Đề cương ôn tập môn Địa Lí 9 Học kì 1 năm 2024
Đề cương ôn thi Học kì 1 môn Địa Lí 9 năm 2024 sẽ tổng hợp lại toàn bộ kiến thức quan trọng trong Học kì 1 giúp học sinh ôn tập lý thuyết cũng như luyện tập các dạng câu hỏi trắc nghiệm, các dạng bài tập tự luận môn Địa Lí. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh đạt kết quả trong trong bài thi Học kì 1 môn Địa Lí 9.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 - ĐỊA LÍ 9
I. NỘI DUNG LÝ THUYẾT
1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
* Các dân tộc ở Việt Nam
- Thành phần: Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 85,3% dân số cả nước - 2019).
- Đặc điểm
+ Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…
+ Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
* Phân bố các dân tộc
- Dân tộc kinh: Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
- Các dân tộc ít người
+ Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa các vùng.
Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.
2. Dân số và gia tăng dân số
* Số dân
- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002); 97,5 triệu người (năm 2019).
- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.
* Gia tăng dân số
- Sự biến đổi dân số:
+ Giai đoạn 1954 - 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.
+ Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.
- Nguyên nhân:
+ Hiện tượng “bùng nổ dân số”.
+ Gia tăng tự nhiên cao
- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.
+ Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:
Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.
Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.
- Nguyên nhân:
+ Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
+ Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.
3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
* Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.
Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2019: 315 người/km² (thế giới: 60 người/km²).
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
+ Không đồng đều theo vùng.
-> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.
+ Không đồng đều theo thành thị và nông thôn: Tập trung đông ở nông thôn (74%); Tập trung ít ở thành thị (26%).
* Các loại hình quần cư
Đặc điểm |
Quần cư nông thôn |
Quần cư thành thị |
Phân bố dân cư |
Tập trung thành các điểm dân cư. |
Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn. |
Tên gọi điểm quần cư |
- Làng, ấp (người Kinh). - Bản (người Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me). |
Phường, quận, khu đô thị, chung cư,… |
Hình thái nhà cửa |
Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. |
Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới. |
Hoạt động kinh tế chủ yếu |
Nông nghiệp |
Công nghiệp, dịch vụ |
Mật độ dân cư |
Thấp |
Cao |
* Đô thị hoá
- Đặc điểm:
+ Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp.
+ Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
+ Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng → Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Nguyên nhân của đô thị hóa:
+ Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
+ Chính sách phát triển dân số.
4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
* Nguồn lao động và sử dụng lao động
Nguồn lao động
- Số lượng: Dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
- Chất lượng:
+ Thế mạnh:
Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
+ Hạn chế: Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
+ Biện pháp: Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
Sử dụng lao động
- Đặc điểm:
+ Lao động nước ta chủ yếu đang hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
+ Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn đang diễn ra.
- Xu hướng:
+ Số lao động có việc làm tăng lên.
+ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:
Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng.
Tỉ trọng lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm.
-> Thay đổi phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước hiện nay.
* Vấn đề việc làm
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm -> Nguyên nhân là do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.
- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao -> Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, trình độ người lao động còn thấp.
5. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
* Những thành tựu và thách thức
Thành tựu
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
- Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
Thách thức
- Trong nước:
+ Hạn chế về vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, y tế, xóa đói giảm nghèo,… đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng núi.
+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
+ Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
- Trên thế giới:
+ Biến động thị trường thế giới và khu vực.
+ Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO,…
=> Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.
6. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
* Ý nghĩa
- Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.
* Các loại hình giao thông vận tải
- Đường bộ
+ Là phương tiện vân tải chủ yếu: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất.
+ Phần lớn các tuyến đường giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc - Nam và Đông - Tây.
+ Các tuyến đường giao thông đang được nâng cấp và mở rộng.
- Đường sắt
+ Quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất nối liền hai miền Nam - Bắc với tổng chiều dài 2632 km.
+ Các tuyến đường còn lại: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Thái Nguyên.
- Đường sông
+ Mới được khai thác ở mức độ thấp.
+ Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long (4500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2500 km).
- Đường biển
+ Gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế.
+ Vận tải biển quốc tế phát triển mạnh nhờ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
+ Ba cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- Đường hàng không
+ Được hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa.
+ Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).
+ Mạng lưới quốc tế mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.
- Đường ống: Đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
7. Thương mại và du lịch
* Thương mại: Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương
Nội thương
- Vai trò: Phục vụ nhau cầu tiêu dùng, đi lại, văn hóa,… trong nước.
- Tình hình phát triển: Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất: hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.
- Phân bố:
+ Nhân tố ảnh hưởng: Quy mô dân số, sức mua và sự phát triển các ngành kinh tế.
+ Phân bố: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.
Ngoại thương
- Vai trò: giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao, cải thiện đời sống nhân dân.
- Tình hình phát triển:
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.
+ Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị; nguyên liệu, nhiên liệu; lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.
+ Thị trường xuất - nhập khẩu ngày càng mở rộng: châu Á - Thái Bình Dương (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đài Loan), châu Âu và Bắc Mĩ.
* Du lịch
- Vai trò: Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước, đem lại nguồn thu nhập, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước và cải thiện đời sống nhân dân.
- Điều kiện phát triển:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia,…
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,…
- Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.
- Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.
8. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Thuận lợi
- Địa hình có sự phân hóa rõ rệt:
+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.
+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ.
-> Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh à cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Khoáng sản: giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn à phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Sông ngòi: Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào à phát triển thủy điện
- Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa à Thuận lợi trồng cây công nghiệp.
- Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).
- Giữa ĐB và TB có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.
Khó khăn
- Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.
- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.
- Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét,… do nạn chặt phá rừng bừa bãi.
* Tình hình phát triển kinh tế
Công nghiệp
- Công nghiệp năng lượng:
+ Điều kiện phát triển: nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.
+ Các nhà máy điện chủ yếu: thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí,…
- Khai thác khoáng sản:
+ Điều kiện phát triển: phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.
+ Hiện nay đang tiến hành khai thác nhiều mỏ khoáng sản có giá trị.
- Chế biến thực phẩm:
+ Điều kiện phát triển: trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Ngày càng phát triển: chế biến chè, đặc sản, hồi quế khô, sữa bò,…
- Chế biến lâm sản, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
=> Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.
Nông nghiệp
* Trồng trọt
- Điều kiện phát triển:
+ Đất feralit.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Khó khăn:
+ Sương muối.
+ Thị trường chưa ổn định.
+ Thiếu quy hoạch trong phát triển một số cây trồng.
+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển,...
- Tình hình phát triển: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới).
+ Cây lương thực: lúa, ngô là cây lương thực chính. Lúa chủ yếu được trồng ở các cánh đồng giữa núi như: Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái),… Ngô được trồng nhiều trên nương rẫy.
+ Cây công nghiệp: chè (Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn), hồi (Lạng Sơn), cây dược liệu. Cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.
+ Cây ăn quả: mận, mơ, lê, đào, vải,… ở Sơn La, Bắc Giang,…
+ Nghề rừng: chủ yếu phát triển theo hướng nông-lâm kết hợp.
- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
* Chăn nuôi
- Điều kiện phát triển:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Nhân dân có kinh nghiệm.
+ Vùng biển Quảng Ninh rộng.
+ Nguồn thức ăn ngày càng phong phú.
- Khó khăn:
+ Sương muối, giá rét.
+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển
- Tình hình phát triển:
+ Đàn trâu (56,1%), bò (16%), lợn (23%) so với cả nước (năm 2019).
+ Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản phát triển mạnh ở Quảng Ninh.
Dịch vụ
* Giao thông vận tải
- Điều kiện phát triển:
+ Vị trí địa lí mang tính chiến lược.
+ Có vùng biển Quảng Ninh và các cửa khẩu là cửa ngõ.
- Khó khăn: Địa hình chủ yếu là đồi núi.
- Tình hình phát triển: Hoạt động mạnh với nhiều tuyến đường bộ, sắt, thủy nối liền với ĐBSH, Trung Quốc và thượng Lào.
* Thương mại
- Điều kiện phát triển: Tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng, Lào, Trung Quốc,...
- Khó khăn: Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô.
- Tình hình phát triển: Vùng đã phát triển mối quan hệ thương mại lâu đời với ĐBSH, Trung Quốc và thượng Lào.
* Du lịch
- Điều kiện phát triển: Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch lịch sử cách mạng.
- Khó khăn: Tài nguyên du lịch 1 số nơi bị suy thoái, ô nhiễm.
- Sản phẩm du lịch: hướng về cội nguồn, du lịch sinh thái.
- Các điểm du lịch nổi tiếng: Hạ Long, Lạng Sơn, Điện Biên,…
9. Vùng Đồng bằng sông Hồng
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Đất:
+ Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.
+ Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.
+ Đất Phù sa: ở hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.
+ Đất phèn, mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ.
+ Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc và Hà Tây.
- Tài nguyên khoáng sản: không nhiều, các khoáng sản có giá trị là:
+ Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.
+ Sét cao lanh: Hải Dương.
+ Than nâu: Hưng Yên.
+ Khí tự nhiên: Thái Bình.
- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.
Đánh giá:
- Thuận lợi:
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.
+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.
* Đặc điểm dân cư, xã hội
- Đặc điểm:
+ Số dân: ĐBSH là vùng dân cư đông nhất cả nước. Khoảng 21,3 triệu người, chiếm 21,9% dân số cả nước (Năm 2019). Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số: Cao, có xu hướng giảm.
+ Phân bố: Mật độ dân số cao: 1 420 người/km² (Năm 2019).
+ Lao động: Số lượng lớn, nhiều lao động có kĩ thuật.
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.
- Khó khăn:
+ Số dân quá đông, tỉ lệ gia tăng dân số còn cao.
+ Sức ép dân số tới các vấn đề xã hội, môi trường.
* Cơ sở vật chất - cơ sở hạ tầng
- ĐBSH là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.
- Một số đô thị đã hình thành từ lâu đời như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên).
- Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trong hướng ra vịnh Bắc Bộ.
10. Vùng Bắc Trung Bộ
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đặc điểm
Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang đông:
- Phân hóa bắc - nam:
+ Phía Bắc: là dải Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng và khoáng sản khá giàu có
+ Phía Nam: là dải Trường Sơn Nam với diện tích rừng ít hơn, khoáng sản nghèo nàn.
- Phân hóa tây - đông: từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển à mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.
Thuận lợi
- Rừng và khoáng sản phong phú à phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.
- Địa hình nhiều gò đồi là điều kiện cho phát triển mô - hình nông lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).
- Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá, cửa sông ven biển và thuận lợi cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như các hang động, bãi tắm đẹp, các vườn quốc gia,… (Động Phong Nha - Kẻ Bàng, động Thiên đường).
Khó khăn
- Khí hậu: thiên tai bão lũ thường xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm và gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.
- Nạn cát bay, cát chảy ven biển.
- Sông ngòi: phần lớn ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.
* Tình hình phát triển kinh tế
Nông nghiệp
* Điều kiện phát triển:
- Thuận lợi: Địa hình đa dạng.
- Gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp: địa hình hẹp ngang, thiên tai,...
* Tình hình phát triển:
- Trồng trọt: Bình quân lương thực có hạt theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước. Nguyên nhân: do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đất đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,...).
- Lâm nghiệp: Trồng rừng, phát triển kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp đang được đẩy mạnh.
- Chăn nuôi: Trâu bò đàn ở phía Tây; Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở phía Đông.
- Triển khai mô hình kết hợp nông - lâm kết hợp, trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
Công nghiệp
- Điều kiện phát triển: Nguồn khoáng sản, đặc biệt là đá vôi nên vùng phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tình hình phát triển:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm.
+ Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng
+ Công nghiệp nhẹ với quy mô vừa và nhỏ được phát triển hầu hết ở các địa phương. Tập trung chủ yếu ở phía đông: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
Dịch vụ
- Điều kiện phát triển:
+ Vị trí cầu nối giữa Bắc và Nam, giữa các nước Tiểu vùng Sông Mê Kông với Biển Đông.
+ Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và di sản thế giới.
- Tình hình phát triển:
+ Giao thông vận tải: Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không à Đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam - Bắc; là cửa ngõ ra biển của Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.
+ Du lịch: Số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch ngày càng tăng. Với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
11. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đặc điểm
- Địa hình: Các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa; Số giờ nắng nhiều.
- Tài nguyên đất:
+ Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp để trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất ở đồi núi phát triển rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
- Tài nguyên biển: Vùng biển có tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Tài nguyên rừng: Rừng có nhiều gỗ, quế, tầm hương, kì nam, sâm quy,…
- Tài nguyên khoáng sản: cát thủy tinh, vàng, ti tan à phát triển công nghiệp khai khoáng.
Khó khăn
- Hạn hán kéo dài.
- Thiên tai thường xảy ra.
- Hiện tượng sa mạc hóa ở cực Nam Trung Bộ.
* Tình hình phát triển kinh tế
Công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao (từ 4,6% năm 2005 lên 7,7% năm 2013).
- Cơ cấu CN bước đầu được hình thành và khá đa dạng. Các ngành chính: Cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản,... Khai thác cát, titan.
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn,...
Giao thông vận tải
- Điều kiện phát triển: vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Tình hình phát triển:
+ Các hoạt động vận tải trung chuyển trên tuyến Bắc - Nam diễn ra sôi động: Quốc lộ 1A.
+ Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.
Du lịch
- Điều kiện phát triển: có nhiều điểm du lịch nổi tiếng:
- Tình hình phát triển:
+ Các bãi biển đẹp: Non Nước, Nha Trang, Múi Né,...
+ Các di sản: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,...
12. Vùng Tây Nguyên
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Thuận lợi
Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.
- Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng à thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.
- Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước à thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu,…
- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo à thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).
- Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, Đồng Nai, Xêxan,… có nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước).
- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.
- Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.
Khó khăn
- Mùa khô kéo dài nên thiếu nước, nạn cháy và chặt phá rừng bừa bãi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống nhân dân.
- Bảo môi trường, khai thác tài nguyên hợp lí có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và các vùng lân cận.
Biện pháp
- Bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.
* Đặc điểm dân cư - xã hội
Dân cư
- Số dân: dân số 5,9 triệu người (6,1% - 2019). Đây là vùng thưa dân nhất cả nước.
- Mật độ dân số thấp: 81 người/km2 (2002), 108 người/km2 (2019).
- Dân cư phân bố không đều: phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, với mật độ cao hơn (chủ yếu là người Kinh), khu vực thưa dân chủ yếu là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Dân tộc:
+ 30% là người dân tộc ít người.
+ Thành phần: Kinh, Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho,...
+ Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung ven các đô thị, trục đường giao thông.
Xã hội
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội vẫn còn thấp.
- Tây Nguyên vẫn đang là vùng khó khăn của đất nước.
- Vấn đề đặt ra hiện nay: Tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị là mục tiêu hàng đầu trong dự án phát triển Tây Nguyên.
II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trắc nghiệm
Câu 1. Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm có những dân tộc nào sau đây?
A. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.
B. Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Hrê.
C. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.
D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.
Chọn A.
Câu 2. Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc?
A. 57 dân tộc.
B. 56 dân tộc.
C. 54 dân tộc.
D. 55 dân tộc.
Chọn C.
Câu 3. Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
A. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.
C. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm.
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.
Chọn B.
Câu 4. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay thuộc loại nào sau đây?
A. Cơ cấu dân số già.
B. Cơ cấu dân số ổn định.
C. Cơ cấu dân số trẻ.
D. Cơ cấu dân số phát triển.
Chọn C.
Câu 5. Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ 3 sau quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan và Inđônêxia.
B. Mianma và Lào.
C. Philippin và Inđônêxia.
D. Mianma và Philippin.
Chọn C.
Câu 6. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ nào sau đây?
A. Rất thấp.
B. Thấp.
C. Trung bình.
D. Cao.
Chọn B.
Câu 7. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là
A. sản xuất công nghiệp.
B. sản xuất dịch vụ.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. các hoạt động thương mại.
Chọn C.
Câu 8. Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số thế nào?
A. Thấp.
B. Trung Bình.
C. Cao.
D. Rất cao.
Chọn C.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta?
A. Dồi dào, tăng nhanh.
B. Hầu như không tăng.
C. Dồi dào, tăng chậm.
D. Tăng chậm, số lượng ít.
Chọn A.
Câu 10. Nguồn lao động nước ta còn có những hạn chế nào sau đây?
A. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
B. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C. Thể lực, trình độ và tác phong lao động.
D. Khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật.
Chọn C.
Câu 11. Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện sự chuyển dịch nào sau đây?
A. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Chọn D.
Câu 12. Các tỉnh và thành phố (cấp tỉnh) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là
A. Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.
B. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam.
C. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Bình Định, Quảng Nam.
D. Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.
Chọn A.
Câu 13. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm nào sau đây?
A. 1975.
B. 1980.
C. 1986.
D. 1995.
Chọn C.
Câu 14. Khu vực nào sau đây có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta?
A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Các vùng trung du và miền núi.
D. Đồng bằng ở Duyên hải Miền Trung.
Chọn A.
Câu 15. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở nước ta?
A. Hợp tác xã nông - lâm.
B. Kinh tế hộ gia đình.
C. Nông trường quốc doanh.
D. Trang trại, đồn điền.
Chọn B.
Câu 16. Hạn chế nào sau đây của tài nguyên nước ở nước ta?
A. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
B. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.
Chọn C.
Câu 17. Loại cây trồng nào sau đây không được xếp vào nhóm cây công nghiệp?
A. Mía.
B. Đậu tương.
C. Ca cao.
D. Đậu xanh.
Chọn D.
Câu 18. Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
D. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 19. Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp là
A. đã đảm bảo được lương thực thực phẩm.
B. diện tích đất trồng bị thu hẹp.
C. công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm.
D. diện tích rừng nước ta bị thu hẹp.
Chọn A.
Câu 20. Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào sau đây?
A. Rừng đặc dụng.
B. Rừng nguyên sinh.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng phòng hộ.
Chọn D.
Câu 21. Hiện nay, nghề nuôi tôm phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Chọn B.
Câu 22. Loại khoáng sản nào sau đây vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác?
A. Than đá, dầu khí.
B. Mangan, crôm.
C. Apatit, pirit.
D. Crôm, pirit.
Chọn A.
Câu 23. Ngành công nghiệp mía đường thường phân bố gắn với
A. nơi tập trung lao động.
B. các vùng nguyên liệu.
C. thị trường tiêu thụ.
D. nơi có nguồn nước.
Chọn B.
Câu 24. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là
A. khí hậu.
B. vị trí địa lí.
C. địa hình.
D. khoáng sản.
Chọn D.
Câu 25. Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất nước ta là
A. Cà Mau.
B. Phả Lại.
C. Phú Mĩ.
D. Uông Bí.
Chọn C.
Câu 26. Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là
A. vị trí địa lí thuận lợi.
B. nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.
C. các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn.
D. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Chọn C.
Câu 27. Ngành công nghiệp năng lượng nào sau đây phát triển mạnh nhất ở vùng Tây Nguyên?
A. Hoá dầu.
B. Nhiệt điện.
C. Khai thác than.
D. Thuỷ điện.
Chọn D.
Câu 28. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta không biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và bệnh viện lớn.
C. Hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
D. Hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta.
Chọn A.
Câu 29. Các hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Các cao nguyên đất đỏ badan.
B. Các thành phố lớn, khu công nghiệp.
C. Các vùng duyên hải ven biển.
D. Các đồng bằng phù sa màu mỡ.
Chọn C.
Câu 30. Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào sau đây là nhiều nhất?
A. Đường sắt.
B. Đường bộ.
C. Đương sông.
D. Đường biển.
Chọn B.
Câu 31. Loại hình giao thông vận tải nào sau đây không phổ biến ở tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Đường sắt.
B. Đường bộ.
C. Đường sông.
D. Đường hàng không.
Chọn D.
Câu 32. Loại nào sau đây không thuộc tài nguyên du lịch nhân văn?
A. Lễ hội truyền thống.
B. Công trình kiến trúc.
C. Hang động cacxtơ.
D. Làng nghề truyền thống.
Chọn C.
Câu 33. Vùng nào sau đây ở nước ta có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn nhất cả nước?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn A.
Câu 34. Vùng than lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn.
B. Quảng Ninh.
C. Thái Nguyên.
D. Cao Bằng.
Chọn B.
Câu 35. Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ.
B. Chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.
C. Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
D. Chịu tác động rất lớn của biển.
Chọn C.
Câu 36. Loại đất nào sau đây chiếm phần lớn diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Đất phù sa cổ.
B. Đất đồi.
C. Đất feralit trên đá vôi.
D. Đất mùn pha cát.
Chọn C.
Câu 37. Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. cao su.
B. điều.
C. cà phê.
D. chè.
Chọn D.
Câu 38. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào sau đây?
A. Sông Hồng và sông Thái Bình.
B. Sông Hồng và sông Lục Nam.
C. Sông Hồng và sông Đà.
D. Sông Hồng và sông Cầu.
Chọn A.
Câu 39. So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng Sông Hồng là vùng có
A. bình quân lương thực cao nhất.
B. sản lượng lúa lớn nhất.
C. xuất khẩu gạo nhiều nhất.
D. năng suất lúa cao nhất.
Chọn D.
Câu 40. Nhận định nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Giảm tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây thực phẩm.
B. Giảm tỉ trọng của cây thực phẩm, tăng cây lương thực.
C. Giảm tỉ trọng của cây công nghiệp, giảm cây lương thực.
D. Tăng tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây công nghiệp.
Chọn A.
Câu 41. Ngành công nghiệp trọng điểm nào sau đây không phải của Đồng bằng Sông Hồng?
A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Công nghiệp khai khoáng.
D. Công nghiệp cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.
Chọn C.
Câu 42. Các tỉnh, thành phố nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hoá, Hà Tỉnh, Thừa Thiên - Huế.
B. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
C. Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị.
D. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình.
Chọn B.
Câu 43. Các tỉnh Bắc Trung Bộ xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
A. Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
B. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
C. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
D. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
Chọn C.
Câu 44. Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 45. Các điểm du lịch nổi tiếng nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ?
A. Cố đô Huế, Phong Nha-Kẻ Bàng.
B. Đồ Sơn, Cát Bà.
C. Sầm Sơn, Thiên Cầm.
D. Nhật Lệ, Lăng Cô.
Chọn B.
Câu 46. Bắc Trung Bộ không có các trung tâm công nghiệp nào sau đây?
A. Quy Nhơn.
B. Thanh Hóa.
C. Huế.
D. Bỉm Sơn.
Chọn A.
Câu 47. Tỉnh nào sau đây không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Ninh Thuận.
B. Khánh Hoà.
C. Bình Thuận.
D. Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chọn D.
Câu 48. Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quy Nhơn, Xuân Đài.
B. Vân Phong, Nha Trang.
C. Hạ Long, Diễn Châu.
D. Cam Ranh, Dung Quất.
Chọn C.
Câu 49. Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. đồng, Apatít, vàng.
B. sắt, đá vôi, cao lanh.
C. than nâu, mangan, thiếc.
D. cát thủy tinh, ti tan, vàng.
Chọn D.
Câu 50. Ngành thuỷ sản là một trong những thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nhờ
A. ít thiên tai.
B. nhiều bãi tôm cá.
C. tàu thuyền nhiều.
D. bờ biển dài.
Chọn B.
Câu 51.Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vân Phong.
B. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vân Phong, Nha Trang.
C. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vân Phong.
D. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang.
Chọn D.
Câu 52. Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. quỹ đất nông nghiệp hạn chế.
B. đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
C. vùng đồng bằng có độ dốc lớn.
D. đất trống, đồi núi trọc còn nhiều.
Chọn A.
Câu 53. Điểm đặc biệt nhất về vị trí địa lí của Tây Nguyên là
A. giáp 2 vùng kinh tế.
B. không giáp biển.
C. giáp Đông Nam Bộ.
D. giáp 2 quốc gia.
Chọn B.
Câu 54. Tây Nguyên bao gồm những tỉnh nào sau đây?
A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam.
B. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận.
C. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh.
D. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Chọn D.
Câu 55. Tỉnh nào sau đây nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Đắk Lắk.
D. Lâm Đồng.
Chọn A.
Câu 56. Nông sản nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột và Đà Lạt là
A. hồ tiêu, bông và thuốc lá.
B. cà phê và hoa, rau quả ôn đới.
C. chè, điều và mía.
D. cao su và hoa, quả nhiệt đới.
Chọn B.
Câu 57. Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là
A. ca cao.
B. hồ tiêu.
C. cao su.
D. cà phê.
Chọn D.
Câu 58. Loại cây công nghiệp phát triển nhất Tây Nguyên là
A. chè.
B. cà phê
C. điều.
D. cao su.
Chọn B.
Câu 59. Tây Nguyên là vùng có tiềm năng to lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên nào sau đây?
A. Nông nghiệp và lâm nghiệp.
B. Khoáng sản và thuỷ sản.
C. Nông nghiệp và thuỷ sản.
D. Lâm nghiệp và thuỷ sản.
Chọn A.
Câu 60. Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là
A. nền văn hóa đa dạng.
B. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
C. có nhiều dân tộc sinh sống.
D. nguồn lao động hạn chế về trình độ.
Chọn D.
2. Tự luận
Câu 1. Cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc. Những nét riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào, dân tộc nào có số dân đông nhất, sống về nghề gì là chủ yếu, cho ví dụ?
- Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8%.
- Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,... Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú giàu bản sắc.
- Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển,… người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật.
Ví dụ: Về tiếng nói, trang phục, lễ hội,…
Câu 2. Em hãy trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta?
Tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta:
- Dân tộc kinh: phân bố rộng khắp nước, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng - trung du và duyên hải.
- Dân tộc ít người:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: có trên 30 dân tộc cư trú đan xen nhau: Người Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao,…
+ Trường Sơn và Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc gồm người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho, Bana, M'nông,…
+ Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có các dân tộc Hoa, Chăm, Khơ-me cư trú đan xen với người Việt.
Câu 3. Trình bày đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta ? Giải thích vì sao?
- Đặc điểm phân bố dân cư nước ta không đồng đều:
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải.
+ Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
+ Các đô thị lớn đông dân tập trung ở miền đồng bằng và ven biển.
+ Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%.
- Giải thích
+ Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn.
+ Khí hậu khắc nghiệt.
+ Tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng.
Câu 4. Sự phân bố dân tộc nước ta hiện nay có gì thay đổi?
Hiện nay một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định cư, định canh gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh du cư của một số dân tộc miền núi đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện, một số dân tộc vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, Sơn La, Tuyên Quang,… sống hòa nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư.
Câu 5. Kết cấu dân số theo độ tuổi chia ra mấy nhóm? Dân số nước ta đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
* Kết cấu dân số theo độ tuổi gồm 3 nhóm:
- Độ tuổi dưới tuổi lao động ( từ 0 - 14 tuổi).
- Độ tuổi lao động (từ 15 - 59 tuổi).
- Độ tuổi trên lao động (60 tuổi trở lên).
* Hậu quả của dân số nước ta đông và tăng nhanh:
- Về kinh tế: Thiếu lương thực thực phẩm, nhà ở, trường học, nghèo đói.
- Về xã hội: khó khăn ổn định trật tự, tệ nạn xã hội phát triển, ùn tắc giao thông.
- Về môi trường: đất - nước - không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, động vật - thực vật suy giảm.
Câu 6. Trình bày một số biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?
- Phân bố lại dân cư, lao động.
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
- Tăng cường hoạt động công nghiệp - dịch vụ ở thành thị.
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề.
Câu 7. Hãy cho biết dân cư nước ta tập trung ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?
- Dân cư nước ta tập trung ở vùng đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.
- Thưa thớt ở miền núi - cao nguyên.
- Nguyên nhân:
+ Vùng đồng bằng, ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn miền núi, cao nguyên.
+ Là khu vực khai thác lâu đời, có trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
Câu 8. Nước ta có mấy loại hình quần cư? Nêu đặc điểm và các chức năng của loại hình quần cư?
- Nước ta có hai loại hình quần cư.
+ Quần cư nông thôn: Dân cư thường tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đây là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư nông thôn. Tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp là đất đai. Các làng, bản ở nông thôn thường được phân bố trải rộng theo không gian.
+ Quần cư thành thị: Dân cư thường tham gia sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật quan trọng.
- Tùy theo điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, sinh hoạt mà mỗi vùng, mỗi địa phương có các kiểu quần cư và chức năng khác nhau.
Câu 9. Quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm gì?
- Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. Thể hiện ở việc mở rộng quy mô các thành phố và lối sống thành thị ngày càng phổ biến ở nông thôn. Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp.
- Phần lớn các đô thị của nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ đô thị hoá.
- Tiến hành không đồng đều giữa các vùng.
Câu 10. Đô thị hoá là gì? Nước ta có bao nhiêu đô thị? Kể tên những đô thị đặc biệt và đô thị loại 1?
- Đô thị hoá: là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị.
- Cả nước ta có 689 đô thị (2004) và 819 đô thị (2018) từ loại đặc biệt đến loại 5.
- Có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh.
- Có 3 độ thị loại 1 là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Câu 11. Em hãy nhận xét về sự phân bố lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn ở nước ta. Giải thích?
- Phân bố: Lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn nước ta rất chênh lệch. Thành thị chỉ chiếm có 29,3%, trong khi đó nông thôn có tới 70,7% (2013).
- Giải thích: Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang phát triển nhưng chưa cao so với quy mô diện tích và dân số, đồng thời việc phát triển các ngành nghề ở thành thị còn nhiều hạn chế nên không thu hút được nhiều lao động. Trong khi ở nông thôn việc sử dụng máy móc nông nghiệp còn ít nên cần nhiều lao động chân tay.
Câu 12. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta?
- Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do: Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, tạo nên sức ép rất lớn đối với việc làm.
- Đặc điểm vụ mùa của nông nghiệp và sự phát triển nghề ở nông thôn còn hạn chế, nên tình trạng thiếu việc làm lớn.
- Ở các khu vực thành thị của cả nước tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.
- Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp.
Câu 13. Em hãy nêu những thành tựu và thách thức trong việc phát triển nền kinh tế nước ta?
* Thành tựu:
- Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
- Nước ta đang hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
* Thách thức:
- Sự phân hóa giàu - nghèo còn chênh lệch cao.
- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.
- Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập.
Câu 14. Trình bày đặc điểm tài nguyên đất trong nông nghiệp của nước ta?
Đất là tài nguyên rất quí giá trong sản xuất nông nghiệp, không có gì thay thế được. Đất nông nghiệp nước ta gồm hai nhóm đất cơ bản:
- Đất phù sa: tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. Đất phù sa có diện tích 3 triệu ha, thích hợp trồng lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác.
- Đất feralit: tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi. Các loại đất Feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (cafe, chè, cao su), cây ăn quả và 1 số loại cây ngắn ngày (sắn, ngô, đậu tương).
Câu 15. Em hãy nêu những thuận lợi của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta?
-Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit.
- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao.
- Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp.
- Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường.
Câu 16. Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp?
* Thuận lợi
- Nước ta có khí nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt và độ ẩm phong phú giúp cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ trong năm.
- Khí hậu nước ta phân hoá nhiều theo chiều Bắc - Nam; theo mùa và theo độ cao nên có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, một số cây cận nhiệt và ôn đới.
* Khó khăn
- Khí hậu nước ta nhiều bão lũ, gió Tây nóng khô. Trong điều kiện nóng ẩm dễ phát sinh sâu bệnh, bệnh dịch,...
- Khí hậu còn nhiều thiên tai khác như sương muối, mưa đá, rét hại,...
- Tất cả những hiện tượng trên gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp nước ta.
Câu 17. Nông nghiệp nước ta gồm những ngành nào? Đặc điểm chính của mỗi ngành hiện nay?
- Nông nghiệp nước ta gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.
- Nông nghiệp nước ta đang có những bước tiến triển khá rõ:
+ Trồng trọt từ một nền nông nghiệp chủ yếu dựa trên độc canh cây lúa, nước ta đã phát triển nhiều loại cây công nghiệp và các cây trồng khác.
+ Chăn nuôi: chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp phát triển ở nhiều địa phương. Các dịch vụ chăn nuôi và thị trường đang được mở rộng để thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Câu 18. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
- Chống úng, lụt mùa mưa bão.
- Cung cấp nước tưới mùa khô.
- Cải tạo đất, mở diện tích đất canh tác.
- Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng.
Câu 19. Sự phát triển của công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?
- Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh.
Câu 20. Cơ cấu cây trồng nước ta chia mấy nhóm? Cơ cấu cây trồng đang thay đổi như thế nào?
- Cơ cấu cây trồng chia 3 nhóm:
+ Cây lương thực: lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn).
+ Cây công nghiệp: cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,…) và cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương,…).
+ Cây ăn quả và cây khác.
- Sự thay đổi cơ cấu cây trồng: cây lương thực giảm, cây công nghiệp tăng tỉ trọng về năng suất và diện tích (phá thế độc canh cây lúa).
Câu 21. Em hãy nêu ý nghĩa tài nguyên rừng? Nêu những nguyên nhân chính đã làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp?
* Ý nghĩa của rừng
- Rừng bảo vệ môi trường, hạn chế xói mòn - lũ lụt - hạn hán - sa mạc hóa.
- Cung cấp lâm sản phục vụ đời sống và xuất khẩu.
- Bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ các động thực vật quí hiếm.
* Các nguyên nhân chính đã làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp đáng kể
- Chiến tranh hủy diệt rừng như bom đạn; thuốc khai hoang.
- Khai thác không có kế hoạch, quá mức phục hồi (làm đồ gia dụng, làm củi đốt,…).
- Đốt rừng làm rẫy của một số dân tộc ít người.
- Quản lý và bảo vệ của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ.
Câu 22. Rừng nước ta chia ra mấy loại? Nêu chức năng từng loại. Kể tên 04 vườn quốc gia ở Việt Nam?
* Dựa vào chức năng rừng nước ta chia 3 loại.
- Rừng sản xuất (cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và cho dân dụng).
- Rừng phòng hộ (phòng chống thiên tai, lũ, xói mòn.. Bảo vệ môi trường).
- Rừng đặc dụng (bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ các giống loài quý hiếm).
* Các vườn quốc gia của nước ta: Cúc Phương, Bạch Mã, Kẻ Bàng, Cát Tiên,…
Câu 23. Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta hiện nay phát triển như thế nào? Ngành thủy sản nước ta, ngoài những thuận lợi còn có những khó khăn gì?
- Ngành thủy sản nước ta hiện nay có những điều kiện phát triển sau:
+ Dọc bờ biển có nhiều đầm phá, rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có nhiều biển ven các đảo, vũng, vịnh thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, ngoài ra còn nhiều sông suối, hồ, ao,… có thể nuôi tôm, cá nước ngọt.
+ Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm nước mặn xuất khẩu phát triển nhanh, có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra, các thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao khác là đồi mồi, trai ngọc, rong câu,…
- Khó khăn của ngành thủy sản:
+ Thiên nhiên gây thiệt hại cho nghề biển và nuôi trồng thủy sản như bão, lũ thất thường, dịch bệnh; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái.
+ Nghề thủy sản đòi hỏi vốn lớn, trong khi ngư dân phần nhiều còn nghèo khổ.
Câu 24. Chính sách phát triển công nghiệp hiện nay của nước ta có gì mới? Thị trường có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển công nghiệp của nước ta?
- Chính sách phát triển công nghiệp hiện nay của nước ta: Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần; khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.
- Thị trường:
+ Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường.
+ Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá lớn nhưng bị cạnh tranh quyết liệt với hàng ngoại nhập, nhất là hàng nhập lậu.
+ Hàng công nghiệp nước ta cũng có lợi thế ở thị trường các nước công nghiệp phát triển nhưng hạn chế về mẫu mã, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Câu 25. Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? Tại sao nói ngành công nghiệp nước ta đa dạng?
* Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta:
- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: than đá, dầu mỏ.
- Công nghiệp điện: gồm nhiệt điện và thủy điện.
- Các ngành công nghiệp nặng: cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Công nghiệp dệt may.
* Công nghiệp nước ta đa dạng vì cơ cấu có nhiều ngành:
- Khai thác nhiên liệu.
- Chế biến lương thực, thực phẩm.
- Công nghiệp điện.
- Cơ khí, điện tử.
- Hoá chất.
- Vật liệu xây dựng.
Câu 26. Hãy nêu một số ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu tiêu biểu của nước ta cùng với sự phân bố và sản lượng của ngành đó?
* Hai ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu tiêu biểu cả nước:
- Công nghiệp khai thác than:
+ Phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh (Bắc Bộ).
+ Sản lượng hàng năm khoảng 10 - 12 triệu tấn than.
- Công nghiệp khai thác dầu khí:
+ Phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam.
+ Sản lượng đã được khai thác lớn hơn 100 triệu tấn dầu và hàng nghìn tỉ m3 khí. Các nhà máy điện tuốc bin và các nhà máy sản xuất khí hóa lỏng, phân đạm tổng hợp đã được xây dựng.
Câu 27. Công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng như thế nào trong cơ cấu giá sản xuất công nghiệp nước ta, gồm các ngành chính nào?
- Công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta.
- Các ngành chính là:
+ Ngành chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, chế biến chè, café,...)
+ Ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi như: Chế biến và làm đông lạnh thịt, sữa, làm đồ hộp.
+ Ngành chế biến thủy sản như: làm nước mắm, chế biến khô, đông lạnh cá, tôm,…
Câu 28. Tại sao Việt Nam đẩy mạnh buôn bán với thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương?
* Nước ta buôn bán nhiều nhất với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vì:
- Vị trí địa lý gần, thuận lợi việc vận chuyển, giao nhận hàng hoá.
- Quan hệ mua bán có tính truyền thống từ lâu đời.
- Thị hiếu người tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng, dễ xâm nhập thị trường.
- Tiêu chuẩn hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất của nước ta.
Câu 29. Em hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay?
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
+ Tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm.
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành 7 vùng kinh tế khác nhau, trong đó có 4 khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung, phía Nam và ĐBSCL (2009).
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, công tư hợp doanh, liên doanh nước ngoài,...).
Câu 30. Vai trò và vị trí của ngành giao thông vận tải?
- GTVT là ngành tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng nó không thể thiếu được trong sản xuất và đời sống của con người.
- Việc vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi khai thác về cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm từ nơi làm ra đến nơi tiêu thụ,… đều phải cần đến giao thông vận tải.
- GTVT còn chuyên chở hành khách đi lại trong nước, quốc tế, tham gia thúc đẩy thương mại với nước ngoài và giữ gìn bảo vệ Tổ quốc.
- Nhờ vào việc phát triển GTVT mà nhiều vùng khó khăn nước ta đã có cơ hội phát triển.
Câu 31. Sự khác biệt về tự nhiên và thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng Đông bắc và Tây bắc?
- Vùng Đông bắc: Địa hình núi trung bình, thấp, các dãy núi cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh kéo dài -> Thế mạnh kinh tế: Giàu tài nguyên khoáng sản, có thế mạnh trồng rừng, thuỷ điện, trồng cây công nghiệp, dược liệu, cây ăn quả, tiềm năng kinh tế, du lịch biển
- Vùng Tây Bắc: Địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông ít lạnh ngắn -> Thế mạnh kinh tế: Phát triển thuỷ điện, trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi, du lịch nghỉ mát.
Câu 32. Vì sao việc phát triển, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
- Nguồn tài nguyên của vùng dồi dào, nhưng do khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt (gỗ, rừng, lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản,...).
- Diện tích đất trống đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn, sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước ngầm và các dòng sông. Hồ nước các nhà máy thuỷ điện, nguồn nước cung cấp cho đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng.
Câu 33. Trình bày các ngành sản xuất thế mạnh của vùng TD&MNBB?
* Ngành nông nghiệp
- Cây công nghiệp lâu năm: Chè (Mộc Châu, Hà Giang, Thái Nguyên).
- Cây ăn quả cận nhiệt: Mận, mơ (Cao Bằng, Lào Cai), Hồng (Lạng Sơn), Vải thiều (Bắc Giang),…
Do đất trồng tốt, khí hậu thích hợp nên cây chè chiếm tỉ trọng về diện tích và sản lượng lớn của cả nước được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
- Chăn nuôi phát triển trên những đồng cỏ. Chăn nuôi trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%), lợn chiếm 22% cả nước.
* Ngành công nghiệp
- Khai thác khoáng sản: Đông bắc có tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Tây Bắc: Có nguồn tiềm năng thuỷ điện lớn và phát triển mạnh.
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có ý nghĩa: Sản xuất điện, cung cấp năng lượng, điều tiết lũ, cung cấp nước tưới, khai thác du lịch.
+ Ngoài ra còn có thế mạnh về kinh tế, du lịch biển (Quảng Ninh).
Câu 34. Ý nghĩa phát triển nghề rừng kết hợp nông - lâm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp sẽ khai thác hợp lí hơn diện tích đất rừng. Nhờ nghề rừng phát triển mà độ che phủ tăng lên, hạn chế xói mòn.
- Sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Câu 35. Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng đem lại những thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh - tế xã hội?
* Thuận lợi
- Vị trí địa lí: Thuận lợi giao lưu kinh tế xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.
- Địa hình: Đồng bằng khá bằng phẳng thuận lợi xây dựng, phát triển giao thông.
- Khí hậu có mùa đông lạnh phát triển vụ đông.
- Về các tài nguyên:
+ Đất phù sa màu mỡ, khí hậu, thuỷ văn phù hợp thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp nhất là trồng lúa.
+ Khoáng sản có giá trị kinh tế: Các mỏ đá vôi, sét cao lanh làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao, SX VLXD, than nâu, khí tự nhiên.
+ Bờ biển Hải phòng đến Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.
+ Phong cảnh du lịch phong phú đa dạng.
* Khó khăn
- Thời tiết thất thường, không ổn định gây thiệt hại mùa màng, đường sá cầu cống, các công trình thuỷ lợi.
- Do hệ thống đê chống lũ -> Đồng ruộng trở thành các ô trũng ngập nước trong mùa mưa.
- Diện tích đất nhiễm phèn, mặn khá lớn.
Câu 36. Những thành tựu và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng, hướng giải quyết những khó khăn đó?
* Những thành tựu:
- Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu long.
- Các loại cây ưa lạnh trong vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu (Ngô đông, khoai tây, cà rốt).
- Đàn lợn có số lượng lớn nhất cả nước (27,2%), Chăn nuôi bò sữa, gia cầm đang phát triển mạnh.
* Khó khăn:
- Diện tích canh tác đang bị thu hẹp do mở rộng đất thổ cư, đất chuyên dùng, số lao động dư thừa.
- Sự thất thường của thời tiết: lũ, bão, sương giá, sương muối,…
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu không đúng phương pháp, không đúng liều lượng.
* Hướng giải quyết:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các ngành khác hoặc đi lập nghiệp các nơi khá.
- Thâm canh tăng vụ, khai thác ưu thế các cây rau vụ đông.
- Hạn chế sử dụng phân hoá học, sử dụng phân vi sinh, dùng thuốc trừ sâu đúng phương pháp, dúng liều lượng.
Câu 37. Đồng bằng sông Hồng có cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước?
- Nông nghiệp: Kết cấu hạ tầng hoàn thiện từ lâu đời nhất là hệ thống đê chống lũ.
- Công nghiệp: Được hình thành vào loại sớm nhất ở nước ta với các ngành tiểu thủ công truyền thống: Gạch Bát Tràng, gốm Hải Dương và ngày nay với các ngành công nghiệp chủ chốt như cơ khí, luyện kim, hoá chất.
- Các ngành dịch vụ: Thương mại phát triển lâu đời, có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước trong quá khứ và hiện tại như: Hải phòng, Hà Nội và các cơ sở văn hoá, di tích lịch sử là những nơi du lịch hấp dẫn của khách trong và ngoài nước.
Câu 38. Các điều kiện tự nhiên Bắc Trung Bộ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng?
- Địa hình: Đồi núi -> Đồng bằng ven biển -> Biển => Phát triẻn nhiều ngành kinh tế; Nông Lâm ngư nghiệp, du lịch. Tuy nhiên do địa hình phần lớn đồi núi khó khăn giao lưu kinh tế, đất dể bị xói mòn, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp kém phì nhiêu.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, hiện tượng phơn tây nam trong mùa hè -> Phát triển các sản phẩm nhiệt đới điển hình. Tuy nhiên, thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán,...
- Sông ngòi: Phần lớn ngắn và dốc -> Có giá trị thuỷ lợi, thuỷ điện, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt. Thường xảy ra lũ đột ngột.
- Tài nguyên:
+ Đất: Từ Nghệ An -> Quảng Trị có đất đỏ badan => Thích hợp trồng các cây ccông nghiệp lâu năm có giá trị lớn (Chè, cao su, cà phê).
+ Khoáng sản: ít, có trữ lượng lớn: Crôm, sắt, thiếc, vàng, titan,... -> Phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim.
+ Thuỷ sản: Đường bờ biển dài, có nhiều bãi tôn cá, nhiều đầm phá -> Thuận lợi đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.
+ Rừng: còn nhiều diện tích nhất phía bắc Hoành sơn -> Cung cấp nhiều gỗ, lâm sản có giá trị.
+ Du lịch: Nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích văn hoá, lịch sử -> Phát triển du lịch.
Câu 39. Việc trồng, bảo vệ rừng có tầm quan trọng hàng đầu trong lâm nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ?
- Do lãnh thổ hẹp ngang, sườn núi ở phía đông dốc nên bảo vệ rừng phòng hộ rất quan trọng để tránh lũ lụt, bảo vệ các loài thực vật, động vật quí hiếm.
- Rừng phía nam dãy Hoành sơn bị khai thác quá mức cần bảo vệ và trồng rừng.
- Rừng có vai trò điều hoà khí hậu, chống gió nóng Tây nam, giữ nguồn nước ngầm.
Câu 40. Các ngành kinh tế thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?
- Chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, trồng rừng: Do diện tích mièn núi trung du khá rộng chiếm 50% diện tích của vùng, rừng còn chiếm 40% diện tích toàn vùng vì vậy chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp, trồng rừng phát triển ở miền núi, gò đồi ở phía tây.
- Nuôi trrồng đánh bắt thuỷ sản: Bờ biển dài, nhiều bãi tôm, cá ven biển, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trròng, đánh bắt thuỷ sản.
- Du lịch: Nhiều cảnh quan đẹp (Các bãi tắm, Phong nha kẽ bàng, vườn quốc gia,...), nhiều di tích lịch sử, văn hoá (Cố đô Huế, Quê Bác, Các nghĩa trang quốc gia, Thành cổ Quảng Trị, đôi bờ Hiền Lương, ngã ba Đồng lộc,...)
Câu 41. So sánh địa hình 2 vùng Bắc trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?
- Địa hình 2 vùng có những nét tương đồng: Phía tây miền núi, gò đồi -> dải đồng bằng ven biển hẹp -> Biển với các đảo, quần đảo.
- Khác nhau:
+ Vùng Bắc Trung Bộ: Có ít nhánh núi đâm ra biển -> Đèo Ngang, ở tận cùng phía Nam giáp ranh 2 vùng là dãy Bạch Mã chạy ra biển làm thành đèo Hải vân. Bờ biển vùng này ít khúc khuỷu.
+ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Nhiều nhánh núi của Trường sơn Nam đâm ra biển tạo ra nhiều đèo: Đèo Cả, đèo Cù Mông,... đồng thời chia cắt đồng bằng ven biển nhiều đoạn, bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.
Câu 42. Các điều kiện tự nhiên duyên hải Nam Trung Bộ đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí: Thuận lợi giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng và các nước.
- Địa hình: Núi, gò đồi phía tây, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bờ biển khúc khủy, nhiều vũng vịnh -> Phát triển các ngành nông lâm, ngư nghiệp, xây dựng các hải cảng.
- Khí hậu: Mang tính chất cận xích đạo, nóng khô nhất cả nước -> Phát triển các cây trồng vật nuôi cận nhiệt, nghề sản xuất muối.
- Sông ngòi: Có giá trị thủy điện, thủy lợi.
* Khó khăn:
- Địa hình: Đồi núi chiếm phần lớn diện tích giao lưu kinh tế - xã hội hiểm trở, đất dể bị xói mòn, đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt, đất kém phì nhiêu.
- Khí hậu khô hạn, nạn cát lấn và hiện tượng sa mạc hóa gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Thiên tai thường xuyên xảy ra: lũ lụt, bão,...
Câu 43. Các thế mạnh về kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Ngư nghiệp: Bao gồm đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, khai thác tổ yến.
- Chăn nuôi bò phát triển miền núi phía tây.
- Du lịch là thế mạnh: Có các bãi tắm đẹp (Non nước, Nha trang, Mũi né), Các di sản văn hóa: Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn.
Câu 44. Tiềm Năng kinh tế biển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ?
Các tỉnh Duyên hải miền Trung có tiềm năng kinh tế biển rất lớn:
- Nuôi trồng thủy sản: Nuôi cá nước lợ, tôm trong các đầm phá, nuôi tôm trên các cồn cát ven biển.
- Đánh bắt hải sản gần, xa bờ: Các tỉnh duyên hải miền trung có nhiều bãi tôm, cá là những ngư trường đánh bắt hải sản.
- Chế biến thủy sản: Đông lạnh, làm muối, làm nước mắm.
Câu 45. Các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
- Thừa thiên Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Vai trò vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tác động mạnh đến sự chuyển dich cơ cấu kinh tế không chỉ với duyên hải Nam Trung Bộ mà đối với Bắc Trung Bộ và tây Nguyên.
Câu 46. Trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì?
* Thuận lợi:
- Đất đỏ badan màu mỡ, phân bố tập trung, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho việc phát triển các cây cận nhiệt, hoa quả.
- Rừng chiếm diện tích lớn có nhiều gỗ quí, lâm sản có giá trị.
- Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc.
- Khoáng sản Bô xít có trử lượng lớn.
- Nguồn thuỷ năng dồi dào (Chiếm 21% trữ lượng thuỷ điện của cả nước).
- Có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái.
* Khó khăn:
- Không tiếp giáp biển -> hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Đất đai dẽ bị xói mòn, lũ ống, lũ quét xảy ra trong mùa mưa.
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước, dễ cháy rừng.
- Dân cư thưa, trình độ dân trí thấp -> Thiếu nhân lực, lao động có kĩ thuật.
Câu 47. Trình bày các thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp?
- Tây Nguyên có thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều. Ngoài ra còn trồng cây công nghiệp hàng năm: Lạc, bông, trồng rau và hoa quả ôn đới (Đà Lạt).
- Do có nhiều đồng cỏ -> Chăn nuôi gia súc lớn phát triển.
- Ở vùng Tây nguyên, ngành nông nghiệp giữ ví trí quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế.
Câu 48. Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và vùng Trung du miền núi Bắc bộ?
- Vùng tây Nguyên: Cây công nghiệp lâu năm chiếm 42,9% diện tích cây công nghiệp của cả nước, cây công nghiệp mũi nhọn là cà phê (85,1%) tiếp đến cây chè (24,6% cả nước), cao su (19,8% cả nước), điều (19,8%).
- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp lâu năm chỉ chiếm 4,7% diện tích cây công nghiệp của cả nước. Cây ccông nghiệp trồng nhiều nhất là cây chè (68,8% diện tích cả nước), tiếp đến hồi, quế, sơn, cà phê mới phát triển.
Câu 49. Để phát triển nông lâm nghiệp các vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đã có những giải pháp nào?
- Vùng Tây Nguyên: Chú trọng phát triển thuỷ lợi, áp dụng kĩ thuệt canh tác mới để thâm canh, kết hợp khai thác với trồng rừng mới.
- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: Thâm canh lúa trên ruộng bậc thang thay phá rừng làm rẫy, phát triển trang trại theo hướng nông - lâm kết hợp.
Câu 50. Thế mạnh chủ yếu trong nền kinh tế vùng Tây Nguyên khác với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
- Vùng Tây Nguyên: Nông nghiệp giữ vai trò hàng đầu, tiếp đến là thủy điện, lâm sản.
- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: Thế mạnh kinh tế chủ yếu công nghiệp khai khoáng, phát triển thuỷ điện, sau đó mới đến nông lâm.
Xem thêm các đề cương ôn tập môn Địa Lí học kì 1, học kì 2 chọn lọc, hay khác:
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 8 Học kì 1 năm 2024
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 8 Học kì 2 năm 2024
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 10 Học kì 1 năm 2024
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 10 Học kì 2 năm 2024
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 11 Học kì 1 năm 2024
- Đề cương ôn tập môn Địa Lí 11 Học kì 2 năm 2024
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)