Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo (mới, chuẩn nhất)

Bộ giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô soạn giáo án Văn 10 dễ dàng hơn. Hi vọng tài liệu Giáo án Văn 10 này sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quí báu từ quí Giáo viên.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử

BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

Thời gian thực hiện: ….. tiết

A. TỔNG QUAN

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Học sinh nhận biếtphân tích được một số yếu tố của thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật

- Học sinh nhận xét nội dung bao quát của văn bản truyện kể

- Học sinh phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm

- Học sinh liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện kể thuộc hai nền văn hóa khác nhau

- Học sinh nhận biếtchỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong văn bản

  1. . Về năng lực chung

- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….

  1. . Về năng lực đặc thù

- Học sinh viết được văn bản nghị luận đúng quy trình, đảm bảo phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một truyện kể

- Học sinh giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

- Học sinh nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, nhận xét và đánh giá về ý kiến quan điểm đó

3. Về phẩm chất

- Học sinh trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa

NỘI DUNG BÀI HỌC

Đọc

- Tri thức ngữ văn

- Thần Trụ trời

- Prô – mê – tê và loài người

- Đọc kết nối chủ điểm: Đi san mặt đất

- Thực hành đọc: Cuộc tu bổ lại các giống vật

Thực hành Tiếng Việt

- Lỗi liên kết về đoạn văn, dấu hiệu và cách sửa

Viết

- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Nói và nghe

- Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Ôn tập

- Ôn tập chủ đề


B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

TRI THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh nhận biết được một số yếu tố của thần thoại: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

2. Về năng lực

- Học sinh thảo luận và phân tích được các yếu tố cấu thành một truyện thần thoại

- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….

3. Về phẩm chất: Biết trân trọng các giá trị tinh thần to lớn được thể hiện trong những sáng tác ngôn từ thời cổ đại truyền đến ngày nay.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ

a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học

b. Nội dung thực hiện:

  • GV chuẩn bị câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu về thần thoại
  • Học sinh trả lời câu hỏi để tìm hiểu kiến thức về thần thoại

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời:

Từ “Myth” được hiểu như thế nào? Em có thể tra từ điển và giải nghĩa

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp.

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên dẫn dắt vào bài học,

Học sinh trình bày những hiểu biết của mình về thể loại thần thoại và ý nghĩa từ “Myth”.

Thần thoại, truyền thoại, truyện về những vị thần,….

Gợi ý đáp án

Myth – nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyền thoại. Thường được hiểu đó là những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như việc tạo lập những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hóa.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu hoạt động:

  • Học sinh nhận biết được một số yếu tố của thần thoại: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

b. Nội dung thực hiện:

  • Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa
  • Học sinh thảo luận nhóm và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về các đặc trưng của thể loại thần thoại

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

HOẠT ĐỘNG: KHĂN TRẢI BÀN

NHÀ NGHIÊN CỨU THẦN THOẠI

Giáo viên giao phiếu và chia lớp thành 4 nhóm và nêu nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu: Em hãy thảo luận và hoàn thành vào Phiếu học tập 1 để cung cấp những kiến thức một cách trọn vẹn đến người đọc thần thoại

- Thời gian: 10 phút.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về sử thi.

Phiếu học tập – Phụ lục

Phần chia sẻ của Học sinh

1. Khái niệm thần thoại

- Thần thoại là truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy

- Thần thoại là một trong những thể loại truyện dân gian. Thần thoại kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật văn hóa; qua đó, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. So với các thể loại truyện kể dân gian khác, thần thoại có những đặc điểm riêng thể hiện qua các yếu tố không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật,….

2. Phân loại thần thoại

- Thần thoại suy nguyên: Kể về nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài

- Thần thoại sáng tạo: Kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa

3. Đặc trưng thần thoại:

- Tính nguyên hợp: Vừa là văn học vừa là văn hóa. Những tác phẩm văn học có trước, theo đó các yếu tố tín ngưỡng, phong tục, tập quán và nói chung là lối sống mới từ đó hình thành. Tư duy suy nguyên thần thoại với sự tham gia của trí tưởng tượng hoang đường thời kì đầu tiên đã chắp cánh cho những giấc mơ thần thoại đời sau trở nên tràn đầy khát vọng. Hai thế giới thực tại thiêng liêng bên cạnh thế giới của những anh hùng thần linh khác.

- Không gian, thời gian: Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể. Thời gian là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng

- Cốt truyện đơn giản: Đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”). Thường là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên.

- Nhân vật trung tâm là các vị thần, những con người có nguồn gốc thần linh, siêu nhiên với hình dạng khổng lồ và sức mạnh phi thường. Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại

- Nghệ thuật: Không gian vũ trụ, nhiều cõi, thời gian phiếm chỉ, ước lệ, tư duy hồn nhiên, tính lãng manh, bay bổng.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh nhận biết được một số yếu tố của thần thoại: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

b. Nội dung thực hiện:

Học sinh thực hành các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về thể loại

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên chiếu các câu hỏi trắc nghiệm, học sinh trả lời vào vở hoặc mời một số HS phát biểu

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ và trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ b

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

Câu 1. Thần thoại là một trong những thể loại truyện dân gian. Thần thoại kể về …..

A. Các vị thần

B. Các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật văn hóa

C. Người bình thường

D. Những con người hư cấu, tưởng tượng

Câu 2. Thần thoại được chia làm mấy loại?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 3. Thần thoại suy nguyên là loại thần thoại kể về:

A. Cuộc chinh phục thiên nhiên

B. Cuộc sáng tạo văn hóa

C. Nguồn gốc của muôn loài

D. Sự phát triển của muôn loài

Câu 4. Cốt truyện của thần thoại có đặc điểm gì

A. Thường là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên

B. Thường là chuỗi sự kiện xoay quanh con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên

C. Thường là chuỗi sự kiện xoay quanh các vị thần tạo ra thiên nhiên của ta bây giờ

Câu 5. Thời gian và không gian của thần thoại có gì đặc biệt?

A. Không gian vũ trụ, thời gian đóng kín

B. Không gian vũ trụ, thời gian xác định

C. Không gian rộng, thời gian dài

D. Không gian vũ trụ, thời gian cổ sơ


Phụ lục 1. Phiếu học tập tìm hiểu thể loại thần thoại

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Phụ lục 2. Rubic thảo luận nhóm

........................................

........................................

........................................

Xem thử

Xem thêm giáo án lớp 10 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học