Đề cương ôn tập môn Địa Lí 10 Học kì 1 năm 2024
Đề cương ôn thi Học kì 1 môn Địa Lí 10 năm 2024 sẽ tổng hợp lại toàn bộ kiến thức quan trọng trong Học kì 1 giúp học sinh ôn tập lý thuyết cũng như luyện tập các dạng câu hỏi trắc nghiệm, các dạng bài tập tự luận môn Địa Lí. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh đạt kết quả trong trong bài thi Học kì 1 môn Địa Lí 10.
I. NỘI DUNG LÝ THUYẾT
1. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
a) Khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Vũ Trụ
- Khái niệm: Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà.
- Trong vũ trụ có thiên hà, khí bụi, hệ mặt trời và các hành tinh,…
Hệ Mặt Trời
- Khái niệm: Là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời bao gồm:
+ Mặt Trời là định tinh (trung tâm).
+ Tám hành tinh: (Thuỷ, Kim, Trái Đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên, Hải).
+ Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí,...
Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Vị trí: Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.
- Khoảng cách: Trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:149,6 triệu km.
- Chuyển động: Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục.
- Các hệ quả địa lí trên Trái Đất.
b) Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Sự luân phiên ngày đêm
- Nguyên nhân: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục.
- Hệ quả: Có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm.
Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
* Khái niệm:
- Giờ địa phương (còn gọi là giờ Mặt Trời) được hiểu là ở cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ quốc tế là giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
* Cách chia múi giờ
- Chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.
- Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của Trái Đất.
- Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
* Đường chuyển ngày quốc tế (lấy từ kinh tuyến 180o):
- Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.
- Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Côriôlit.
- Biểu hiện:
+ Bán cầu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.
+ Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.
- Ảnh hưởng: Lực Côriôlit ảnh hưởng đến đường di chuyển của các vật thể như khối khí, dòng biển, đường đạn bay,...
2. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
a) Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
- Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.
- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh:
+ Khu vực nội chí tuyến có hai lần.
+ Khu vực ở hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam có một lần.
+ Khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
b) Các mùa trong năm
- Khái niệm: Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Thời gian các mùa trong năm (ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu):
+ Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).
+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
- Nguyên nhân sinh ra các mùa: Do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.
c) Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
* Nguyên nhân: Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
* Biểu hiện
- Theo mùa:
+ Ở Bắc bán cầu:
Mùa xuân, mùa hạ: Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm; Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ và ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
Mùa thu và mùa đông: Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm; Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ và ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.
+ Ở Nam bán cầu thì ngược lại.
- Theo vĩ độ: Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm, càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch. Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ và ở cực thì luôn có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
3. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
a) Nội lực
- Khái niệm: Là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất:
+ Năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ.
+ Sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực.
+ Các phản ứng hóa học,…
b) Tác động của nội lực
Thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa,...
Vận động theo phương thẳng đứng
- Khái niệm: Là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất diễn ra trên diện tích rộng lớn, xảy ra rất chậm và lâu dài.
- Biểu hiện: Hiện tượng biển tiến và biển thoái.
- Ví dụ điển hình: Khu vực phía bắc của Thụy Điển, Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên, còn khu vực lãnh thổ Hà Lan đang bị hạ xuống.
Vận động theo phương nằm ngang
a) Hiện tượng uốn nếp
- Khái niệm: Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp nhưng không làm phá vỡ tính chất liên tục của chúng.
- Nơi diễn ra: Thường ở những nơi đá mềm, độ dẻo cao.
- Kết quả: Cường độ ban đầu yếu nếp uốn, cường độ sau mạnh tạo núi uốn nếp.
b) Hiện tượng đứt gãy
- Nơi diễn ra: Thường ở những nơi đã cứng sẽ bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang.
- Kết quả:
+ Cường độ tách dãn yếu đá chỉ bị nứt không dịch chuyển, tạo thành khe nứt.
+ Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.
4. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
a) Sự phân bố khí áp
- Khái niệm: Là sức nén của không khí xuống mặt Trái đất.
- Đặc điểm: Tùy theo tình trạng của không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau.
Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai cao áp, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.
Nguyên nhân thay đổi khí áp
Khí áp thay đổi theo độ cao
- Càng lên cao, khí áp càng giảm.
- Nguyên nhân là do không khí loãng, sức nén nhỏ.
Khí áp thay đổi theo nhiệt độ
- Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại.
- Nguyên nhân là do nhiệt độ tăng không khí nở ra làm giảm tỉ trọng và ngược lại.
Khí áp thay đổi theo độ ẩm
- Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm.
- Nguyên nhân là do hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ của không khí khô.
b) Một số loại gió chính
Gió Tây ôn đới
- Phạm vi hoạt động: 300 - 600 ở mỗi bán cầu.
- Thời gian: Gần như quanh năm.
- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.
- Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
- Tính chất: Ẩm, mang nhiều mưa.
Gió Mậu dịch
- Phạm vi hoạt động: 300 về xích đạo.
- Thời gian: Quanh năm.
- Hướng thổi: Chủ yếu hướng Đông.
- Nguyên nhân: Chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
- Tính chất: Khô, ít mưa.
Gió mùa
- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
- Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.
- Phạm vi hoạt động:
+ Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.
+ Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.
Gió địa phương
Gió biển, gió đất
- Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.
- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
- Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.
Gió fơn
- Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.
- Đặc điểm:
+ Sườn đón gió có mưa lớn.
+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.
- Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.
5. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
a) Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm
- Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
- Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.
- Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi).
b) Địa thế, thực vật, hồ đầm
- Địa thế
+ Độ dốc lớn: nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.
+ Vùng bằng phẳng: nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
- Thực vật
+ Lớp phủ thực vật phát triển mạnh: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.
+ Lớp phủ thực vật bị phá hủy: chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.
- Hồ, đầm
+ Vai trò: điều hòa chế độ nước sông.
+ Ví dụ: Biển Hồ ở Cam-pu-chia điều tiết chế độ nước sông Mê Công.
6. Sóng. Thủy triều. Dòng biển
a) Sóng biển
- Khái niệm: Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Phân loại: Sóng bạc đầu, sóng thần.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,... Còn sóng thần là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
- Tác hại: Sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp.
b) Thủy triều
- Khái niệm: Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
- Đặc điểm:
+ Triều cường khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp).
+ Triều kém khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch).
- Nguyên nhân: Chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
c) Dòng biển
- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
- Phân loại: Các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh.
- Đặc điểm:
+ Dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.
+ Dòng biển lạnh thường xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
+ Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.
+ Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.
+ Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
+ Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
7. Thổ nhưỡng quyền. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
a) Thổ nhưỡng
- Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
b) Các nhân tố hình thành đất
Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu -> sinh vật -> đất.
Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
8. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển của sinh vật
a) Sinh quyển
- Khái niệm: Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
- Phạm vi của sinh quyển:
+ Phía trên: tiếp xúc với tầng ô dôn.
+ Phía dưới: đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.
Kết luận: Sinh quyển bao gồm toàn bộ tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
b) Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
Khí hậu
- Nhiệt độ:
+ Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.
+ Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng:
+ Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
+ Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
Đất
- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...
Địa hình
- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.
Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.
- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
- Ví dụ:
+ Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
+ Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.
9. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
a) Lớp vỏ địa lí
- Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.
- Giới hạn:
+ Trên: Phía dưới của lớp ô zôn.
+ Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.
+ Chiều dày khoảng 30 - 35km.
b) Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
Khái niệm
- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân:
+ Nội lực và ngoại lực có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các thành phần của lớp vỏ địa lí.
+ Các thành phần tự nhiên có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.
Biểu hiện của quy luật
- Nội dung
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.
+ Nếu một thành phần thay đổi sẽ kém theo sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Một số ví dụ:
+ Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng) thì sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng) dẫn tới địa hình (mức độ xói mòn tăng) và thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).
+ Ví dụ 2: Thực vật rừng bị phá hủy sẽ làm cho địa hình (xói mòn), khí hậu bị biến đổi và thổ nhưỡng (đất biến đổi).
Ý nghĩa thực tiễn
- Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên.
- Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
10. Quy luật địa đới và phi địa đới
a) Quy luật địa đới
Khái niệm
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
- Nguyên nhân: Do trái đất hình cầu và bức xạ mặt trời tạo góc nhập xạ của Mặt Trời đến bề mặt trái đất thay đổi từ xích đạo về hai cực.
Biểu hiện của quy luật
- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
Các vòng đai |
Vị trí |
|
Giữa các đường đẳng nhiệt |
Khoảng vĩ tuyến |
|
Nóng |
200C của 2 bán cầu |
300B đến 300N |
Ôn hòa |
200C và 100C của tháng nóng nhất |
300 đến 600 ở cả hai bán cầu |
Lạnh |
Giữa 100 và 00 của tháng nóng nhất |
Ở vòng đai cận cực của 2 bán cầu |
Băng giá vĩnh cửu |
Nhiệt độ quanh năm dưới 00C |
Bao quanh cực |
+ Các đai khí áp: Gồm 7 khí áp (áp thấp xích đạo, 2 áp thấp ôn đới, 2 áp cao cận chí tuyến, 2 áp cao cực).
+ Các đới gió: Gồm 6 đới gió (2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2 đông cực).
- Các đới khí hậu trên Trái Đất
+ Trên Trái Đất có 7 đới khí hậu xem kẽ nhau từ xích đạo về hai cực.
+ Các đới khí hậu chính trên Trái Đất: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật
+ Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo.
+ Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo.
b) Quy luật phi địa đới
Khái niệm
- Khái niệm: Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguyên nhân:
+ Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
+ Nguồn năng này phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, núi cao.
- Bao gồm hai quy luật: Quy luật đai cao và quy luật địa ô.
Biểu hiện của quy luật
- Đặc điểm:
Quy luật |
Khái niệm |
Nguyên nhân |
Biểu hiện |
Đai cao |
Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình |
Giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa |
Phân bố vành đai đất, thực vật theo độ cao |
Địa ô |
Sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ |
- Sự phân bố đất liền và biển, đại dương -> Khí hậu lục địa bị phân hóa từ đông sang tây - Núi chạy theo hướng kinh tuyến |
Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ |
- Ví dụ tiêu biểu:
+ Quy luật đai cao: Sự thay đổi đất và thực vật theo độ cao.
+ Quy luật địa ô: Sự thay đổi thảm thực vật ở vĩ độ 400B ở lục địa Bắc Mĩ.
11. Dân số và sự gia tăng dân số
a) Gia tăng tự nhiên
Tỉ suất sinh thô
- Khái niệm: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị: ‰).
- Nguyên nhân: Sinh học, tự nhiên, tâm lí xã hội, hoàn cảnh kinh tế, chính sách phát triển dân số.
Tỉ suất tử thô
- Khái niệm: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm (đơn vị: ‰).
- Đặc điểm:
+ Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm rõ rệt (tuổi thọ trung bình tăng).
+ Mức chênh lệch tỉ suất tử thô giữa các nhóm nước không lớn như tỉ suất sinh thô.
- Nguyên nhân: Do đặc điểm kinh tế - xã hội, chiến tranh, thiên tai,...
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (Tg)
- Khái niệm: Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển dân số (đơn vị: %).
- Đặc điểm: Quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới.
b) Gia tăng cơ học
- Khái niệm: Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
- Ý nghĩa: Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia, trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến quy mô dân số.
- Nguyên nhân:
+ Lực hút: đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm,…
+ Lực đẩy: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp,…
c) Gia tăng dân số
- Khái niệm: Gia tăng dân số bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (đơn vị %).
- Đặc điểm: Thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia hay khu vực.
12. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa
a) Khái niệm
- Khái niệm: Là sự sắp xêp dân số một cách tự phát hoặc tự phát trên một lãnh thổ nhất định phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.
- Tiêu chí: Số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích (km2).
b) Đặc điểm
- Phân bố dân cư không đều theo không gian
+ Dân số năm 2005 là 6,47 tỉ người, năm 2018 khoảng 7,7 tỉ người.
+ Mật độ dân số năm 2005 là 48 người/km2, năm 2018 khoảng 57 người/km2.
- Biến động về phân bố dân cư theo thời gian
+ Dân cư phân bố châu Á nhiều nhất và ngày càng tăng.
+ Dân cư phân bố ở châu Đại Dương ít nhất nhưng có xu hướng tăng.
+ Châu Âu và châu Phi dân cư có xu hướng giảm theo thời gian.
13. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố nông nghiệp
a) Vai trò
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Nguồn hàng có giá trị xuất khẩu, thu ngoại tệ.
b) Đặc điểm
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
c) Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
- Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
- Ví dụ:
+ Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng xuất, phân bố cây trồng vật nuôi.
+ Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.
+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng.
+ Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa.
14. Địa lí ngành trồng trọt
a) Vai trò của ngành trồng trọt
- Nền tảng của sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hang xuất khẩu có giá trị.
b) Các cây công nghiệp chủ yếu
- Cây lấy đường
+ Mía: Nhiệt độ 30-350C, dưới 100C cây chết, khi thu hoạch cần thời tiết khô hanh tích lũy đường, phân bố vành đai 300B-300N.
+ Củ cải đường: Miền ôn đới, cận nhiệt được trồng từ 470B - 540B.
- Cây lấy sợi
Cây bông: Phát triển ở nhiệt độ 17 - 300C, nhiệt độ tốt nhất 25 - 300C, lượng mưa 800-1000mm/năm, khí hậu ổn định, đất tốt, mùa đông ra quả phải có mưa nhiều, lúc quả chín phải tuyệt đối khô hanh, giới hạn từ 420B - 320N.
- Cây lấy dầu: Cây đậu tương: Nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.
- Cây cho chất kích thích
+ Chè: Nguồn gốc đông nam Trung Quốc, Mianma, Việt Nam, ưa nhiệt từ 15 - 200C, tổng nhiệt 80000C, mưa 1500 - 2000mm, ẩm 70-80%, pH từ 4-6, giới hạn 100N - 300B.
+ Cà phê: Phát triển ở nhiệt độ 150C, mưa 1900-3000mm, phân bố đều trong năm, trồng giữa hai chí tuyến.
- Cây lấy nhựa: Cao su: phát triển ở nhiệt độ 22 - 270C, mưa 1500 - 2500mm/năm, thích hợp đất ba zan.
15. Địa lí ngành chăn nuôi
a) Vai trò ngành chăn nuôi
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao.
- Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
- Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu, thu lại ngoại tệ.
- Cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt.
b) Đặc điểm ngành chăn nuôi
- Sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.
- Cơ sở thức ăn có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức.
c) Ngành nuôi trồng thủy sản
- Vai trò
+ Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm.
+ Là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Tình hình nuôi trồng thủy sản
+ Cơ cấu nuôi trồng: thủy sản nước ngọt, lợ và thủy sản nước mặn.
+ Sản lượng: Sản lượng thủy sản trên thế giới ngày càng tăng.
+ Phân bố: Các nước nuôi nhiều như Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á,...
II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trắc nghiệm
Câu 1. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí được gọi là
A. Thiên hà.
B. Vũ Trụ.
C. Hệ Mặt Trời.
D. Dải Ngân hà.
Chọn C.
Câu 2. Bề mặt Trái Đất được chia ra làm
A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
Chọn B.
Câu 3. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động nào sau đây?
A. Tự quay quanh trục của Trái Đất.
B. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
C. Xung quanh các hành tinh khác của Trái Đất.
D. Tịnh tiến của Trái Đất.
Chọn A.
Câu 4. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian
A. Một ngày đêm.
B. Một năm.
C. Một mùa.
D. Một tháng.
Chọn A.
Câu 5. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi sinh ra hệ quả nào sau đây?
A. Hiện tượng các mùa trong năm.
B. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
C. Sự luân phiên ngày, đêm.
D. Giờ Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
Chọn A.
Câu 6. Theo dương lịch thì mùa xuân ở Việt Nam và một số nước khác ở bán cầu Bắc từ ngày nào sau đây?
A. 22/6 đến 21/3.
B. 22/6 đến 23/9.
C. 22/12 đến 21/3.
D. 21/3 đến 22/6.
Chọn D.
Câu 7. Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở Việt Nam và một số nước khác ở bán cầu Bắc lần lượt là
A. 22/12; 23/9; 22/6; 21/3.
B. 21/3; 22/6; 23/9; 22/12.
C. 22/6; 23/9; 22/12; 21/3.
D. 23/9; 22/12; 21/3; 22/6.
Chọn B.
Câu 8. Trái Đất gồm 3 lớp, từ trong ra ngoài gồm
A. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
B. nhân Trái Đất, lớp Manti, lớp vỏ Trái Đất.
C. lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân trong.
D. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
Chọn B.
Câu 9. Trong các đứt gãy bộ phận trồi lên được gọi là
A. địa tầng.
B. địa hào.
C. địa luỹ.
D. cao nguyên.
Chọn C.
Câu 10. Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá cứng sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Biển tiến - biển thoái.
B. Uốn nếp.
C. Đứt gãy.
D. Hạ xuống.
Chọn C.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không phải là tác nhân của ngoại lực?
A. Sinh vật và con người.
B. Các yếu tố khí hậu.
C. Sự uốn nếp các lớp đá.
D. Các dạng nước.
Chọn C.
Câu 12. Quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật là
A. quá trình vận chuyển.
B. quá trình phong hóa.
C. quá trình di chuyển.
D. quá trình tích tụ.
Chọn B.
Câu 13. Hiện tượng nào sau đây không thuộc biểu hiện của ngoại lực?
A. Gió thổi.
B. Mưa rơi.
C. Quang hợp.
D. Phun trào mắcma.
Chọn D.
Câu 14. Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào sau đây?
A. Phi - o.
B. Hàm ếch.
C. Hang động các-xtơ.
D. Nấm đá.
Chọn: A
Câu 15. Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất nhỏ nhất ở
A. Xích đạo.
B. chí tuyến.
C. vòng cực.
D. cực.
Chọn D.
Câu 16. Mặt ngăn cách giữa 2 khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí được gọi là
A. khí quyển.
B. khối khí.
C. frông khí quyển.
D. dải hội tụ nhiệt đới.
Chọn C.
Câu 17. Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất
A. nóng ẩm.
B. nóng lạnh.
C. lạnh khô.
D. lạnh ẩm.
Chọn A.
Câu 18. Gió Tây ôn đới ở bắc Bán cầu thổi theo hướng
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Tây Nam.
D. Tây Đông.
Chọn C.
Câu 19. Do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên trên thực tế các đai khí áp phân bố
A. không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt.
B. liên tục thành các dải khí áp xen kẽ nhau từ Xích đạo về cực.
C. diện tích các đai khí áp ở các lục địa khác ở các đại dương, biển.
D. các đai áp thấp phân bố ở biển và đai áp cao phân bố ở đất liền.
Chọn A.
Câu 20. Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến đặc điểm nào của sông ngòi?
A. Chế độ nước.
B. Lưu lượng nước.
C. Hướng dòng chảy.
D. Tốc độ dòng chảy.
Chọn D.
Câu 21. Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 900 thì hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Dao động thủy chiều lớn nhất.
B. Sóng biển xảy ra yếu nhất.
C. Dao động thủy chiều nhỏ nhất.
D. Sóng biển xảy ra mạnh nhất.
Chọn C.
Câu 22. Sóng thần là
A. sóng xuất hiện bất thần.
B. sóng cao dữ dội, khoảng 20 - 30m.
C. sóng do các thần linh tạo ra theo quan điểm của một số tôn giáo.
D. do mẹ thiên nhiên nổi giận.
Chọn B.
Câu 23. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật được gọi là
A. lớp vỏ thổ nhưỡng.
B. độ phì của đất.
C. chất dinh dưỡng của đất.
D. sinh quyển.
Chọn B.
Câu 24. Nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất là nhân tố hình thành đất nào sau đây?
A. Sinh vật.
B. Khí hậu.
C. Địa hình.
D. Đá mẹ.
Chọn D.
Câu 25. Nhân tố nào sau đây làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa?
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Sinh vật.
D. Đá mẹ.
Chọn A.
Câu 26. Yếu tố nào sau đây của khí hậu không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật?
A. Gió.
B. Nhiệt độ.
C. Nước.
D. Ánh sáng.
Chọn A.
Câu 27. Nhận định nào sau đây không phải nhân tố của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật?
A. Đặc tính lí của đất.
B. Màu sắc của đất.
C. Đặc tính hóa của đất.
D. Độ phì của đất.
Chọn B.
Câu 28. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất nâu và xám.
B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
C. Đất đỏ, nâu đỏ.
D. Đất đỏ vàng (feralit).
Chọn D.
Câu 29. Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất potdôn.
B. Đất đen.
C. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
D. Đất đỏ, nâu đỏ.
Chọn A.
Câu 30. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là nguyên nhân hình thành quy luật nào sau đây?
A. Quy luật đai cao.
B. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
C. Quy luật địa đới.
D. Quy luật địa ô.
Chọn B.
Câu 31. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là
A. đáy thềm lục địa.
B. độ sâu khoảng 5000m.
C. độ sâu khoảng 8000m.
D. đáy vực thẳm đại dương.
Chọn D.
Câu 32. Phát biểu nào sau đây là tác động tiêu cực của con người tới các thành phần tự nhiên?
A. Con người chặt phá rừng bừa bãi.
B. Bón phân, cày xới đất.
C. Trồng rừng ngập mặn ven biển.
D. Phát triển mô hình nông - lâm kết hợp.
Chọn A
Câu 33. Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi
A. nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
B. của lượng mưa theo kinh độ.
C. các kiểu thực vật theo kinh độ.
D. các nhôm đất theo kinh độ.
Chọn C.
Câu 34. Sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao là biểu hiện rõ nhất của quy luật nào sau đây?
A. Quy luật đai cao.
B. Quy luật địa ô.
C. Quy luật địa đới.
D. Quy luật địa mạo.
Chọn A.
Câu 35. Số lượng các vành đai nhiệt trên Trái Đất là
A. năm vòng đai.
B. sáu vòng đai.
C. bảy vòng đai.
D. bốn vòng đai.
Chọn C.
Câu 36. Gia tăng cơ học không có ý nghĩa đối với
A. từng khu vực.
B. từng quốc gia.
C. qui mô dân số.
D. từng vùng.
Chọn C.
Câu 37. Tình hình gia tăng dân số thế giới hiện nay là
A. tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.
B. tốc độ gia tăng dân số chậm, quy mô dân số thế giới ngày càng giảm.
C. tốc độ gia tăng dân số chậm, quy mô dân số thế giới khá ổn định.
D. tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhanh trong khi quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.
Chọn A
Câu 38. Kiểu tháp dân số mở rộng không thể hiện đặc điểm nào sau đây?
A. Tỉ suất sinh cao, trẻ em đông.
B. Tuổi thọ trung bình thấp.
C. Dân số tăng nhanh.
D. Đỉnh tháp dần thu hẹp.
Chọn D.
Câu 39. Hiện nay do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, chức năng của quần cư nông thôn ngoài sản xuất nông nghiệp ra còn có thêm
A. Ngân hàng.
B. Thông tin liên lạc.
C. Du lịch thể thao.
D. Không có chức năng nào.
Chọn C.
Câu 40. Đô thị hoá là quá trình kinh tế - xã hội được biểu hiện là
A. tăng lượng thành phố, tăng tỷ lệ thị dân, phổ biến lối sống thành thị.
B. tăng tỷ lệ thị dân, thay đổi chức năng kinh tế, phổ biến lối sống thành thị.
C. tăng số lượng thành phố, tăng tỷ lệ thị dân, thu hút dân cư lao động.
D. tăng số lượng thành phố, thay đổi chức năng kinh tế, thu hút dân cư lao động.
Chọn A.
Câu 41. Đặc diểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước phát triển?
A. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn.
B. Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế tương đương nhau.
C. Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.
D. Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất.
Chọn C.
Câu 42. Sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh, ứng dụng KHKT,… là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây?
A. Trang trại.
B. Hộ gia đình.
C. Hợp tác xã.
D. Vùng nông nghiệp.
Chọn A.
Câu 43. Đặc điểm của hình thức vùng nông nghiệp nào sau đây?
A. Hình thức phát triển thấp nhất.
B. Quy mô nhỏ, lẻ.
C. Hình thức phát triển cao nhất.
D. Sản xuất tự cấp, tụ túc.
Chọn C.
Câu 44. Nhận định nào sau đây nói về vai trò của sản xuất cây công nghiệp?
A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Cung cấp dinh dưỡng cho con người.
Chọn C.
Câu 45. Loại thực phẩm cung cấp đạm bổ dưỡng cho con người mà không gây béo phì là
A. trứng, sữa.
B. thịt trâu, bò.
C. thịt lợn, cừu.
D. tôm, cua, cá.
Chọn A.
Câu 46. Vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với ngành công nghiệp là
A. cung cấp nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng.
B. cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.
C. cung cấp và nuôi dưỡng nguồn gen quý hiếm.
D. cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, không gây béo phì.
Chọn A.
Câu 47. Cơ sở nguồn thức ăn có tác động như thế nào đến ngành chăn nuôi
A. đầu tư bổ sung lao động cho ngành chăn nuôi.
B. sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.
C. sức mua và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
D. cơ cấu tổ chức và mạng lưới chăn nuôi.
Chọn B.
Câu 48. Đặc điểm sinh thái đặc biệt của cây ngô so với các cây lương thực khác là
A. chỉ trồng được ở đới nóng, đất đai màu mỡ.
B. chỉ trồng ở miền khí hậu lạnh, khô.
C. chỉ trồng được ở chân ruộng ngập nước.
D. dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
Chọn D.
Câu 49. Cây lương thực chính nào dưới đây được trồng nhiều ở Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nga, úc?
A. Lúa mì.
B. Lúa mạch.
C. Lúa gạo.
D. Ngô.
Chọn A.
Câu 50. Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng nào dưới đây?
A. Nuôi quảng canh để đỡ chi phí thức ăn.
B. Nuôi thâm canh để đỡ chi phí ban đầu.
C. Nuôi những loại quay vòng nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường.
D. Nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao.
Chọn D.
2. Tự luận
Câu 1. Nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí?
* Nguyên nhân: Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt độ của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí.
* Nhân tố ảnh hưởng
- Phân bố theo vĩ độ
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
Nguyên nhân: Do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời khác nhau tuỳ theo vĩ độ -> lượng nhiệt nhận được không giống nhau.
- Phân bố theo lục địa và đại dương: Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt cao. Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
* Nhiệt độ trung bình năm:
- Phân bố theo địa hình
+ Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao.
Do: càng lên cao không khí càng loãng
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Một số nhân tố khác cũng làm thay đổi nhiệt độ không khí như sự tác động của: dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.
Câu 2. Khí áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi khí áp?
- Khí áp:
+ Sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.
+ Sự thay đổi của khí áp tuỳ thuộc vào tình trạng của không khí (độ cao, nhiệt độ, độ ẩm).
- Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ qua đai áp thấp xích đạo: Các đai khí áp không phân bố liên tục mà chia cắt thành những khu khí áp riêng biệt do sự phân bó xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
- Nguyên nhân thay đổi của khí áp
+ Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao, không khí loãng -> nhẹ -> khí áp giảm.
+ Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ cao, không khí nở ra -> nhẹ -> khí áp giảm.
Nhiệt độ thấp, không khí co lại -> nặng -> khí áp tăng.
+ Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí ẩm -> khí áp giảm.
Câu 3. Nguyên nhân hình thành gió? Một số loại gió chính trên Trái Đất?
* Nguyên nhân: Sự chênh lệch khí áp giữa đai áo cao và áp thấp.
* Các loại gió chính
- Gió Tây ôn đới
+ Thổi gần như quanh năm, từ các khu cao áp cận chí tuyến về áp thấp ôn đới vĩ độ 600.
+ Thổi chủ yếu theo hướng tây.
+ Gió mang tính chất ẩm, đem mưa nhiều.
- Gió Mậu dịch
+ Thổi quanh năm, từ 2 cao áp cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo.
+ Hướng thổi: BCB hướng Đông bắc; BCN hướng Đông Nam.
+ Tính chất: khô, ít mưa.
- Gió mùa
+ Thổi theo mùa, hướng gió ở 2 mùa có chiều ngược nhau.
+ Thường có ở đới nóng (Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a,...) và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình (phía đông Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa Kì,...).
+ Nguyên nhân hình thành chủ yếu: do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa làm thay đổi các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.
- Gió địa phương
+ Gió đất và gió biển
- Hình thành ở vùng ven biển.
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm: Ban ngày: gió từ biển thổi vào đất liền; Ban đêm: gió từ đất liền thổi ra biển.
- Nguyên nhân: Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất và nước ở vùng ven biển.
+ Gió fơn
- Là gió khô và rất nóng khi xuống núi.
- Nguyên nhân: khi gió vượt núi, nhiệt độ hạ thấp, hơi nước ngưng tụ đã gây mưa ở sườn đón gió, khi xuống núi nhiệt độ tăng, hơi nước giảm.
Câu 4. Thế nào là ngưng đọng hơi nước? Sương mù? Mây và mưa?
- Ngưng đọng hơi nước: Hơi nước ngưng đọng khi có điều kiện: Không khí đã bão hoà mà vẫn được tiếp tục bổ sung hơi nước. Có hạt nhân ngưng đọng.
- Sương mù: Độ ẩm tương đối cao; Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.
- Mây và mưa
+ Càng lên cao không khí càng lạnh -> hơi nước ngưng đọng -> Những hạt nước nhỏ, nhẹ -> tụ lại thành đám -> mây.
+ Khi các hạt nước trong đám mây có kích thước lớn -> rơi xuống mặt đất -> mưa.
+ Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 00C trong điều kiện không khí yên tĩnh -> tuyết rơi.
+ Trong điều kiện thời tiết nóng mùa hạ, các luồng đối lưu bốc lên mạnh, các hạt nước rơi gặp lạnh nhiều làn trở thành các hạt băng, lớn dần -> mưa đá.
Câu 5. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa?
- Khí áp
+ Những khu áp thấp hút gió, không khí ẩm bị đẩy lên cao, gặp lạnh -> mưa nhiều.
+ Những khu áp cao chỉ có gió thổi đi -> mưa ít.
- Frông: Miền có frông đi qua (đặc biệt là dãi hội tụ nhiệt đới) thường có mưa lớn.
- Gió
+ Ven biển: có gió từ đại dương thổi vào: mưa nhiều
+ Sâu trong lục địa: mưa ít.
+ Miền có gió Tây ôn đới: mưa nhiều.
+ Miền có gió mùa: mưa nhiều.
+ Miền có gió Mậu dịch ít mưa.
- Dòng biển
+ Ven bờ đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều.
+ Nơi có dòng biển lạnh đi qua: mưa ít.
- Địa hình
+ Càng lên cao càng mưa nhiều. Nhưng đến các đỉnh núi quá cao -> khô ráo.
+ Cùng 1 dãy núi: sườn đón gió mưa nhều, sườn khuất gió mưa ít.
Câu 6. Sóng biển là gì? Sóng thần? Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều?
- Sóng biển: Là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Nguyên nhân: chủ yếu là do gió, gió càng mạnh sóng càng to.
- Sóng thần: là sóng lớn có chiều cao khoảng 20 - 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800 km/h, nguyên nhân chủ yếu do động đất, núi lữa phun ngầm dưới đáy đại dương, bão…
- Thuỷ triều
+ Khái niệm: Là hiện tượng giao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương.
+ Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Dao động thuỷ triều lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng.
- Dao động thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc.
Câu 7. Trình bày sự phân bố các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương?
- Dòng biển nóng: Phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng về phía cực.
- Dòng biển lạnh: xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 400 thuộc khu vực gần bờ đông của đại dương rồi chảy về phía Xích đạo.
- Bán cầu Bắc: có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ tây các đại dương chảy về phía Xích đạo.
- Vùng gió mùa: xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
- Dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương.
Câu 8. Thổ nhưỡng là gì? Thế nào là thổ nhưỡng quyển? Trình bày các nhân tố hình thành đất?
- Thổ nhưỡng
+ Khái niệm: Là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.
+ Đặc trưng của đất là: Độ phì
+ Độ phì: Là khả năng cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
- Các nhân tố hình thành đất: Mỗi nhân tố có một tác động riêng biệt khác nhau đến sự hình thành và phát triển lớp phủ thổ nhưỡng:
+ Đá mẹ: Quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
+ Khí hậu: Các yếu tố nhiệt ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất: phong hoá đá gốc, hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
+ Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất, cung cấp chất hữu cơ, chất mùn cho đất. Góp phần làm biến đổi tính chất đất.
+ Địa hình: ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm.
- Vùng núi cao, địa hình dốc: quá trình hình thành đất yếu, lớp đất mỏng.
- Vùng bằng phẳng: tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.
- Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu -> tạo ra các vành đai đất khác nhau.
+ Thời gian: Thời gian hình thành đất gọi là tuổi đất. Tuổi đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ các quá trình tác động đó.
+ Con người: Hoạt động sản xuất của con người có thể làm đất xấu (đốt rừng làm rẫy,...), cũng có thể làm cho đất tốt hơn (thau chua, rửa mặn,...).
Câu 9. Sinh quyển là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật?
- Sinh quyển:
+ Khái niệm: Là một quyển của Trái Đất trong đó có sinh vật sinh sống.
+ Chiều dày:
- Giới hạn trên: tiếp giáp với tầng ôdôn (22 km).
- Giới hạn dưới: tới đáy đại dương, ở lục địa tới lớp vỏ phong hóa.
- Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
+ Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm và ánh sáng.
- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định, nơi có nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi.
- Nước và độ ẩm không khí: Quyết định sự sống của sinh vật, những vùng khô khan sinh vật khó có thể sinh sống được.
- Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
+ Đất: Các đặc tính lí, hoá, độ ẩm của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
+ Địa hình:
- Các vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao.
- Lượng nhiệt và độ ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật khác nhau.
+ Sinh vật:
- Thức ăn là nhân tố quyết định tới sự phát triển và phân bố của động vật.
- Thực vật là nơi cư trú và là nguồn thức ăn của động vật ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bó của động vật.
+ Con người:
- Làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
- Làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích rừng.
- Làm tuyệt chủng nhiều loài thực vật, động vật hoang dã.
Câu 10. Quy luật phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất?
- Theo vĩ độ: Mỗi kiểu khí hậu sẽ có các thảm thực vật và các nhóm đất tương ứng.
- Theo độ cao: ở vùng núi khí hậu thay đổi theo độ cao, tạo nên các vành đai thực vật và đất theo độ cao.
Câu 11. Lớp vỏ địa lí là gì? Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí? ý nghĩa?
- Khái niệm: là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp bộ phận.
- Chiều dày: khoảng 30 - 35 km, tính từ giới hạn dưới của lớp ôdôn đến đáy vực thẩm đại dương và xuống hết lớp vỏ phong hóa ở lục địa.
- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nàocũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau, Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ý nghĩa thực tiễn: Cần thiết phải nghiên cứu kỹ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
Câu 12. Quy luật địa đới là gì? Nguyên nhân? Biểu hiện của quy luật?
- Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực).
- Nguyên nhân: Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
- Biểu hiện của quy luật
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
Từ Bắc đến Nam cực có 7 vòng đai nhiệt:
- Vòng đai nóng.
- Hai vòng đai ôn hoà ở hai bán cầu.
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của 2 bán cầu.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh 2 cực.
+ Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.
- Có 7 đai áp.
- Có 6 đới gió hành tinh.
- 2 gió Đông cực.
- 2 gió Tây ôn đới.
- 2 gió Mậu dịch.
+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: Có 7 đới khí hậu chính: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
+ Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật
- Có 10 nhóm đất.
- Có 10 kiểu thảm thực vật.
Câu 13. Thế nào là quy luật phi địa đới? Nguyên nhân? Biểu hiện của quy luật?
- Khái niệm: Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao.
- Biểu hiện của quy luật
+ Quy luật đai cao
- Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.
- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt, ẩm theo độ cao.
- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vâtk theo độ cao.
+ Quy luật địa ô
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất liền, biển và đại dương và do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
- Biểu hiện: Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
Câu 14. Trình bày xu hướng biến đổi dân số thế giới?
- Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau.
- Tình hình phát triển dân số:
+ Thời gian dân số tăng thêm 1 tỷ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn từ 123 năm (giai đoạn 1804 - 1927) xuống còn 12 năm (1987 - 1999).
+ Thời gian tăng gấp đôi rút từ 123 năm xuống còn 47 năm.
-> Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn và tốc độ gia tăng dân số thế giới ngày càng nhanh.
Câu 15. Phân bố dân cư là gì? Đặc điểm? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư?
- Khái niệm: Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định.
+ Mật độ dân số là số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích (thường là km2).
+ Công thức: Mật độ dân số = Dân số / diện tích (người/km2)
- Đặc điểm
+ Phân bố dân cư không đều trong không gian: sự phân dân cư không đều giữa các nước.
+ Biến động về phân bố dân cư theo thời gian: Sự phân bố dân cư có sự khác nhau qua các thời kì.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
+ Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nguồn nước, địa hình và đất đai, khoáng sản.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,...
Câu 16. Quần cư là gì? Có mấy loại quần cư?
- Khái niệm: Quần cư là hình thức thể hiện cụ thể việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái Đất.
- Đặc điểm:
+ Quần cư nông thôn:
- Xuất hiện sớm, mang tính chất phân tán trong không gian, gắn với chức năng nông nghiệp.
- Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá -> ngày nay đang có nhiều thay đổi về chức năng, cấu trúc và hướng phát triển; tỷ lệ dân phi nông nghiệp ngày càng tăng.
+ Quần cư thành thị:
- Gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp.
- Quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao.
Câu 17. Đô thị hoá là gì? Đặc điểm? Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
- Khái niệm: Là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- Đặc điểm
+ Dân cư đô thị có xu hướng tăng nhanh.
+ Dân cư ngày càng tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
+ Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị .
- Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
+ Tích cực: Chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí ngày càng tăng cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện,…
+ Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, tệ nạn xã hội tăng.
Câu 18. Vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp?
* Vai trò:
- Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông - lâm - ngư nghiệp.
- Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho CN nhẹ và CN thực phẩm.
- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu.
- Nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng không có ngành nào có thể thay thế được.
- Hiện nay trên 40% lao động trên thế giới tham gia vào sản xuất nông nghiệp.
* Đặc điểm
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
- Sản xuất Nông nghiệp mang tính thời vụ:
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
+ Trong nền kinh tế hiện đại, NN trở thành ngành sản xuất hàng hóa
Câu 19. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
* Tự nhiên:
- Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp.
- Đất trồng (quỹ đất, tính chất đất, độ phì).
- Quy mô sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất.
- Khí hậu (chế độ ẩm, nhiệt, mưa, điều kiện thời tiết,...).
- Mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất.
- Sinh vật (Loài cây, con, đồng cỏ, thức ăn tự nhiên,...).
- Cơ sở tạo giống, cơ sở thức ăn tự nhiên, cơ cấu vật nuôi.
* Kinh tế - xã hội:
- Đóng vai trò quyết định trong việc phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp.
- Dân cư - lao động (lực lượng sản xuất, nguồn tiêu thụ).
- Cơ cấu và phân bố cây trồng vật nuôi.
- Quan hệ ruộng đất.
- Con đường phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất và lãnh thổ.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng.
- Thị trường tiêu thụ (trong và ngoài nước): Giá cả nông sản, hướng chuyên môn hóa,…
Câu 20. Nêu rõ các đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp?
Phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ẩm, cần đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm.
- Mía
+ Đòi hỏi nhiệt độ cao, cần độ ẩm rất cao và phân hoá theo mùa.
+ Thích hợp với đất phù sa mới.
- Củ cải đường
+ Phù hợp với đất đen, đất phù sa; yêu cầu được cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ.
+ Thường được trồng luân canh với lúa mì.
- Cây bông
+ Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định.
+ Cần đất tốt và nhiều phân bón.
- Cây đậu tương; ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.
- Chè: thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.
- Cà phê: ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất badan và đất đá vôi.
- Cao su
+ Ưa nhiệt, ẩm và không chịu được gió bão.
+ Thích hợp nhất với đất badan.
Câu 21. Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?
Phải chú trọng đến việc trồng rừng vì:
- Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và đời sống con người.
+ Rừng có tác dụng điều hòa lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của Trái Đất.
+ Góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn; rừng đầu nguồn hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất đá ở vùng núi,...
+ Rừng là nguồn gen quý giá.
+ Rừng cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm đặc sản, cung cấp các loài thuốc quý,...
- Mặt khác, hiện nay diện tích rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi con người, độ che phủ giảm đáng kể, xuất hiện nhiều đất trồng đồi núi trọc,...
Câu 22. Em hãy nêu rõ vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi?
Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi:
- Vai trò
+ Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao.
+ Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
+ Xuất khẩu có giá trị.
+ Cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt.
- Đặc điểm:
+ Cơ sở nguồn thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.
+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
+ Trong nền nông nghiệp hiện đại ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.
Câu 23. Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?
Ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển vì:
- Nhu cầu thủy sản rất lớn do đây là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người.
- Việc nuôi trồng thủy sản góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Hoạt động khai thác thủy sản phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (thiên tại mưa bão ảnh hưởng đến nguồn cung), nguồn lợi thủy sản đang cạn dần (do ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức).
- Việc nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm:
+ Phụ thuộc tự nhiên ít hơn, giúp tận dụng hiệu quả diện tích mặt nước.
+ Khoa học kĩ thuật phát triển, tạo ra nhiều nguồn giống năng suất chất lượng cao; cơ sở thức ăn, kĩ thuật nuôi trồng hiện đại.
+ Chủ động được nguồn cung thủy sản, ổn định.
+ Giải quyết việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cao,…
Câu 24. Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?
- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn từ ngành trồng trọt.
- Trong khi ở các nước đang phát triển, lương thực sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi.
=> Vì vậy, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuấtnông nghiệp.
Câu 25. Trình bày các vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích?
* Nhận xét vùng phân bố các cây công nghiệp:
- Mía: ở miền nhiệt đới (Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-lia, Cu-ha, Mê-hi-cô,...)
- Củ cải đường: ở miền ôn đới (các nước châu Âu, vùng ngũ hồ ở Hoa Kì).
- Cà phê: ở miền nhiệt đới thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ (Braxin, Mê-hi-cô,...), Trung Phi, Đông Nam Á (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a), Nam Á.
- Chè: ở miền cận nhiệt (Ấn Độ và Trung Quốc, Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a,...).
- Cao su: tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Nigiêria, Braxin,…
* Giải thích: Sự phân bố các loại cây công nghiệp trên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu phù hợp với mỗi loại cây: mía, cà phê, cao su là cây trồng của miền nhiệt đới; chè là cây trồng của miền cận nhiệt; củ cải đường là cây trồng miền ôn đới.
Câu 26. Vũ Trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có hiểu biết gì về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?
- Vũ trụ là khoảng không vô tận chứa các thiên hà.
Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh , vệ tinh..) cùng với khí hậu, bụi và bức xạ điện từ.
Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng các thiên thể chuyển động xung quanh (đó là các hành tinh, vệ tinh, sao chổi ,thiên thạch) và các đám bụi khí.
Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh,Hải Vương Tinh.
- Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời:
+ Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời.
+ Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
+ Cách Mặt Trời 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.
Câu 27. Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
* Sự luân phiên ngày đêm
- Nguyên nhân: Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục.
- Hệ quả: Mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.
-> Sinh ra hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
* Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời).
- Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
+ Bề mặt trái đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.
+ Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của trái đất.
+ Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o:
+ Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.
+ Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày
* Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.
- Hệ quả:
+ Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.
+ Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.
+ Lực Criôlít tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, đường đạn,...
Câu 28. Hãy giải thích câu tục ngữ Việt Nam:
Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối.
Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam ( bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.
- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
Câu 29. Sự thay đổi của các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?
- Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa:
+ Mùa xuân: cây cối đâm chồi nảy lộc, sự sống phát triển.
+ Mùahạ: nắng nóng mưa nhiều, cây cối phát triển xanh tốt (điển hình có rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng cận nhiệt, rừng hỗn hợp,...).
+ Mùa thu: là thời kì rụng lá, cây cối ngả sắc vàng tạo nên những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp (rừng lá phong).
+ Mùa đông: cây trụi lá, cảnh quan rừng thưa rụng lá.
- Sự thay đổi các mùa tạo nên tính đa dạng của khí hậu trong năm -> thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa nào thức nấy.
- Các hoạt động sống của con người:
+ Thời gian biểu của các hoạt động học tập, kinh tế - xã hội thay đổi theo mùa: mùa đông vào làm muộn; mùa hạ vào làm sớm.
+ Các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng theo mùa: mùa hè phát triển du lịch biển.
Câu 30. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?
Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất vẫn có ngày và đêm.
- Độ dài một ngày - đêm ở bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng 1 năm.
- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm, còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến.
=> Khi đó, trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.
Câu 31. Vì sao quá trình phong hoá lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?
Vì bề mặt Trái Đất là nơi tiếp xúc với bầu khí quyển, thủy quyển và sinh quyển: nơi diễn ra các hiện tượng thời tiết khí hậu (mây, mưa, gió, nắng,…), có các dòng chảy sông ngòi, sóng biển,... và là nơi sinh sống của sinh vật.
=> Đây là những tác nhân tác động trực tiếp đến quá trình phá hủy và biến đổi các loại đá, khoáng vật (quá trình phong hóa).
Câu 32. Vì sao phong hoá lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh?
Vì ở hoang mạc và bán hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm nên phong hóa lý học diễn ra mạnh mẽ.
Nơi có khí hậu lạnh, thường có sự đóng băng của nước; khi đóng băng, thể tích của nước tăng lên làm dãn các khe nứt; khi tan băng, khe nứt hẹp lại, tạo ra sự nứt vỡ nhiều hơn.
Câu 33. Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành?
- Quá trình bóc mòn: là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,...) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó.
- Một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành:
+ Rãnh nông (do nước chảy tràn), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời), các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên).
+ Những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm,... (do gió tạo thành).
+ Hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ (do tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển).
+ Vịnh hẹp băng hà (phi-o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu,... (do băng hà tạo thành).
Câu 34. Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: phong hoá, vận chuyển và bồi tụ?
Mối quan hệ giữa ba quá trình: phong hóa, vận chuyển và bồi tụ:
- Quá trình phong hóa làm phá hủy vật liệu đá và khoáng vật trên bề mặt đất.
- Các vật liệu của quá trình phong hóa được vận chuyển từ nơi này đến nới khác, vùng cao xuống vùng trũng thấp bằng dòng chảy sông ngòi, gió,...
- Cuối cùng, quá trình bồi tụ tích tụ (tích lũy) các vật liệu phá hủy, hình thành các dạng địa hình bồi tụ.
=> Ba quá trình này có thể diễn ra đồng thời, cách xa nhau về mặt không gian.
Câu 35. Lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).
Vị trí |
Độ dày |
Đặc điểm |
|
Lớp vỏ Trái Đất |
Nằm ngoài cùng của Trái Đất. |
Đến 5 km (ở đại dương) và 70 km (ở lục địa). |
- Được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: trầm tích, granit, badan. Gồm 2 lớp: - Vỏ đại dương: mỏng và không có tầng granit. - Vỏ lục địa: dày và có đủ cả ba tầng đá. - Chiếm tới 80% thể tích và 68,5% khối lượng Trái Đất. |
Lớp Manti |
Nằm giữa lớp vỏ Trái Đất và lớp Nhân. |
Dày khoảng 2885 km (từ 15 - 2900 km). |
Gồm 2 tầng: - Manti trên: dày từ 15 -700 km, vật chất ở dạng dẻo quánh. - Manti dưới: từ 700 -2900 km, vật chất ở dạng rắn. |
Lớp Nhân |
Là lớp trong cùng của Trái Đất. |
Dày khoảng 3470 km (từ 2900 - 6370 km). |
Gồm 2 tầng: - Nhân ngoài: độ dày từ 2900 - 5100 km, nhiệt độ tới 50000C, áp suất từ 1,3 đến 3,1 trệu atm, vật chất trạng thái lỏng. - Nhân trong: độ dày từ 5100 km đến 6370 km, áp suất từ 3 đến 3,5 triệu atm, vật chất trạng thái rắn. - Thành phần vật chất chủ yếu là kim loại nặng (niken, sắt). |
Xem thêm các đề cương ôn tập môn Địa Lí học kì 1, học kì 2 chọn lọc, hay khác:
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 9 Học kì 1 năm 2024
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 9 Học kì 2 năm 2024
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 11 Học kì 1 năm 2024
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 11 Học kì 2 năm 2024
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 12 Học kì 1 năm 2024
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 12 Học kì 2 năm 2024
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)