Giáo án Văn 10 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp, về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.

2. Kỹ năng

- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong 1 hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.

3. Thái độ

- Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực tư duy

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo.

1. Ổn định tổ chức lớp

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

GV gọi HS lên bảng trình bày:

- Tiến trình văn học Việt Nam được cấu tạo từ bộ phận cơ bản nào?

- Văn học viết phát triển qua mấy thời kì lịch sử? Đó là những thời kì nào?

3. Bài mới

● Hoạt động 1: Khởi động

- Hình thức: Đóng vai, diễn tiểu phẩm.

- Thời gian: 7 phút

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu yêu cầu: Ca dao có câu:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

– Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Câu hỏi 1: Nếu em là chàng trai trong câu ca dao trên, trong một “đêm trăng thanh”, em “đặt vấn đề’ với người mình yêu: “Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”, thì cô gái ấy sẽ phản ứng bằng những lời nói nào?

Câu hỏi 2: Sự phản ứng của cô gái có làm thỏa mãn mong muốn của em không?

Hãy trả lời hai câu hỏi trên bằng hình thức tiểu phẩm.

Bước 2: Nhận nhiệm vụ học tập

HS nhận nhiệm vụ diễn tiểu phẩm, xử lí tình huống (2 khả năng xảy ra: cô gái từ chối, chàng trai không đạt được ý muốn; và ngược lại).

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập

HS diễn tiểu phẩm

Bước 4: Đánh giá kết quả

GV tổ chức đánh giá kết quả đóng vai, xử lí tình huống của HS;

GV đặt ra mâu thuẫn nhận thức cho HS (Làm thế nào để khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, ta đạt được mục đích như mong muốn?) để dẫn vào bài mới.

• Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Hướng dẫn HS tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn

Mục tiêu:

- HS hiểu hoạt động giao tiếp là gì ?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu SGK để rút ra kết luận chung về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

- Hiểu và năm vững hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ qua văn bản.

Tổ chức thực hiện:

● Thao tác 1: Gọi HS đọc và nhắc cả lớp theo dõi phần văn bản SGK.

Văn bản thứ nhất.

- GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi SGK : a, b,c,d,e

- HS: chia 4 nhóm tiến hành thảo luận ( 5 p) và lần lượt trả lời

- Nhóm 1 trả lời câu a

Nhân vật giao tiếp nào tham gia trong hoạt động giao tiếp? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?

+ HS trả lời: hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa vua Trần và các bô lão.

Mỗi bên có cương vị khác nhau: vua là người cai quản đất nước, các bô lão là những người có tuổi đã từng giữ những trọng trách nay về nghỉ hoặc được vua mời đến dự hội nghị.

- Nhóm 2 trả lời câu b

Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó? Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào?

+ HS trả lời: Các bô lão nghe vua Trần Nhân Tông hỏi…… Các bô lão xôn xao tranh nhau nói…..Tiếp tục vua hỏi, bô lão nghe; bô lão trả lời- Vua nghe.

- Nhóm 3 trả lời câu c

Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử xã hội gì?)

+ HS trả lời: Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta lần 2 (lần 1: 1257, lần 2: 1285, lần 3: 1288)

- Nhóm 4 trả lời câu d, e

Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? Đề cập tới vấn đề gì? Mục đích của giao tiếp là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích không?

+ HS trả lời: Hòa hay đánh, nó đề cập đến vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người. Tất cả đều nhất trí: Đánh là sách lược duy nhất.

- HS làm việc nhóm

- GV theo sát hướng dẫn nhóm làm việc

- GV: nhận xét – đánh giá và định hướng chung

- HS: chú ý theo dõi ghi nhận lại kiến thức

● Thao tác 2: Tìm hiểu Qua bài: “Tổng quan về văn học Việt Nam”

- GV: chia 4 nhóm và giao nhóm trưởng thảo luận – trình bày trước lớp

- HS: làm việc nhóm ( 5phút):

Nhóm 1 trả lời câu a:

Các nhân vật giao tiếp qua bài này?

+ HS trả lời: SGK – HS

+ GV định hướng:

Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, có trình độ hiểu biết cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu giảng dạy văn học.

Người đọc là học sinh lớp 10, trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn.

Nhóm 2 trả lời câu hỏi b:

Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?

+ HS trả lời: Tiết văn học sử

Nhóm 3 trả lời câu c

Nội dung giao tiếp về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?

+ HS trả lời: Dàn ý SGK

Nhóm 4 trả lời câu d:

Mục đích giao tiếp? Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào?

+ HS trả lời: tìm hiểu văn học sử - SGK

* Xử lý thông tin

- GV : định hướng và nhận xét kết quả của HS các nhóm trả lời.

- HS lắng nghe

* Kết quả thông tin:

- GV chốt lại ý cơ bản

– HS ghi bài

1. Ghi nhớ

MỤC TIÊU:

- HS khắc sâu tri thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

- Vận dụng tri thức vào đọc hiểu văn bản – hiểu được giá trị sử dụng ngôn ngữ trong sáng tạo văn chương

Tổ chức thực hiện:

- GV: yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK

- Hs: đọc ghi nhớ

* Kết quả xử lí thông tin:

HS ghi nhớ bài học

* Kết luận: GV nhấn mạnh hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : có sự tương tác giữa người sản sinh văn bản và người lĩnh hội văn bản.

I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Tìm hiểu ngữ liệu SGK.

Văn bản thứ 1

a. Vua và các bô lão là nhân vật tham gia giao tiếp.

b. Người tham gia giao tiếp ở đây phải đọc hoặc nghe xem người nói nói những gì để lĩnh hội nội dung mà người nói phát ra.

c. Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện Diên Hồng.

d. Nội dung giao tiếp: thảo luận về tình hình đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe dọa và bàn bạc về sách lược đối phó.

e. Mục đích giao tiếp: bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động, nghĩa là đã đạt được mục đích.

Văn bản thứ 2

a. Nhân vật giao tiếp ở đây là tác giả sgk (người viết) và học sinh lớp 10 (người đọc)

b. Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, chương trình quy định chung hệ thống trường phổ thông

c. Nội dung giao tiếp bao gồm những vấn đề cơ bản (đã nêu thành hệ thống đề mục trong văn bản):

- Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.

- Quá trình hợp thành của văn học viết Việt Nam.

- Con người Việt Nam qua văn học.

d. Mục đích giao tiếp

- Cung cấp tri thức cần thiết cho người đọc. Người học nhờ văn bản giao tiếp đó hiểu được kiến thức cơ bản của nền văn học Việt Nam.

- Phương tiện giao tiếp: sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học. Đó là khoa học giáo khoa. Văn bản có bố cục rõ ràng. Những đề mục có hệ thống, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu

II. Ghi nhớ

SGK

● Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- Tổ chức học sinh thảo luận theo nhóm (tổ) - 3 nhóm

Nhóm 1: câu a,b.

Nhóm 2: câu c,d

Nhóm 3: câu e.

III. Luyện tập.

Khảo sát ngữ liệu 2 (Sgk – 13)

Bài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Nhóm 1:

+ Nhân vật giao tiếp:

- Tác giả Sgk (người viết): lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, có trình độ hiểu biết cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học.

- Học sinh lớp 10 (người đọc): trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn.

+ Hoàn cảnh giao tiếp: nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường.

- Nhóm 2:

+ Nội dung giao tiếp: đề tài Tổng quan VHVN, gồm những vấn đề cơ bản:

- Các bộ phận hợp thành của VHVN.

- Quá trình phát triển của VH viết VN.

- Con người VN qua VH.

+ Mục đích giao tiếp :

- Người viết: trình bày 1 cách tổng quan 1 số vấn đề cơ bản về VHVN cho hs lớp 10.

- Người đọc: tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN, rèn luyện và nâng cao các kỹ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học,..

- Nhóm 3:

+ Phương tiện và cách thức giao tiếp: Thuật ngữ văn học.

- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung

⇒ GV hướng dẫn nhanh ý cơ bản cần đạt.

- GV gọi 1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm ra vở

⇒ gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung

⇒ GV sửa chữa.

- Các câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học: cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần… nhưng mạch lạc, chặt chẽ.

- Kết cấu văn bản : mạch lạc, rõ ràng, có hệ thống đề mục lớn nhỏ.

● Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Phân tích các nhân tố giao tiếp được thể hiện trong bài ca dao sau:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

HS lần lượt phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp trong bài ca dao :

- Nhân vật giao tiếp.

- Hoàn cảnh giao tiếp.

- Nội dung giao tiếp.

- Mục đích giao tiếp.

- Phương tiện và cách thức giao tiếp.

4. Củng cố

- Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Hai quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

5. Dặn dò

- Nắm vững lý thuyết và hoàn thành bài tập.

- Chuẩn bị bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học