vùng Đông Nam Bộ?
A. Thị trường tiêu nhỏ do đời sống nhân dân ở mức cao.
B. Dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số khá cao.
C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn.
D. Có sức hút với nguồn lao động lành nghề của cả nước.
Câu 26. Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. lao động.
B. thuỷ lợi.
C. giống cây trồng.
D. bảo vệ rừng.
Câu 27. Phương hướng nào sau đây không thích hợp với việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa ở Đông Nam Bộ?
A. Xây dựng Bà Rịu - Vũng Tàu thành cơ sở dịch vụ lớn nhất về khai thác dầu khí và ngưng hoạt động du lịch ở đây.
B. Đẩy mạnh việc khai thác tài ngyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
C. Xây dựng các tổ hợp sản xuất khí - điện - đạm, phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí.
D. Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
Câu 28. Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu nào sau đây?
A. Vận tải thủy, du lịch, bưu chính viễn thông.
B. Khách sạn, nhà hàng, thương mại, du lịch.
C. Thương mại, tài chính ngân hàng, bưu chính.
D. Xuất nhập khẩu, vận tải đường thủy, du lịch.
Câu 29. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là
A. dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu.
B. nhiều cửa sông, đầm, phá và vùng biển rộng thuận lợi đánh bắt thủy hải sản.
C. suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp và khí hậu tốt.
D. nằm gần các tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế trên Biển Đông.
Câu 30. Nguyên nhân chủ yếu khiến nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và đảo là do
A. đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
B. khẳng định chủ quyền trên các vùng biển và đảo.
C. hệ thống tiền tiêu nước ta tiến ra biển và đại dương.
D. phát triển dịch vụ hàng hải, nghề cá gần và xa bờ.
Câu 31. Căn cứ vào Atltat Việt Nam trang 4 - 5, cho biết nước ta là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các quốc gia nào sau đây?
A. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.
B. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc.
C. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc
D. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.
Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào?
A. Bình Định.
B. Ninh Thuận.
C. Khánh Hòa.
D. Phú Yên.
Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết crôm có ở nơi nào sau đây?
A. Cổ Định.
B. Quỳ Châu.
C. Thạch Khê.
D. Tiền Hải.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết hai tỉnh có số lượng trâu và bò lớn nhất nước ta?
A. Quảng Ngãi, Thanh Hóa.
B. Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Nghệ An, Quảng Nam.
D. Thanh Hóa, Bình Định.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Hải Phòng không có ngành chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây?
A. Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều.
B. Rượu, bia, nước giải khát.
C. Đường sữa, bánh kẹo.
D. Sản phẩm chăn nuôi.
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết mặt hàng nào sau đây có tỉ trọng giá trị nhập khẩu lớn nhất của nước ta năm 2007?
A. Máy móc, thiết bị, phụ tùng.
B. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
C. Nguyên, nhiên, vật liệu.
D. Hàng tiêu dùng.
Câu 37. Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015
(Đơn vị: %)
Năm |
1990 |
1995 |
2005 |
2010 |
2017 |
Nông - lâm -ngư nghiệp |
38,7 |
27,2 |
25,8 |
21,0 |
18,4 |
Công nghiệp - xây dựng |
22,7 |
28,8 |
32,5 |
41,0 |
38,3 |
Dịch vụ |
38,6 |
44,0 |
41,7 |
38,0 |
43,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 - 2017?
A. Tỉ trọng dịch vụ hiện nay chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP của cả nước.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
C. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.
D. Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất và đang giảm.
Câu 38. Cho biểu đồ sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2014
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta?
A. Các loại cây trồng tăng liên tục qua các năm.
B. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh nhất.
C. Câylương thực có hạt tăng nhưng biến động.
D. Cây công nghiệp hàng năm tăng chậm nhất.
Câu 39. Cho biểu đồ về hộ nghèo phân theo vùng
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu hộ nghèo phân theo vùng ở nước ta năm 2010 và năm 2016.
B. Tình hình phát triển hộ nghèo phân theo vùng ở nước ta năm 2010 và năm 2016.
C. Tốc độ tăng trưởng hộ nghèo phân theo vùng nước ta năm 2010 và năm 2016.
D. Chuyển dịch cơ cấu hộ nghèo phân theo vùng nước ta năm 2010 và năm 2016.
Câu 40. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG DÂN SỐ, DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm |
2000 |
2005 |
2010 |
2015 |
2017 |
Tổng số |
77.630,9 |
82.392,1 |
86.947,4 |
92.228,6 |
94.286,0 |
Thành thị |
18.725,4 |
22.332,0 |
26.515,9 |
30.881,9 |
31.928,3 |
Nông thôn |
58.905,5 |
60.060,1 |
60.431,5 |
61.346,7 |
62.357,7 |
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 - 2017, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ kết hợp.
------------------ HẾT ------------------
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo Dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
1 - B |
2 - A |
3 - B |
4 - D |
5 - A |
6 - D |
7 - B |
8 - C |
9 - C |
10 - A |
11 - B |
12 - C |
13 - D |
14 - C |
15 - B |
16 - B |
17 - C |
18 - D |
19 - B |
20 - A |
21 - C |
22 - B |
23 - D |
24 - C |
25 - A |
26 - B |
27 - A |
28 - D |
29 - C |
30 - A |
31 - D |
32 - C |
33 - A |
34 - B |
35 - A |
36 - C |
37 - D |
38 - A |
39 - A |
40 - B |
Câu 9
Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là do không có nhiều đồng cỏ rộng lớn, nguồn thức ăn cho chăn nuôi còn chưa đảm bảo và các cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém.
Chọn C.
Câu 17
Ngành công nghiệp phát triển mạnh sau khai khoáng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là thủy điện, tiếp đến là công nghiệp nhiệt điện phát triển mạnh ở khu vực Đông Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.
Chọn C.
Câu 18
Về điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng gặp khó khăn lớn nhất là sự thất thường về các điều kiện nhiệt, ẩm.
Chọn D.
Câu 19
Thế mạnh kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng là: Nguồn lao động dồi dào, chất lượng hàng đầu cả nước. Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước và là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống.
Chọn B.
Câu 21
Nhờ có vị trí cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam, giữa Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào với biển Đông nên Bắc Trung Bộ là khu vực trung chuyển khối lượng hành khách và hàng hóa rất lớn. Đây không phải là vùng có nền kinh tế phát triển bậc nhất nước ta.
Chọn C.
Câu 22
Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là quỹ đất nông nghiệp hạn chế do vùng hẹp ngang, nhiều đồi núi ăn sát ra biển.
Chọn B.
Câu 23
Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay là mùa khô kéo dài, dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sinh hoạt và sản xuất.
Chọn D.
Câu 24
Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là nguồn lao động hạn chế về trình độ do vùng này là nơi cư trú chủ yếu của người đồng bào các dân tộc ít người như Cơ-ho, Ê-đê, Ba-na,…
Chọn C.
Câu 25
Đặc điểm của vùng Đông Nam Bộ là dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn và Đông Nam Bộ cũng là vùng có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Chọn A.
Câu 37
Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2017 như sau:
- Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư có xu hướng giảm mạnh (giảm 20,3%), ngành công nghiệp - xây dụng tăng nhanh nhất (tăng thêm 15,6%), ngành dịch vụ tăng (4,7%). Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa => Đáp án B và C đúng.
- Tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất (43,3%), tiếp đến là ngành công nghiệp - xây dựng (38,3%) và ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất (18,4%) => Đáp án A đúng và đáp án D sai.
Chọn D.
Câu 38
Nhìn vào biểu đồ và so sánh sự tăng trưởng của các loại cây.
- Cây công nghiệp lâu năm tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là cây ăn quả, sau đó là cây lương thực có hạt, chậm nhất là cây công nghiệp hàng năm.
- Các cây không tăng liên tục: cây công nghiệp hàng năm và cây lương thực có hạt; các cây tăng trưởng liên tục qua các năm: cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.
=> Đáp án B, C, D đúng và đáp án A sai.
Chọn A.
Câu 39
Căn cứ vào biểu đồ (2 hình tròn khác nhau về bán kính), bảng chú giải => Biểu đồ thể hiện nội dung: Quy mô và cơ cấu hộ nghèo phân theo vùng ở nước ta năm 2010 và năm 2016.
Chọn A.
Câu 40
- Căn cứ vào bảng số liệu: 2 đối tượng (thành thị, nông thôn), 5 mốc năm.
- Yêu cầu đề bài: thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số,…
-> Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 - 2015.
Chọn B.
Xem thêm các đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa Lí có đáp án hay khác:
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 7)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 8)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 9)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 10)
- Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 1)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)