Đề cương ôn tập môn Địa Lí 7 Học kì 2 năm 2024

Đề cương ôn thi Học kì 2 môn Địa Lí 7 năm 2024 sẽ tổng hợp lại toàn bộ kiến thức quan trọng trong Học kì 2 giúp học sinh ôn tập lý thuyết cũng như luyện tập các dạng câu hỏi trắc nghiệm, các dạng bài tập tự luận môn Địa Lí. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh đạt kết quả trong trong bài thi Học kì 2 môn Địa Lí 7.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 7

I. NỘI DUNG LÝ THUYẾT

1. Kinh tế Bắc Mỹ

* Nền nông nghiệp tiên tiến

- Điều kiện tự nhiên

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đồng bằng trung tâm diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, sông hồ lớn cung cấp nước phù sa

+ Nhiều giống cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

- Đặc điểm phát triển

+ Nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao.

+ Phát triển được nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn.

+ Hoa Kì và Ca -na -da chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

- Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp Bắc Mỹ

+ Thời tiết khí hậu có nhiều biến động bất thường.

+ Nông sản có giá thành cao, bị cạnh tranh mạnh.

+ Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sây gây ô nhiễm môi trường.

- Các vùng nông nghiệp

+ Phân bố từ Bắc xuống Nam: trồng lúa mì; ngô, lúa mì chăn nuôi bò sữa và trồng cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả.

+ Phân bố từ Tây sang Đông: Trên núi cao chăn nuôi, phía Đông hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

2. Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

* Khái quát tự nhiên

- Diện tích: 20,5 triệu Km2.

- Bao gồm: eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti

- Đặc điểm khí hậu:

+ Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới.

+ Khí hậu và thực vật phân hóa từ Đông sang Tây.

+ Gió Tín phong Đông Bắc thổi thường xuyên.

- Đặc điểm địa hình:

+ Eo đất Trung Mĩ: Phần lớn là núi và cao nguyên, có nhiều núi lửa hoạt động và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

+ Quần đảo Ăng ti: Có hình vòng cung, các đảo có nhiều núi cao và đồng bằng ven biển.

Khu vực Nam Mỹ

Khu vực

Đặc điểm địa hình

Thảm thực vật

Phía Tây

Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mỹ, cao trung bình từ 3000 - 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.

Ở giữa

Rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata.

Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mỹ.

Phía Đông

Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.

Rừng rậm nhiệt đới ẩm.

* Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn

- Vai trò của rừng A-ma-dôn:

+ Nguồn dự trữ sinh vật qúi giá.

+ Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu.

+ Trong rừng có nhiều tài nguyên, khoáng sản.

+ Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.

- Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn: Mất cân bằng hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu,…

* Khối thị trường chung Mec-cô-xua

- Năm thành lập: Thành lập năm 1991.

- Các nước thành viên: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-goay, U-ru-goay. Sau đó có thêm Chi-lê, Bô-li-vi-a gia nhập.

- Mục tiêu của khối:

+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.

+ Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.

3. Thiên nhiên châu Đại Dương

* Vị trí địa lí, địa hình

- Châu Đại Dương gồm:

+ Lục đại Ô-xtrây-li-a.

+ Bao gồm 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-di-len (Đảo lục đại), Mi-cro -ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).

- Đặc điểm địa hình:

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.

+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.

* Khí hậu, thực vật và động vật

- Đặc điểm khí hậu:

+ Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.

- Đặc điểm động, thực vật:

+ Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển.

+ Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn,…

4. Thiên nhiên châu Âu

* Vị trí địa hình

- Vị trí địa lí và phạm vị lãnh thổ

+ Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á - Âu với diện tích khoảng 10 triệu km2.

+ Giới hạn từ 360B - 710B.

+ Tiếp giáp: Bắc Băng Dương, biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và châu Á.

- Đặc điểm địa hình: 

+ Có ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ.

+ Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh.

* Khí hậu, sông ngòi, thực vật

- Đặc điểm khí hậu:

+ Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới.

+ Một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới, phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

+ Phía Tây có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông.

- Đặc điểm sông ngòi:

+ Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. 

+ Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

- Thảm thực vật: Thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

* Các môi trường tự nhiên

Môi trường ôn đới hải dương

- Phân bố: các nước ven biển Tây Âu.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Nhiệt độ trên 00C, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

+ Mưa quanh năm khoảng 800 -1000mm/năm

- Sông ngòi: nhiều nước quanh năm và không đóng băng

- Thực vật: chủ yếu là rừng lá rộng phát triển.

Môi trường ôn đới lục địa

- Phân bố: ở khu vực Đông Âu.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có tuyết rơi.

+ Mưa chủ yếu vào mùa hạ.

- Sông ngòi: Sông nhiều nước vào mùa xuân-hạ, mùa đông đóng băng.

- Thực vật: thay đổi từ Bắc xuống Nam. Rừng (lá kim), thảo nguyên chiếm ưu thế.

Môi trường Địa Trung Hải

- Phân bố: các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Mùa hạ nóng, mùa mưa không lạnh lắm.

+ Mưa chủ yếu vào mùa thu - đông

- Sông ngòi: Sông nhắn và dốc, nhiều nước vào mùa thu - đông, mùa hạ ít nước.

- Thực vật: chủ yếu là rùng thưa, cây bụi lá cứng xanh quanh năm.

Môi trường núi cao

- Phân bố: miền núi trẻ phía Nam.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Nhiệt độ thay đổi theo độ cao.

+ Mưa nhiều ở các sườn đón gió phía Tây.

- Thực vật: có nhiều vành đai khác nhau, thay đổi theo độ cao.

5. Kinh tế châu Âu

* Nông nghiệp

- Hình thức tổ chức sản xuất: hộ gia đình và trang trại.

- Đặc điểm:

+ Nền nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao.

+ Gắn chặt với ngành công nghiệp chế biến.

+ Chăn nuôi có tỉ trọng cao hơn trồng trọt.

* Công nghiệp

- Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.

- Đặc điểm ngành công nghiệp:

+ Một số ngành công nghiệp chất lượng cao: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm,…

+ Các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển: điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không,…

+ Các ngành công nghiệp truyền thống bị giảm sút, cần phải thay đổi cơ cấu,…

* Dịch vụ

- Đặc điểm:

+ Là lĩnh vực kinh tế phát triển nhất.

+ Hoạt động dịch vụ thâm nhập và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.

- Các ngành phát triển nhất: ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,… 

- Hoạt động du lịch đem lại nguồn ngoại tệ lớn ở châu Âu.

6. Liên minh châu Âu

* Sự mở rộng của Liên minh châu Âu

- Diện tích 3.243.600 km2 với dân số 378 triệu người.

- Liên minh châu Âu (EU) được mở rộng từng bước, qua nhiều giai đoạn.

- Liên minh châu Âu đang kết nạp thêm một số nước ở Trung và Đông Âu.

* Liên minh châu Âu - một mô hình toàn diện nhất thế giới

- Liên minh toàn diện nhất thế giới thể hiện:

+ Có cơ quan lập pháp.

+ Có chính sách kinh tế chung, hệ thống tiền tệ chung.

+ Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn và đi lại giữa các quốc gia.

- Chú trọng bảo vệ: 

+ Tính đa dạng về văn hóa.

+ Các chính sách xã hội khác.

* Liên minh châu Âu - tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

- Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới thể hiện:

+ Chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.

+ Là nhà cung cấp vốn phát triển công nghiệp cho các nước công nghiệp mới.

- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ:

+ Các nước, trong đó có Việt Nam.

+ Các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trắc nghiệm

Câu 1. Chủ nhân đầu tiên của châu Mỹ là 

A. người Mai-a.

B. người In-ca.

C. người Anh-điêng.

D. người A-xơ-tếch.

Chọn C.

Câu 2. Người đầu tiên tìm ra châu Mỹ là

A. Cri- xtop Cô-lôm-bô.

B. Ma-gien-lăng.

C. David.

D. Michel Owen.

Chọn A.

Câu 3. Địa hình khu vực Bắc Mỹ không có khu vực nào dưới đây?

A. Ven biển và hải đảo.

B. Đồng bằng.

C. Miền núi Cooc-đi-e.

D. Miền núi già và sơn nguyên.

Chọn A.

Câu 4. Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên thế giới. Miền núi này chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài khoảng

A. 6000 km.

B. 7000 km.

C. 8000 km.

D. 9000 km.

Chọn D.

Câu 5. Miền đồng bằng ở giữa có đặc điểm nào dưới đây?

A. Cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

B. Cao ở phía nam và tây nam, thấp dần về phía đông và đông nam.

C. Cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía tây và tây nam.

D. Cao ở phía đông và đông bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

Chọn A.

Câu 6. Dân cư phân bố không thưa thớt nơi nào dưới đây?

A. Bán đảo A-la-xca.

B. Ca-na-đa.

C. Phía Nam hồ lớn.

D. Dãy Cooc-đi-e.

Chọn C.

Câu 7. Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở khu vực nào dưới đây?

A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.

B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.

C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.

D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.

Chọn A.

Câu 8. Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mỹ được tổ chức tiến tiến không biểu hiện ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Quy mô diện tích lớn. 

B. Sản lượng nông sản cao. 

C. Chất lượng nông sản tốt. 

D. Sử dụng nhiều lao động có trình độ.

Chọn D.

Câu 9. Một trong những quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng xanh ở châu Mỹ là

A. Hoa Kì.

B. Mê-hi-cô.

C. Bra-xin.

D. Chi-lê.

Chọn B.

Câu 10. Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế nào dưới đây?

A. Giá thành cao.

B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Nền nông nghiệp tiến tiến.

Chọn D.

Câu 11. Quốc gia nào dưới đây có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ?

A. Hoa Kì.

B. Canada.

C. Mê-hi-cô.

D. Panama.

Chọn C.

Câu 12. “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của vùng công nghiệp nào dưới đây?

A. Vùng công nghiệp mới của Bắc Mỹ.

B. Vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì.

C. Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì.

D. Vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì.

Chọn D.

Câu 13. Các đồng bằng ở Nam Mỹ xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc lần lượt là

A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.

B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta

C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn

D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.

Chọn D.

Câu 14. Ở các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô mưa nhiều với thảm thực vật chủ yếu là

A. rừng mưa nhiệt đới.

B. rừng rậm nhiệt đới.

C. rừng nhiệt đới ẩm.

D. rừng nhiệt đới khô.

Chọn B.

Câu 15. Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây? 

A. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

B. Eo đất Nam Mỹ và quần đảo Ăng-ti.

C. Cực Nam Nam Mỹ và Trung An-đét.

D. Eo đất Trang Mĩ và Bắc An-đét.

Chọn A.

Câu 16. Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là một

A. thảo nguyên rộng mênh mông.

B. đồng bằng nông nghiệp trù phú.

C. cách đồng lúa mì mênh mông.

D. cánh đồng hoa quả nhiệt đới rộng lớn.

Chọn A.

Câu 17. Dân số đô thị ở Trung và Nam Mỹ sống chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Nội đô.

B. Các khu chung cư.

C. Ngoại ô.

D. Các khu biệt thư.

Chọn C.

Câu 18. Quốc gia đầu tiên ở khu vực Trung và Nam Mỹ giành độc lập là

A. Chi-lê.

B. Bra-xin.

C. Hai-ti.

D. Pê-ru.

Chọn C.

Câu 19. Bộ tộc nào dưới đây là người bản địa của Trung và Nam Mỹ?

A. Người In-ca.

B. Người Mai-a. 

C. Người A-xơ-tếch.

D. Người Anh-điêng.

Chọn D.

Câu 20. Cây trồng nào dưới đây là cây trồng chủ yếu của Cu Ba?

A. Mía.

B. Cà phê.

C. Bông.

D. Dừa. 

Chọn A.

Câu 21. Quốc gia nào dưới đây ở Nam Mỹ trồng nhiều cây cà phê nhất?

A. Chi-lê.

B. Bra-xin.

C. Pê-ru.

D. Pa-ra-goay.

Chọn B.

Câu 22. Các nước Nam Mỹ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây?

A. Bông.

B. Mía.

C. Cà phê.

D. Lương thực.

Chọn D.

Câu 23. Ngành công nghiệp chưa phát triển ở các nước Trung và Nam Mỹ là

A. cơ khí chế tạo.

B. điện tử - tin học.

C. lọc dầu, hóa chất.

D. dệt, khai khoáng.

Chọn B.

Câu 24. Quốc gia nào dưới đây là nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

A. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê.

B. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

C. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma.

D. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.

Chọn D.

Câu 25. Châu Nam Cực còn được gọi là

A. cực nóng của thế giới.

B. cực lạnh của thế giới.

C. lục địa già của thế giới.

D. lục địa trẻ của thế giới.

Chọn B.

Câu 26. Loài nào ở Nam Cực có nguy cơ tuyệt chủng?

A. Cá voi xanh.

B. Chim cánh cụt.

C. Hải cẩu.

D. Hải báo.

Chọn A.

Câu 27. Châu Đại Dương nằm trong vành đai nào dưới đây?

A. Vành đai nóng.

B. Vành đai lạnh. 

C. Cả vành đai nóng và vành đai lạnh.

D. Vành đai ôn hòa.

Chọn C.

Câu 28. Phía đông kinh tuyến 1800 Ô-xtrây-li-a là 

A. chuỗi đảo núi lửa nhỏ và quần đảo Niu Di-len.

B. lục địa Ô-xtrây-li-a và đảo san hô Pô-li-nê-di.

C. chuỗi đảo núi lửa nhỏ và lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. chuỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di.

Chọn D.

Câu 29. Vùng nào dưới đây tập trung đông dân nhất Ô-xtrây-li-a?

A. Vùng trung tâm và đôn nam.

B. Vùng phía tây và tây bắc.

C. Vùng phía đông, đông nam và tây nam.

D. Vùng tây bắc và tây nam.

Chọn C.

Câu 30. Quốc gia nào dưới đây có nền kinh tế phát triển nhất châu Đại Dương?

A. Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len.

B. Niu Di-len và Pa-pua-niu-ghi-nê.

C. Ô-xtrây-li-a và Pa-pua-niu-ghi-nê.

D. Niu Di-len và Dac-Uyn.

Chọn A.

Câu 31. Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành

A. nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

B. nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

C. nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

D. nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

Chọn A.

Câu 32. Ở phía bắc và vùng trung tâm có dạng địa hình nào dưới đây?

A. Núi già.

B. Đồng bằng.

C. Núi trẻ.

D. Đảo, quần đảo.

Chọn A. 

Câu 33. Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, mùa hạ nóng và có mưa.

B. Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

C. Mùa đông không lạnh lắm và có mưa, mùa hạ nóng và khô.

D. Có mưa lớn sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao.

Chọn A.

Câu 34. Loại gió nào dưới đây hoạt động thường xuyên ở môi trường ôn đới hải dương?

A. Gió Tây ôn đới.

B. Gió đông cực.

C. Gió Mậu dịch.

D. Gió mùa.

Chọn A.

Câu 35. Khí hậu ôn đới hải dương có ở khu vực nào dưới đây?

A. Các nước Bắc Âu.

B. Các nước Tây Âu.

C. Các nước Đông Âu.

D. Các nước Nam Âu.

Chọn B.

Câu 36. Các quốc gia ở khu vực nào dưới đây chủ yếu có ngôn ngữ Giecman?

A. Bắc Âu.

B. Nam Âu.

C. Tây Âu.

D. Đông Âu.

Chọn C.

Câu 37. Các dân tộc châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?

A. Giec-man.

B. Hi lạp.

C. Đan xen hai ngôn ngữ.

D. Các ngôn ngữ khác.

Chọn A.

Câu 38. Khu vực Nam Âu phát triển chủ yếu nông sản nào dưới đây?

A. Cam, chanh và lê.

B. Nho, cam và chanh.

C. Cam, quýt và đào.

D. Lê, đào và bưởi.

Chọn B.

Câu 39. Cây lương thực chủ yếu ở châu Âu là

A. lúa gạo.

B. lúa mạch.

C. lúa mì.

D. cao lương.

Chọn C.

Câu 40. Châu lục nào dưới đây tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Phi.

D. Châu Úc.

Chọn A.

Câu 41. Dạng địa hình nào dưới đây phổ biến ở Bắc Âu?

A. Băng hà cổ.    

B. Núi lửa.   

C. Suối khoáng.   

D. Núi trẻ.

Chọn A.

Câu 42. Dãy núi già Xcan-đi-na-vi là biên giới tự nhiên giữa 

A. Na Uy và Ai-xơ-len.

B. Ai-xơ-len và Thụy Điển.

C. Na Uy và Phần Lan.

D. Na Uy và Thụy Điển.

Chọn D.

Câu 43. Miền đồng bằng Tây và Trung Âu nằm giáp với

A. Biển Trắng và biển Ban-tích.

B. Biển Đen và biển Ban-ren.

C. Biển Bắc và biển Ban-tích.

D. Biển Bắc và biển Ban-ren.

Chọn C.

Câu 44. Rôt-tec-đam là một hải cảng lớn của thế giới nằm ở quốc gia nào?

A. Đức.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Hà Lan.

Chọn D.

Câu 45. Hình thức chăn nuôi nào dưới đây phổ biến ở Nam Âu?

A. Công nghiệp.

B. Bán công nghiệp.

C. Chăn thả.

D. Trang trại.

Chọn C.

Câu 46. Các nước có khí hậu Địa Trung Hải ở Nam Âu trồng và xuất khẩu các loại cây ăn quả 

A. nhiệt đới.

B. ôn đới lạnh.

C. cận nhiệt đới.

D. nhiệt đới ẩm.

Chọn C.

Câu 47. Nguồn thu ngoại tệ chính của nhiều nước Nam Âu là từ hoạt động của ngành nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Thương mại.

D. Du lịch.

Chọn D.

Câu 48. Đông Âu có những cây trồng chủ yếu nào dưới đây?

A. Lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường và hướng dương.

B. Lúa gạo, ngô, khoai lang, củ cải đường và hướng dương.

C. Lúa mì, cam, khoai tây, chanh và hướng dương.

D. Lúa mì, ngô, khoai lang, củ cải đường và hướng dương.

Chọn A.

Câu 49. Tài nguyên khoáng sản ở khu vực Đông Âu tập trung chủ yếu ở quốc gia nào dưới đây?

A. U-crai-na và Hi Lạp.

B. Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp.

C. Liên Bang Nga và U-crai-na.

D. Bê-la-rút và Thổ Nhĩ Kì.

Chọn C.

Câu 50. Dạng địa hình nào dưới đây phổ biến ở khu vực Đông Âu?

A. Núi.

B. Đồi.

C. Đồng bằng.

D. Sơn nguyên.

Chọn C.

Câu 51.Lĩnh vực nào dưới đây không phải mục đích của EU?

A. Kinh tế.

B. Luật pháp.

C. Nội vụ.

D. Chính trị.

Chọn D.

Câu 52. Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi nào dưới đây?

A. Khối thị trường chung châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu.

C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

D. Liên minh châu Âu. 

Chọn C.

Câu 53. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào?

A. 1957.

B. 1958.

C. 1967.

D. 1993.

Chọn D.

Câu 54. Tổ chức kinh tế nào dưới đây dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay?

A. APEC.

B. NAFTA.

C. EU.

D. ASEAN.

Chọn C.

Câu 55. Liên minh châu Âu có cơ quan lập pháp là 

A. Hội đồng châu Âu.

B. Nghị viện châu Âu.

C. Hội đồng bộ trưởng.

D. Tòa án châu Âu.

Chọn B.

2. Tự luận

Câu 1. Trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mỹ?

Trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B, Bắc Mỹ nằm trên cả 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Trong mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều Tây - Đông. Có thể chia 4 vùng khí hậu:

- Khí hậu hàn đới: ở các đảo phía Bắc, Alatxca, phía bắc Canada.

- Khí hậu ôn đới: ở hầu hết sơn nguyên phía Đông và đồng bằng trung tâm.

- Khí hậu cận nhiệt và hoang mạc: ở phía Tây dãy Cooc-đi-e.

- Khí hậu nhiệt đới ở phía Nam lục địa.

Ngoài ra còn có kiểu khí hậu núi cao trên vùng núi Cooc-đi-e.

Câu 2. Những nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao? Kể tên một số nông sản chính của Bắc Mỹ?

* Nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa dạng.

- Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến: áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi thích nghi với điều kiện sống, cho năng suất cao.

- Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chuyên môn hoá cao,…

* Một số nông sản chính của Bắc Mỹ: Lúa mì, ngô, bông, cam, chanh, nho, bò, lợn,…

Câu 3. Nêu đặc điểm công nghiệp Bắc Mỹ. Tại sao trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút? Kể tên một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mỹ?

* Đặc điểm công nghiệp Bắc Mỹ

- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.

- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.

- Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

* Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút vì:

- Khủng hoảng kinh tế liên tiếp 1970 - 1973, 1980 - 1982.

- Sức cạnh tranh kém hiệu quả với một số nước trên thế giới, với một số ngành công nghiệp khai thác, đặc biệt ngành công nghệ cao.

* Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mỹ: máy bay Boeing, tàu vũ trụ con thoi, máy tính,giấy, dầu khí,…

Câu 4. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư Bắc Mỹ?

- Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giữa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam.

- Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2 tiếp đến là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ, chỉ có dải đồng bằng hẹp ven biển Thái Bình Dương là có mật độ cao hơn 11-50 người/km2.

- Mật độ dân số cao nhất là phía đông Hoa Kỳ (mật độ 51-100 người/km2), đặc biệt dải đất ben bờ từ dải đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây dương. Mật độ dân số trên 100 người/km2.

- 3/4 dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị.

- Trong các năm gần đây, phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây, do sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới.

Câu 5. Sự khác biệt về khí hậu, dân cư giữa lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ?

* Khí hậu:

- Phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ nằm trong môi trường đới ôn hoà, đại bộ phận diện tích lãnh thổ có khí hậu ôn đới.

- Phần lớn lãnh thổ Nam Mỹ nằm trong môi trường đới nóng, khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn ở Nam Mỹ.

* Dân cư:

- Bắc Mỹ: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it chiếm tỷ lệ lớn (hơn 3/4 dân số Bắc Mỹ), ngôn ngữ chính: tiếng Anh (Hoa Kỳ, Canada), tiếng Tây Ban Nha (Mêhico).

- Nam Mỹ: Người lai chiếm đa số, ngôn ngữ chính tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha.

Câu 6. Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ?

Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:

* Hệ thống Cooc-đi-e ở Phía tây

- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.

- Kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, độ cao trung bình 3000-4000m.

- Miền núi Cooc-đi-e có nhiều khoáng sản (đồng, vàng, bô-xít,…).

* Miền đồng bằng Ở giữa

- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam.

- Có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ), sông ngòi ( Mi-xi-xi-pi), nhiều than sắt, dầu khí.

* Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông

- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do và dãy núi cổ A-pa-lát, độ cao trung bình dưới 1500m.

- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn.

Câu 7. Trình bày sự khác nhau giữa cấu trúc địa hình Nam Mỹ và cấu trúc địa hình Bắc Mỹ?

* Giống nhau về cấu trúc địa hình chia làm 3 phần: núi trẻ, đồng bằng, núi già và sơn nguyên.

* Khác nhau:

- Phía đông: Bắc Mỹ có núi già A-pa-lát, Nam Mỹ là cao nguyên Guy-a-na và sơn nguyên Brasil.

- Ở giữa:

+ Đồng bằng Bắc Mỹ cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

+ Đồng bằng Nam Mỹ chủ yếu là đồng bằng thấp.

- Phía tây:

+ Hệ thống Coóc-đi-e gồm núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa diện tích Bắc Mỹ.

+ Hệ thống An-đét ở Nam Mỹ cao hơn nhưng chỉ chiếm một diện tích không lớn.

Câu 8. Trình bày sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mỹ với khí hậu Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti?

- Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, có chế độ mưa và ẩm theo mùa với mùa khô kéo dài.

- Nam Mỹ: có gần đầy đủ các kiểu khí hậu, với sự phân hoá từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao.

Câu 9. Giải thích tại sao lại có hoang mạc ở dải đất phía tây An-đét?

- Có hoang mạc ở dải đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru.

- Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển đi vào đất liền, đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.

Câu 10. Hãy nêu chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ. Nhận xét chế độ sở hữu đó?

* Có hai chế độ sở hữu

- Hình thức đại điền trang: quyền sở hữu thuộc các đại điền chủ, chiếm 5% dân số nhưng chiếm 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

+ Quy mô diện tích: Hàng nghìn héc-ta.

+ Chủ yếu sản xuất cây công nghiệp và chăn nuôi.

+ Mục tiêu sản xuất chủ yếu đễ xuất khẩu.

- Hình thức tiểu điền trang: quyền sở hữu thuộc các hộ nông dân.

+ Quy mô diện tích: nhỏ dưới 5 hecta.

+ Chủ yếu sản xuất cây lương thực.

+ Mục tiêu sản xuát tự cung, tự cấp.

* Nhận xét: Chế độ sở hữu ruông đất ở Trung Nam Mỹ là bất hợp lý, không công bằng đã kìm hãm sự phát triển nông nghiệp ở châu lục này vì người nông dân không có điều kiện cải tiến kỹ thuật canh tác, bị trói buộc vào các đại điền trang, nông nghiệp Trung và Nam Mỹ vì thế nảy sinh mâu thuẫn: vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa phải nhập khẩu lương thực.

Câu 11. Trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2.

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam với cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực.

- Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường dưới 200C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

- Gần như toàn bộ lục địa Nam cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

- Châu Nam cực chỉ có các loài động vât sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo,…

- Châu Nam cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt.

Câu 12. Vì sao lớp băng của Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn? Ảnh hưởng của sự tan băng đối với đời sống con người trên Trái Đất?

- Lớp băng ở châu Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn là do: sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng dần lên, băng ở Nam cực tan chảy.

- Ảnh hưởng của sự tan băng ở lục địa Nam cực làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.

Câu 13. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ thành lập vào năm nào? Có bao nhiêu thành viên? Nêu mục đích thành lập?

- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ thành lập năm 1993, có 3 thành viên: Ca-na-na, Hoa Kì, Mê-hi-cô.

- Mục đích thành lập

+ Tăng sức cạnh tranh trên thị trường Thế Giới.

+ Chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu ở Mêhicô.

+ Tập trung phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao ở Hoa Kỳ, Canada.

+ Mở rộng thị trường nội địa, Thế Giới.

Câu 14. Nêu nguyên nhân chủ yếu làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển ở vị trí hàng đầu thế giới?

 - Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đồng bằng rộng lớn, khí hậu điều hòa.

- Áp dụng tiến bộ  khoa học kỹ thuật:

- Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao.

Câu 15. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Ama dôn? nêu vai trò của rừng Ama dôn?

* Vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn:

- Nhiều khoáng sản, dự trữ nước, điều hòa khí hậu, vùng dự trữ sinh học.

- Việc khai phá rừng A-ma-dôn để phát triển kinh tế làm môi trường bị hủy hoại, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu. 

* Vai trò của rừng A-ma-dôn:

- Lá phổi xanh của thế giới.

- Vùng dự trữ sinh học quí giá.

- Nhiều tiềm năng phát triển nông, công nghiệp, giao thông vận tải đường sông,…

Câu 16. Trình bày đặc điểm tự nhiên của Châu Nam cực?

Đặc điểm tự nhiên Châu Nam cực:

- Khí hậu: Lạnh khắc nghiệt, thường có gió bão.

- Địa hình: Là một cao nguyên băng khổng lồ.

- Thực vật không thể tồn tại được.

- Động vật khá phong phú.

Câu 17. Trình bày đặc điểm dân cư Châu Đại Dương?

- Mật độ dân số thấp nhất thế giới 3,6 người/km2.

- Sự phân bố dân cư không đều tập trung ở dải đất hẹp phía đông và Đông nam Ô-xtrây-li-a, ở phía Bắc Niu-di-len và pa-pua Niu Ghi-nê.

- Tỉ lệ dân thành thị cao 69%.

- Dân cư gồm hai thành phần chính là người bản địa và người nhập cư.

Câu 18. Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô hạn?

- Do lục địa này nằm chủ yếu trong đới chí tuyến của nửa cầu nam.

- Địa hình có 3 phần, phía tây là sơn nguyên ở giữa là đồng bằng và phía Đông có núi cao chắn gió từ Đại Dương thổi vào cho nên phần lớn đất đai phía tây và vùng trung tâm lục địa ít mưa, hoang mạc và nửa hoang mạc phát triển sông ngòi ít.

Câu 19. Nền kinh tế của châu Đại Dương như thế nào?

- Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều.

- Niu di len và oxtraylia có nền kinh tế phát triển nhất.

- Còn lại các nước quốc đảo có nền kinh tế đang phát triển.

Câu 20. Nêu một số đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, lục địa Ôxtrây-li-a?

Đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, lục địa Ô-xtrây-li-a

- Phần lớn các đảo, quần đảo có khí hậu nóng ẩm, điều hoà, mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới phát triển (Do chịu ảnh hưởng mạnh của đại dương).

- Lục địa Ô-xtrây-li-a: Phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc (Do chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ, đại bộ phận lục địa nằm trong khu vực áp  cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa, phía Đông có dãy Trường sơn ngăn ảnh hưởng của biển).

- Có nhiều động vật độc đáo nhất thế giới.

- Quần đảo Niu Di-len và phía Nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới.

Câu 21. Trình bày một số đặc điểm kinh tế chính của châu Đại Dương?

* Đặc điểm kinh tế châu Đại Dương

- Kinh tế phát triển không đều giữa các nước.

- Ôxtrây-li-a và Niu Di-len có nền kinh tế phát triển nhất châu Đại Dương với các ngành: Khai khoáng, chế tạo máy, phụ tùng diện tử,...

- Các quốc đảo còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu, chế biến thực phẩm và phát triển du lịch.

Câu 22. Trình bày vị trí địa lí, đặc điểm địa hình của Châu Âu?

* Vị trí

- Là 1 bộ phận của lục địa Á - Âu. Diện tích > 10 triệu km2.

- Nằm giữa khoảng các vĩ tuyến: 360B - 710B.

- Có 3 mặt giáp biển và đại dương.

- Bờ biển dài 43000km, bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.

* Địa hình

Châu Âu có 3 dạng địa hình chính: Đồng bằng, núi già và núi trẻ.

- Đồng bằng: Trải dài từ Tây sang Đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục. Tương đối bằng phẳng như ĐB Đông Âu, ĐB Pháp....

- Núi trẻ: Ở phía Nam  châu lục, với đỉnh nhọn, cao, thung lũng sâu.

- Núi già: Ở vùng trung tâm và phía Bắc châu lục với đỉnh tròn, thấp, sườn thoải.

Câu 23. Nêu ý nghĩa một số đặc điểm tự nhiên của Châu Âu?

Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, nằm trong đới khí hậu Ôn hòa, thiên nhiên  được con người khai thác từ lâu đời và ngày càng được sử dụng có hiệu quả.

- Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng, bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.

- Khí hậu: Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.các sông lớn là Đanuýp, Rai nơ và Von ga.

- Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

Câu 24. Giải thích vì sao càng đi về phía tây châu Âu khí hậu càng ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?

Dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu. Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào trong đất liền bị biến tính dần, ảnh của biển càn đi sâu về phía khu vực Đông và Đông Nam châu Âu càng yếu đi. Vì thế càng đi về phía tây châu Âu khí hậu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn ở phía đông.

Câu 25. Tình hình dân số châu Âu hiện nay so với dân số thế giới như thế nào? Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số châu Âu già đi?

- Tình hình dân số châu Âu:

+ Hiện nay, tỷ lệ dân số tự nhiên của châu Âu chưa tới 0,1% (năm 2021) rất thấp so với tỷ lệ tăng dân số thế giới (1,4%).

+ Nhiều nước ở Đông Âu, Bắc Âu, Trung Âu có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên âm, làm cho dân số châu Âu già đi dẫn đến nguồn nhân lực trẻ ngày càng thiếu hụt.

- Nguyên nhân:

+ Do mức sống dân số cao, công tác y tế vệ sinh tiến bộ, bảo đảm sức khoẻ tốt, tuổi thọ trung bình người dân ngày càng tăng.

+ Lớp tuổi trên 60 ngày càng đông.

+ Đa số dân số hạn chế sinh đẻ vì không muốn có con dẫn đến lớp tuổi dưới 15 rất ít chỉ chiếm 15% dân số như ở Đức, Italia.

Câu 26. Trình bày đặc điểm các môi trường tự nhiên ở châu Âu?

Châu Âu có các môi trường tự nhiên sau:      

- Môi trường ôn đới hải dương, mùa hạ mát, đông không lạnh lắm hoặc ấm, mưa quanh năm.

- Môi trường ôn đới lục địa, mùa đông lạnh, hạ nóng, mưa ít;

- Môi trường núi cao, thực vật thay đổi theo độ cao.

- Môi trường địa trung hải, nóng khô, mưa thu-đông.

Câu 27. So sánh sự khác nhau giữa hai môi trường  tự nhiên: Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa ở châu Âu?

So sánh sự khác nhau giữa hai môi trường tự nhiên

Nội dung

Môi trường ôn đới hải dương

Môi trường ôn đới lục địa

Khí hậu

Ôn hòa, mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều và đều quanh năm.

Khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh và mùa hạ nóng, biên độ nhiệt năm lớn và lượng mưa ít.

Thực vật

Rừng lá rộng.

Rừng lá kim và thảo nguyên.

Sông ngòi

Nhiều nước quanh năm.

Đóng băng vào mùa đông.

Phân bố

Ở Tây Âu.

Ở Đông Âu.

Câu 28. Nêu những nguyên nhân làm cho nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao?

- Sản xuất nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.

- Gắn chặt sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

Câu 29. Trình bày những đặc điểm chính của môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa của châu Âu, giải thích tại sao có đặc điểm như vậy?

* Ôn đới hải dương

- Đặc điểm

+ Mùa hạ mát, mùa đông ấm (không lạnh lắm) nhiệt độ thường trên 00C, lượng mưa khá lớn (khoảng trên 1000mm) mưa quanh năm.

+ Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng.

+ Thực vật: Có rừng cây lá rộng (Sồi, dẻ,...).

- Giải thích: Nhờ có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới làm cho khí hậu của vùng ấm và ẩm.

* Ôn đới lục địa

- Đặc điểm

+ Khí hậu: Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có nơi có tuyết rơi. Mưa ít hơn vùng ôn đới hải dương và tập trung vào mùa hạ.

+ Sông ngòi: Nhiều nước về mùa hạ và có thời kỳ đóng băng trong mùa đông.

+ Thực vật: Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích, thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam.

- Giải thích: Vì nằm sâu trong nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển, về mùa đông lại chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh phương Bắc làm cho khí hậu mang tính chất lục địa.

Câu 30. Nêu các kiểu khí hậu của châu Âu, kiểu khí hậu nào chiếm vị trí lớn nhất?

- Châu Âu có bốn kiểu khí hậu:

+ Khí hậu Hàn đới: Ở phía Bắc.

+ Khí hậu ôn đới Hải dương: Ở phía Tây.

+ Khí hậu ôn đới lục địa: Ở phía Đông.

+ Khí hậu Địa Trung Hải: Ở phía Nam.

- Kiểu khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới Hải dương chiếm phần lớn diện tích.

Câu 31. Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao?

Sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu đạt hiệu quả cao vì:

- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến.

- Gắn chặt với công nghiệp chế biến.

Câu 32. Chứng minh các nước Bắc Âu có các ngành kinh tế phát triển nhờ vào yếu tố tự nhiên và tích cực bảo vệ môi trường?

- Dựa trên nguồn thuỷ năng dồi dào, sông ngòi dốc lắm thác nhiều ghềnh nên các nước Bắc Âu rất phát triển ngành thủy điện.

- Khai thác tiềm năng của biển hai nước Nauy và Aixơlen có đội thương thuyền rất hùng mạnh và đội tàu đánh cá hiện đại. Cá chiếm 75% tổng sản phẩm xuất khẩu của Aixơlen tất cả các nước Bắc Âu đều có đường bờ biển dài và có truyền thống hàng hải và đánh cá,... Vùng biển Bắc có nhiều tiềm năng khoáng sản đặc biệt là dầu khí. Dựa trên cơ sở đó tất cả các nước Bắc Âu đều rất phát triển kinh tế biển.

- Do điều kiện tự nhiên khu vực bắc Âu có đất trồng ít, khí hậu giá lạnh vào mùa đông không thuận lợi cho việc trồng trọt, nên các nước Bắc Âu chủ yếu phát triển chăn nuôi. Đặc biệt các nước Bắc Âu nổi tiếng về phát triển kinh tế bền vững. Trong phát triển kinh tế họ đặc biệt chú trọng đến yêu cầu khai thác, sử dụng tự nhiên một cách hợp lí tiết kiệm và cân đối hài hoà giữa mục đích kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Ví dụ: Họ có quy định chặt chẽ cho việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản như qui định cỡ mắt lưới đánh cá. Cấm sử dụng thuốc nổ, hoá chất để khai thác cá,… và khai thác rừng được tổ chức có kế hoạch rõ ràng  và luôn đi đôi với việc bảo vệ trồng rừng.

Câu 33. Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp của các nước Đông Âu? Kể tên các cây trồng, vật nuôi chính của các nước Đông Âu?

* Thuận lợi

- Diện tích đồng bằng rộng lớn.

- Đất đai màu mỡ: đất đen thảo nguyên và đất xám rừng lá rộng.

- Nhiều đồng cỏ, nguồn nước dồi dào từ các sông lớn Von-ga, Đông,...

* Cây trồng vật nuôi: Lúa mì, củ cải đường, khoai tây, hướng dương, bò thịt, bò sữa,  lợn, gia cầm.

Câu 34. Theo em vấn đề đặt ra trong việc phát triển du lịch của các nước Nam Âu là gì?

- Việc phát triển du lịch đã đặt ra cho các nước Nam Âu nhiều vấn đề

+ Bảo vệ các bãi biển, vùng biển không bị ô nhiễm.

+ Bảo vệ các rừng cây không bị phá hoại

+ Bảo vệ, phục chế các di sản văn hoá, nghệ thuật, công trình kiến trúc cổ không bị thất thoát hư hỏng.

Câu 35. Khu vực Nam Âu nổi tiếng về những nông sản gì? Vì sao các nước Nam Âu phát triển mạnh ngành du lịch?

- Nông sản chủ yếu: Cây ăn quả can nhiệt đới (cam, chanh, nho, ô liu).

- Vì Nam Âu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc.

- Nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật cổ đại.

- Bờ biển đẹp, khí hậu địa trung hải mùa hạ ít mưa, đầy nắng.

Câu 36. Trình bày đặc điểm cơ bản về địa hình khí hậu, thực vật, kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu?

Khu vực Tây và Trung Âu có:

- Địa hình chia làm 3 miền (Núi già, núi trẻ, đồng bằng).

- Khí hậu, thực vật thay đổi từ  Tây sang Đông.

- Đây là khu vực đông dân nhất, kinh tế phát triển nhất, tập trung nhiều cường quốc công nghiệp (Anh, Pháp, Đức).

Câu 37. Trình bày đặc điểm kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu?

Những đặc điểm kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu:

* Công nghiệp

- Là khu vực tập trung nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới như: Anh, Pháp, Đức,...

- Các ngành công nghiệp hiện đại: Cơ khí  chính xác, điện, điện tử,... phát triển bên ngành công nghiệp truyền thống.

- Có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng (Rua) và nhiều hải cảng lớn (Rốt-téc-đam)

* Nông nghiệp

- Miền đồng bằng là khu vực có nền nông nghiệp thâm canh phát triển đa dạng và có năng suất cao nhất châu Âu.

- Các cây trồng  chủ yếu: Lúa mạch, khoai tây, lúa mì, củ cải đường, rau, hoa quả, chăn nuôi bò sữa,...

- Trên các đồng cỏ vùng núi chăn nuôi bò, cừu,...

* Dịch vụ

- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.

- Các trung tâm tài chính lớn là: Pa-ri, Luân Đôn, Duy-rích. Dãy An-pơ có giá trị lớn về du lịch.

Câu 38. Liên minh Châu Âu (EU) có những đặc điểm gì?

Đặc điểm của Liên minh Châu Âu(EU):

- Liên minh Châu Âu (EU) được mở rộng qua nhiều giai đoạn.           

- Đây là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, chiếm tỷ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.

- Liên minh Châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là việc EU đặt quan hệ các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

Xem thêm các đề cương ôn tập môn Địa Lí học kì 1, học kì 2 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học