Bài tập phân tích và nhận xét bảng số liệu địa lí có lời giải

Tải xuống

A. LÝ THUYẾT

1. Phân tích, đánh giá và xử lí tổng quan về bảng số liệu

- Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (tấn, tạ, triệu, ha, tỉ kwh, tỉ đồng,…) hoặc đơn vị tương đối (%). Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tương đối để nhận xét và phân tích sâu hơn.

- Hầu hết các bảng số liệu đều có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ cấu của đối tượng.

+ Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của đối tượng.

+ Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên trong của đối tượng.

+ Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều thời gian.

2. Cách nhận xét và phân tích bảng số liệu - Kết hợp số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích, giải thích

- Trong quá trình phân tích bảng số liệu cần kết hợp hai đại lượng (tương đối và tuyệt đối) để minh hoạ bài nhận xét, phân tích.

- Trong quá trình phân tích cần sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng.

- Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.

- Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra những nguyên nhân, lý do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về phương diện thời gian và không gian của đối tượng.

3. Nguyên tác nhận xét, phân tích bảng số liệu - Đi từ tổng quát đến chi tiết và từ khái quát đến cụ thể

Nguyên tác nhận xét, phân tích bảng số liệu:

+ Khái quát nhất: giá trị tổng thể, các giá trị trung bình.

+ Cụ thể: giá trị cực đại, cực tiểu, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (tăng hay giảm, gấp bao nhiêu lần hoặc phần trăm so với tổng số).

B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ, HỒ TIÊU NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2017

Năm

Cà phê

Hồ tiêu

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2010

554,8

1100,5

51,3

105,4

2014

641,2

1408,4

85,6

151,6

2015

643,3

1453,0

101,6

176,8

2017

664,6

1529,7

152,0

241,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét tình hình sản xuất cà phê, hồ tiêu ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2017?

b) Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh. Nêu ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Hướng dẫn trả lời

a) Nhận xét

Nhận xét tình hình sản xuất cà phê, hồ tiêu ở nước ta giai đoạn 2010 - 2017.

- Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê, hồ tiêu tăng.

+ Cà phê: diện tích tăng 109,8 nghìn ha; sản lượng tăng 429,2 nghìn tấn.

+ Hồ tiêu: diện tích tăng 100,7 nghìn ha; sản lượng tăng 136,1 nghìn tấn.

- Tốc độ tăng diện tích, sản lượng, năng suất khác nhau:

+ Cà phê: diện tích tăng 119,8%; sản lượng tăng 139,0%.

+ Hồ tiêu: diện tích tăng 296,3%; sản lượng tăng 229,1%.

+ Năng suất: cà phê tăng từ 1983,6 kg/ha (2010) lên 2301,7 kg/ha (2017); hồ tiêu giảm từ 2054,6kg/ha (2010) xuống còn 1588,8 kg/ha (2017).

b) Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh. Nêu ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

* Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh

- Quy hoạch chặt chẽ, có cơ sở khoa học các vùng chuyên canh.

- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

- Đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến.

* Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Tận dụng tài nguyên, phát triển nông nghiệp hàng hóa.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lãnh thổ.

- Khai thác thế mạnh của vùng núi, tạo nhiều việc làm.

- Đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao vị thế của vùng.

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: Triệu ha)

Năm

1985

1995

2005

2013

Đông Nam Á

3,4

4,9

6,4

9,0

Thế giới

4,2

6,3

9,0

12,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 - 2013?

b) Giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Nhận xét

- Diện tích cây cà phê ở Đông Nam Á và trên thế giới ngày càng tăng (Đông Nam Á tăng thêm 5,6 nghìn ha; thế giới tăng thêm 7,8 nghìn ha).

- Diện tích cây cà phê ở Đông Nam Á tăng chậm hơn thế giới (264,7% so với 285,7%).

- Tỉ trọng cây cà phê ở Đông Nam Á lên tới 75% (2013), còn lại các khu vực khác trên thế giới chỉ chiếm 25% diện tích cây cà phê. Tuy nhiên, so với năm 1985 thì giảm 6%.

b) Giải thích

- Diện tích cây cà phê ngày càng tăng do nhu cầu của thị trường về sản phẩm cây cà phê ngày càng lớn nên nhiều quốc gia mở rộng diện tích, trong đó có khu vực Đông Nam Á.

- Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện về tự nhiên (đất badan, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,…) và dân cư, xã hội thuận lợi để đẩy mạnh phát triển cây cà phê.

- Tỉ trọng diện tích cây cà phê ở khu vực Đông Nam Á giảm là do một số khu vực khác trên thế giới đẩy mạnh mở rộng diện tích như Bra-xin, Ấn Độ, châu Phi,…

Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm

Tổng số

Lúa đông xuân

Lúa hè thu và thu đông

Lúa mùa

2005

35832,9

17331,6

10436,2

8065,1

2016

43609,5

19404,4

15010,1

9195,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét tình hình sản xuất lúa ở nước ta, năm 2005 và năm 2016?

b) Giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Nhận xét

- Sản lượng lúa nước ta có xu hướng tăng lên và tăng thêm 7776,6 nghìn tấn. Trong đó, lúa đông xuân tăng thêm 2072,8 nghìn tấn; lúa hè thu và thu đông tăng 4573,9 nghìn tấn và lúa mùa tăng thêm 1129,9 nghìn tấn.

- Tỉ trọng sản lượng lúa phân theo mùa vụ có sự thay đổi:

+ Lúa đông xuân luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (44,5%) nhưng có xu hướng giảm (giảm 3,9%).

+ Lúa hè thu và thu đông có xu hướng tăng nhanh và tăng thêm 5,3%.

+ Lúa mùa luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm (giảm 1,4%).

Năm

Tổng số

Lúa đông xuân

Lúa hè thu và thu đông

Lúa mùa

2005

100,0

48,4

29,1

22,5

2016

100,0

44,5

34,4

21,1

b) Giải thích

- Sản lượng lương thực tăng lên là do việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong sản xuất lúa. Đồng thời, đẩy mạnh việc mở rộng diện tích trồng lúa trên cả nước.

- Tỉ trọng lúa hè thu và thu đông tăng lên là do việc đẩy mạnh tăng vụ, đưa nhiều giống cây lúa có năng suất, chất lượng vào trong sản xuất,…

Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm

Tổng số

Chia ra

Khai thác

Nuôi trồng

2005

3466,8

1987,9

1478,9

2010

5142,7

2414,4

2728,3

2013

6019,7

2803,8

3215,9

2015

6549,7

3036,4

3513,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét tỉ trọng sản lượng thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015?

b) Giải thích sự thay đổi tỉ trọng sản lượng thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015?

Hướng dẫn trả lời

a) Nhận xét

- Xử lí số liệu:

+ Công thức: Sản lượng thủy sản thành phần = Sản lượng thủy sản thành phần / tổng số x 100%.

+ Áp dụng công thức, ta tính được bảng số liệu sau đây:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: %)

Năm

Tổng số

Chia ra

Khai thác

Nuôi trồng

2005

100,0

57,3

42,7

2010

100,0

46,9

53,1

2013

100,0

46,6

53,4

2015

100,0

46,4

53,6

- Sản lượng thủy sản ở nước ta ngày càng tăng và tăng thêm 3082,9 nghìn tấn. Trong đó, thủy sản khai thác tăng thêm 1048,5 nghìn tấn; thủy sản nuôi trồng tăng thêm 2034,4 nghìn tấn.

- Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn thủy sản nuôi trồng (152,7% so với 237,6%).

- Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng có sự thay đổi:

+ Nuôi trồng chiếm tỉ trọng lớn hơn khai thác (53,6% so với 46,4%).

+ Thủy sản khai thác có tỉ trọng giảm liên tục và giảm 10,9%.

+ Thủy sản nuôi trồng có tỉ trọng tăng liên tục và tăng 10,9%.

b) Giải thích

- Thủy sản nước ta tăng liên tục qua các năm là do các sản phẩm của ngành thủy sản ngày càng được ưu chuộng không chỉ trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu. Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta hiện nay.

- Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do hạn chế được các rủi ro của thị trường, thời tiết và có nhiều điều kiện để nuôi trồng thủy, hải sản (nước mặt, kênh rạch, ao, hồ, cửa sông, biển,…). Trong khi đó, thủy sản khai thác gần bờ ngày càng suy giảm; khai thác xa bờ còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng tàu thuyền, thời tiết (bão), đội ngũ đánh bắt,…

- Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh kéo theo tỉ trọng tăng nhanh, dần dần chiếm cao hơn thủy sản đánh bắt.

Bài tập 5: Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2018

Năm

1995

2000

2010

2014

2018

Số dân thành thị (triệu người)

14,9

18,8

26,5

30,0

32,6

Tỉ lệ dân thành thị (%)

20,8

24,2

30,1

33,1

34,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2018?

b) Giải thích tại sao dân thành thị nước ta những năm gần đây tăng nhanh?

Hướng dẫn trả lời

a) Nhận xét

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta có xu hướng tăng liên tục qua các năm.

- Dân số thành thị tăng thêm 17,7 triệu người với tốc độ tăng 218,7%.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng thêm 13,4% với tốc độ trung bình 0,6%/năm.

b) Giải thích

Dân thành thị nước ta những năm gần đây tăng nhanh là do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và một lượng lớn lao động từ các vùng nông thôn xuống các đô thị tìm kiếm việc làm, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Thủ Dầu Một,…

C. MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG LỢN CỦA NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ VÙNG, NĂM 2010 VÀ NĂM 2016

(Đơn vị: Nghìn con)

Cả nước/ Vùng \ Năm

2010

2016

Cả nước

27373,3

29075,3

Đồng bằng sông Hồng

7301,0

7414,4

Đồng bằng sông Cửu Long

3798,9

3803,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét tình hình chăn nuôi lợn ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2010 và năm 2016?

b) Giải thích tại sao chăn nuôi lớn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long kém phát triển hơn vùng Đồng bằng sông Hồng?

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2016

(Đơn vị: %)

Năm

1990

1995

2005

2010

2016

Nông - lâm - ngư nghiệp

38,7

27,2

25,8

21

18,4

Công nghiệp - xây dựng

22,7

28,8

32,5

41

28,3

Dịch vụ

38,6

44

41,7

38

43,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2016?

b) Giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phần theo khu vực kinh tế?

Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

Năm

2005

2007

2010

2016

Sản lượng (nghìn tấn)

3 467

4 200

5 143

6 804

- Khai thác

1 988

2 075

2 414

3 163

- Nuôi trồng

1 479

2 125

2 729

3 641

Giá trị sản xuất (tỉ đồng)

38 784

47 014

72 236

176 580

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét và giải thích về tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta, giai đoạn 2005 - 2016?

Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 (Đơn vị: Nghìn người)

Năm

2000

2005

2009

2016

Thành thị

18 725

22 332

25 585

30 035

Nông thôn

58 906

60 060

60 440

60 694

Tổng số

77 631

82 392

86 025

90 729

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2000 - 2016?

b) Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?

Bài tập 5: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH,

GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 (Đơn vị: Tỉ đồng)

Năm

2000

2005

2010

2016

Tổng số

129087,9

183213,6

540162,8

623220,0

Trồng trọt

101043,7

134754,5

396733,6

456775,7

Chăn nuôi

24907,6

45096,8

135137,2

156796,1

Dịch vụ nông nghiệp

3136,6

3362,3

8292,0

9648,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta phân theo ngành, giai đoạn 2000 - 2016?

Bài tập 6: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT - NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)

Năm

2010

2013

2014

2015

Xuất khẩu

72 236,7

132 032,9

150 217,1

162 016,7

Nhập khẩu

84 838,6

132 032,6

147 849,1

165 775,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét và giải thích tình hình xuất - nhập khẩu ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2015?

b) Giải thích tại sao những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển rất nhanh, khá bền vững?

Bài tập 7: Cho bảng số liệu sau:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: 0C)

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I

Nhiệt độ trung bình tháng VII

Nhiệt độ trung bình năm

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP.Hồ Chí Minh

25,8

27,1

26,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét và giải thích sự phân bố nền nhiệt độ trung bình ở nước ta?

b) Nền nhiệt độ trung bình ở nước ta phân bố theo quy luật nào? Giải thích?

Bài tập 8: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 (Đơn vị: Triệu USD)

Năm

2010

2015

2016

2018

Hàng nông nghiệp nặng và khoáng sản

22402,9

73519,7

81538,2

122383,9

Hàng nông nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

33336,9

64816,4

70523,7

90750,0

Hàng nông - lâm - thủy sản

16460,3

23676,3

24513,9

30557,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Tính tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018?

b) Nhận xét và giải thích về giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018?

Bài tập 9: Cho bảng số liệu sau:

LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA,

NĂM 2005 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: Nghìn người)

Năm

Tổng số

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

2005

42530,0

24369,7

7740,5

10419,8

2014

52774,5

24434,6

11293,7

17046,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, năm 2005 và năm 2014?

Bài tập 10: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP

CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

Năm

2005

2007

2010

2015

Tổng diện tích (nghìn ha), trong đó:

2496

2668

2809

2953

- Cây công nghiệp hàng năm

862

846

798

730

- Cây công nghiệp lâu năm

1634

1822

2011

2223

Giá trị sản xuất (nghìn tỉ đồng)

79

91

105

116

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005 - 2015. Giải thích?

Tải xuống

Xem thêm các bài viết giúp rèn luyện kỹ năng địa lí cực hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học