Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 2)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2023 - 2024

Bài thi môn: Địa Lí

Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Tải xuống

Câu 1. Các dân tộc ít người nào sau đây ở nước ta có số dân trên một triệu người?

A. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

B. Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Hrê.

C. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.

D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.

Câu 2. Vùng nào ở nước ta có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số lớn nhất?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3. Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng nào sau đây?

A. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.

B. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng.

C. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị giảm.

D. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng.

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu làm năng suất lao động ở nước ta hiện nay thuộc nhóm thấp nhất thế giới là do

A. trình độ khoa học kĩ thuật và chất lượng lao động thấp.

B. phân bố lao động trong phạm vi cả nước còn bất hợp lí.

C. phân công lao động xã hội theo ngành chậm chuyển biến.

D. trình độ đô thị hóa thấp, nền kinh tế chậm chuyển dịch.

Câu 5. Các tỉnh và thành phố (cấp tỉnh) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là

A. Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam.

B. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam.

C. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Nam.

D. Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.

Câu 6. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm nào sau đây?

A. 1975.

B. 1983.

C. 1986.

D. 1999.

Câu 7. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở nước ta?

A. Hợp tác xã nông – lâm.

B. Kinh tế hộ gia đình.

C. Nông trường quốc doanh.

D. Trang trại, đồn điền.

Câu 8. Tài nguyên nước ở nước ta có hạn chế nào sau đây?

A. Phân bố không đều giữa các vùng trên toàn lãnh thổ.

B. Chủ yếu là nước trên mặt và có ít nguồn nước ngầm.

C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

D. Khai thác khó khăn để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Câu 9. Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.

B. Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

D. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 10. Nước ta gồm có những loại rừng nào sau đây?

A. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

B. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ.

C. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng.

D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ.

Câu 11. Nhân tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp?

A. Khí hậu.

B. Vị trí địa lí.

C. Địa hình.

D. Khoáng sản.

Câu 12. Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất nước ta là

A. Cà Mau.

B. Phả Lại.

C. Phú Mĩ.

D. Uông Bí.

Câu 13. Một công dân mở một nhà hàng lẩu nướng, nhà hàng đó thuộc loại hình dịch vụ nào sau đây?

A. Dịch vụ công cộng.

B. Dịch vụ khách sạn.

C. Dịch vụ sản xuất.

D. Dịch vụ tiêu dùng.

Câu 14. Loại hình giao thông vận tải nào sau đây không phổ biến ở tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Đường sắt.

B. Đường bộ.

C. Đường sông.

D. Đường hàng không.

Câu 15. Di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta được UNSESCO công nhận là

A. Hoàng thành Thăng Long.

B. Cố đô Huế.

C. Vịnh Hạ Long.

D. Phố cổ hội An.

Câu 16. Loại đất nào sau đây chiếm phần lớn diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Đất phù sa cổ.

B. Đất đồi.

C. Đất feralit trên đá vôi.

D. Đất mùn pha cát.

Câu 17. Chăn nuôi gia súc nhỏ của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa vào

A. sản phẩm phụ của chế biến thuỷ sản.

B. sự phong phú của thức ăn trong rừng.

C. nguồn lúa gạo và phụ phẩm của nó.

D. sự phong phú của hoa màu lương thực.

Câu 18. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào sau đây?

A. Sông Hồng và sông Thái Bình.

B. Sông Hồng và sông Lục Nam.

C. Sông Hồng và sông Đà.

D. Sông Hồng và sông Cầu.

Câu 19. Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Hồng?

A. Là trung tâm kinh tế.

B. Mật độ dân số cao nhất.

C. Đồng bằng lớn nhất.

D. Năng suất lúa cao nhất.

Câu 20. Các tỉnh Bắc Trung Bộ xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

B. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

C. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

D. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.

Câu 21. Ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ có những hoạt động kinh tế chủ yếu nào sau đây?

A. Chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây hàng năm.

B. Trồng cây hàng năm, sản xuất công nghiệp.

C. Phát triển lâm nghiệp, trồng cây hàng năm.

D. Trồng cây công nghiệp lâu năm, hàng năm.

Câu 22. Hoạt động kinh tế ở khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là

A. chăn nuôi gia súc và cây hàng năm.

B. phát triển nông - lâm - ngư nghiệp.

C. nuôi bò, nghề rừng và trồng cà phê.

D. công nghiệp, thương mại, thủy sản.

Câu 23. Tây Nguyên bao gồm những tỉnh nào sau đây?

A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam.

B. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận.

C. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh.

D. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Câu 24. Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là

A. Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.

B. Krông Buk, Krông Ana, Buôn Đôn.

C. Gia Nghĩa, Bảo Lộc, Kon Tum.

D. Đắk Tô, Đăk Min, Buôn Ma Thuột.

Câu 25. Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. hệ sinh thái xích đạo chiếm ưu thế.

B. sông ngòi dày đặc và nhiều nước.

C. đất badan tập trung thành vùng lớn.

D. nhiệt độ quanh năm cao trên 270C.

Câu 26. Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. lao động.

B. giống cây trồng.

C. bảo vệ rừng.

D. thuỷ lợi.

Câu 27. Nhận định nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ?

A. Gắn liền với vùng ven biển và đảo.

B. Đa dạng thêm cơ cấu ngành, nghề.

C. Mang lại hiệu quả về kinh tế thấp.

D. Tác động đến khu vực kinh tế khác.

Câu 28. Đất phèn tập trung nhiều nhất ở vùng nào của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Dọc theo các kênh, rạch, sông.

B. Vùng Đồng Tháp Mười, An Giang.

C. Các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

D. Các vùng dọc ven biển phía Nam.

Câu 29. Đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất Việt Nam?

A. Phú Quý.

B. Phú Quốc.

C. Côn Đảo.

D. Cát Bà.

Câu 30. Cát trắng tập trung chủ yếu ở các tỉnh nào sau đây?

A. Thanh Hóa, Quảng Nam.

B. Bình Định, Phú Yên.

C. Ninh Thuận, Bình Thuận.

D. Quảng Ninh, Khánh Hòa.

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển?

A. An Giang.

B. Kiên Giang.

C. Đồng Tháp.

D. Cà Mau.

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết crôm có ở nơi nào sau đây?

A. Cổ Định.

B. Quỳ Châu.

C. Thạch Khê.

D. Tiền Hải.

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giống nhau về chuyên môn hóa sản xuất các loại vật nuôi nào sau đây?

A. Lợn, gia cầm.

B. Trâu, bò.

C. Bò, gia cầm.

D. Bò, lợn.

Câu 34. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ba nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất nước ta năm 2007 là

A. Phả Lại, Ninh Bình, Phú Mỹ.

B. Phả Lại, Cà Mau, Phú Mỹ.

C. Phả Lại, Cà Mau, Trà Nóc.

D. Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau.

Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích trồng cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 - 2007?

A. Diện tích cây hàng năm tăng liên tục.

B. Diện tích cây lâu năm lớn hơn cây hàng năm.

C. Diện tích cây lâu năm tăng liên tục.

D. Diện tích cây lâu năm gấp 2,2 lần cây hàng năm.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh?

A. Nuôi trồng của Hậu Giang lớn hơn Đồng Tháp.

B. Nuôi trồng của Cà Mau nhỏ hơn Đồng Nai.

C. Khai thác của Bình Thuận nhỏ hơn Hậu Giang.

D. Khai thác của Kiên Giang lớn hơn Đồng Tháp.

Câu 37. Cho biểu đồ sau:

Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 2)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2000 - 2015.

B. Cơ cấu xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2000 - 2015.

C. Quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2000 - 2015.

D. Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2000 - 2015.

Câu 38. Cho biểu đồ sau:

Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2024 có đáp án (Đề 2)

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG ĐƯỜNG KÍNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2017

(Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng sản lượng đường kính phân theo thành phần kinh tế của nước ta từ năm 2010 đến năm 2017?

A. Vốn đầu tư nước ngoài và Nhà nước đều giảm nhanh.

B. Kinh tế ngoài Nhà nước giảm, kinh tế Nhà nước tăng.

C. Kinh tế ngoài Nhà nước tăng về tỉ trọng và tăng 28,9%.

D. Kinh tế ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.

Câu 39. Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

Năm

2005

2010

2015

2017

Sản lượng (nghìn tấn)

3 466.8

5 142.7

6 582.1

7 313.4

Khai thác

1 987.9

2 414.4

3 049.9

3 420.5

Nuôi trồng

1 487. 9

2 728.3

3 532.2

3 892.9

Giá trị sản xuất (tỉ đồng)

38 784

56 660

194 400

228 139

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)

Để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2005 - 2017 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ kết hợp.

D. Biểu đồ cột.

Câu 40. Cho bảng số liệu sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 1990 - 2017 (Đơn vị: %)

Năm

Quặng sắt

Than

Dầu khí

Điện

1990

100,0

100,0

100,0

100,0

2000

310,0

253,3

602,2

303,4

2010

408,9

742,2

683,0

592,0

2015

518,9

975,4

553,5

1042,0

2017

630,0

847,2

628,4

1611,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận định nào đúng về tốc độ tăng trưởng sản lượng các ngành công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2017?

A. Các ngành đều có xu hướng tăng lên khá nhanh.

B. Quặng sắt tăng chậm nhất, tiếp đến là dầu khí.

C. Than tăng nhanh thứ 2, tăng liên tục qua các năm.

D. Điện tăng nhanh nhất nhưng tăng không ổn định.

------------------ HẾT ------------------

- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo Dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.

- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

1 - A

2 - C

3 - B

4 - A

5 - D

6 - C

7 - B

8 - C

9 - A

10 - A

11 - D

12 - C

13 - D

14 - D

15 - C

16 - C

17 - D

18 - A

19 - C

20 - C

21 - B

22 - B

23 - D

24 - D

25 - C

26 - D

27 - C

28 - B

29 - B

30 - D

31 - B

32 - A

33 - B

34 - B

35 - A

36 - D

37 - A

38 - B

39 - C

40 - A

Câu 12

Tổ hợp nhiệt điện Phú Mĩ (1, 2, 3) là tổ hợp nhiệt điện lớn nhất ở nước ta. Tổ hợp này chạy chủ yếu bằng dầu khí khai thác ở thềm lục địa với một số mỏ tiêu biểu như Rồng, Đại Hùng, Lan Tây,…

Chọn C.

Câu 17

Đàn lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa vào sự phong phú của hoa màu lương thực (ngô, khoai, sẵn,…).

Chọn D.

Câu 19

Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ và cũng là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta, năng suất lúa cao nhất và là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa, thể thao,… lớn nhất nước ta hiện nay.

Chọn C.

Câu 21

Ở vùng ven biển là đồng bằng có diện tích nhỏ, đất cát là chủ yếu nên những hoạt động kinh tế là sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Chọn B.

Câu 24

Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là Plây Ku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp. Đà Lạt là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.

Chọn A.

Câu 25

Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là có đất badan tập trung thành vùng lớn thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm rộng lớn như cà phê, cao su, điều, tiêu,…

Chọn C.

Câu 27

Ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ là: sự đa dạng về ngành, gắn liền với vùng ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Chọn C.

Câu 37

- Kĩ năng phân tích, nhận xét và nhận diện các dạng biểu đồ.

- Qua biểu đồ kết hợp bảng chú giải: biểu đồ cột, thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu (đơn vị: tỉ USD) => Nội dụng biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước từ năm 2000 đến năm 2015.

Chọn A.

Câu 38

Biểu đồ cho thấy:

- Tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh từ 53,4% (2010) lên 82,3% (2017).

- Tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước giảm rất nhanh: từ 23,2% (2010) xuống chỉ còn 1% (2017).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm tỉ trọng và giảm 23,4% (2010) xuống còn 16,8% (2017)

=> Nhận xét B: Kinh tế ngoài Nhà nước giảm, kinh tế Nhà nước tăng là không đúng.

Chọn B.

Câu 39

Dựa vào bảng số liệu đã cho, yêu cầu đề bài và kĩ năng nhận diện biểu đồ => Biểu đồ thích hợp nhất để thiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2005 - 2017 là biểu đồ kết hợp (cột chồng - đường); cụ thể mỗi năm sẽ có 1 cột chồng sản lượng thủy sản, đường là giá trị xuất khẩu.

Chọn C.

Câu 40

Bảng số liệu cho thấy:

- Sản lượng các ngành công nghiệp đều có xu hướng tăng lên khá nhanh => Đáp án A đúng.

- Điện tăng nhanh nhất, tiếp đến là than, quặng sắt và dầu khí tăng chậm nhất => Đáp án B sai.

- Các sản phẩm công nghiệp tăng liên tục: quặng sắt và điện; các sản phẩm công nghiệp tăng nhưng không ổn định là dầu khí và than => Đáp án D và C sai.

Chọn A.

Tải xuống

Xem thêm các đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa Lí có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học