Giáo án Văn 10 bài Tổng quan văn học Việt Nam (tiết 2)
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Nắm vững hệ thống vấn đề về: Con người trong Văn học Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về văn học Việt Nam.
3. Thái độ, phẩm chất
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học, từ đó có lòng say mê với Văn học Việt Nam, ý thức trau dồi tiếng mẹ đẻ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực tư duy
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
- Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
3. Bài mới
● Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS quan sát một clip về hoạt động văn nghệ của các nhà văn, nhà thơ giai đoạn từ 1930 – 1975.
- HS nhận ra các gương mặt tiêu biểu của văn học hiện đại như Xuân Diệu , Nguyễn Bính, Trần Đăng Khoa, Tố Hữu, Hồ Chí Minh….
- GV định hướng vào bài.
● Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
3. Tìm hiểu nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam Mục tiêu: hướng dẫn HS hiểu về nội dung của văn học Việt Nam qua các thời kỳ Tổ chức thực hiện: Thao tác 1: Phản ánh quan hệ với thế giới tự nhiên - GV: Mối quan hệ giữa con người với thế tự nhiên được thể hiện như thế nào? Yêu cầu HS cho VD - HS: đọc SGK và trả lời. Cho VD - GV gợi ý cho HS căn cứ SGK để phát hiện ra nét cơ bản về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Dẫn chứng: + Trong VH trung đại con người thường được biểu hiện bằng hình ảnh ước lệ nào? Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh đó là gì? - HS: nêu theo cách hiểu - GV: định hướng VD: Tùng, trúc, cúc ,mai, Long , lân , qui, phụng. - GV chốt ý chính + Với con người thiên nhiên còn là người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng trong văn học. + Trong VH trung đại, hình ảnh thiên nhiên thường gắn liền với lý tưởng đạo đức thẩm mỹ. - HS: theo dõi ghi bài Thao tác 2: Tìm hiểu việc phản ánh quan hệ giữa con người với quốc gia - GV: Mối quan hệ giữa con người và quốc gia dân tộc được biểu hiện như thế nào? Tại sao Chủ nghĩa yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng của VHVN? Kể một số tác phẩm tiêu biểu cho nội dung này? - HS: trả lời (dựa vào SGK) + Nam quốc sơn hà , Hịch tướng sĩ, Bình Ngô Đại Cáo,Tuyên ngôn độc lập, tác gia yêu nước lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, đã xây dựng nên một hệ thống tư tưởng yêu nước hoàn chỉnh. - GV chốt lại: Đó là tình yêu quê hương xứ sở, tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước, là lòng căm thù giặc và ý thức dám xả thân vì nghĩa lớn. - HS: theo dõi ghi bài Thao tác 3: tìm hiểu con người trong quan hệ xã hội - GV: theo em con người trong quan hệ xã hội cần yếu tố và phẩm chất như thế nào? Nêu dẫn chứng. - HS: suy nghĩ và trả lời - GV chốt lại: o Trong xã hội có giai cấp đối kháng, VH đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền bạo ngược, và thể hiện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức, đau khổ. o Trong xã hội trung đại đã miêu tả thực tế đen tối của giai cấp thống trị, quan tâm và đòi quyền sống cho con người. o Trong VH hiện đại chủ nghĩa yêu nước xây dựng được những mẫu người lý tưởng biết phát huy vẻ đẹp truyền thống, vừa biết làm giàu cho đất nước và cho bản thân mình. - HS ghi bài Thao tác 4: Tìm hiểu con người trong quan hệ xã hội - GV: Theo em con người trong văn học bắt đầu thể hiện ý thức cá nhân như thế nào? Thể hiện ra sao? - HS: đọc SGK và trả lời - GV: chốt lại + giảng thêm: Bắt đầu manh nha từ TK XVIII và ngày càng đậm nét. Xu hướng chung của VH dân tộc là xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, đức hi sinh vì chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỷ của tôn giáo đề cao quyền sống cho con người nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan. - HS: theo dõi ghi bài - GV: khắc sâu kiến thức: con người với thiên nhiên , xã hội , ý thức bản thân 4. Tổng kết Mục tiêu: - Hướng dẫn HS nhận xét đánh giá chung về bài tổng quan - Rút ra kiến thức cần khắc sâu về VHVN Tổ chức thực hiện - GV yêu cầu HS nêu nhận xét chung về VHVN - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK - HS: đọc ghi nhớ SGK - GV nhấn mạnh ý chính cần ghi nhớ o Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: Văn học dân gian, văn học viết o Văn học viết Việt Nam: văn học trung đại, hiện đại phát triển qua 3 thời kỳ o Thể hiện chân thật, đời sống, tình cảm, tư tưởng con người Việt Nam. o Học văn học dân tộc là bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mỹ và trau dồi tiếng mẹ đẻ. - HS ghi nhớ bài |
III. Một số nội dung chủ yếu của VHVN 1. Phản ánh quan hệ với thế giới tự nhiên - Quá trình nhận thức, cải tạo chinh phục thế giới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống, tích luỹ hiểu biết phong phú về thiên nhiên 2. Phản ánh mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc. - Con người Việt Nam sớm có ý thức xây dựng quốc gia dân tộc của mình. Đất nước ta gắn với lịch sử chống ngoại xâm. Vì vậy một nền VH yêu nước có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử VHVN. 3. Con người trong quan hệ xã hội - Cảm thông chia sẻ với người bị áp bức - Quan tâm con người - Xây dựng mẫu người có lí tưởng cao đẹp 4. Con người VN và ý thức bản thân - Nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, đức hi sinh vì chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỷ của tôn giáo đề cao quyền sống cho con người IV. Tổng kết Ghi nhớ (SGK) |
● Hoạt động 3: Hoạt động thực hành
GV hướng dẫn học sinh làm BT
- Cho biết:
a, Tên một vài tác phẩm thể hiện lòng yêu nước.
b, Tên một vài tác phẩm có nội dung phê phán xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến…
c, Một vài câu ca dao, bài thơ về tình yêu.
Bài tập.
a, Tên một vài tác phẩm thể hiện lòng yêu nước:
Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Làng….
b, Tên một vài tác phẩm có nội dung phê phán xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến:
Tắt đèn, Lão Hạc…
c, Một vài câu ca dao, bài thơ về tình yêu:
- Thuyền về có nhớ bến chăng….
- Mình về có nhớ ta chăng…
- Khăn thương nhớ ai…
● Hoạt động 4: Vận dụng
- Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo thấm nhuần trong các tác phẩm nào sau đây ? Trình bày những biểu hiện cụ thể ?
- Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Bài thơ về tiểu đội xe không kính…
- HS thảo luận nhóm, phân loại tác phẩm và chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở từng tác phẩm.
4. Củng cố
- Nêu các bộ phận hợp thành và quá trình phát triển của VHVN.
- Một số điểm khác giữa văn học trung đại – văn học hiện đại.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Giáo án Văn 10 bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 1)
- Giáo án Văn 10 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
- Giáo án Văn 10 bài Văn bản
- Giáo án Văn 10 Viết bài tập làm văn số 1
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)