Giáo án Văn 10 bài Văn bản
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp
2. Kĩ năng
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
- Bước đầu biết tạo lập văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
- Vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần Văn học.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng văn bản theo đúng chức năng, tạo lập văn bản hoàn chỉnh đạt được mục đích giao tiếp.
- Có thái độ nghiêm túc, chủ động khi tiếp nhận và sáng tạo các văn bản.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.
- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo.
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày những hiểu biết của em về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?
- Lấy ví dụ minh họa về các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
3. Bài mới
● Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS đọc một bài thơ bất kì, có người gọi đó là tác phẩm, có người lại cho là văn bản. Cuộc trò chuyện giữa 2 người hặc đọc một bài báo cáo trước tập thể cũng được gọi là văn bản: văn bản nói. Học sinh làm văn, bài viết được gọi là văn bản: văn bản viết.
- Vậy văn bản là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Chúng ta cùng đoc - hiểu bài “Văn bản”.
● Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thao tác 1: HDHS tìm hiểu khái niệm, đặc điểm - GV: Yêu cầu HS tìm hiểu 3 văn bản trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi trang 25 sgk. - GV: Phát vấn: ● Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào? ● Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó có được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản không? ● Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu ba phần như thế nào? ● Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào? ● Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì? - GV gợi dẫn HS trao đổi, thảo luận trả lời. - GV: Qua tìm hiểu ngữ liệu hãy rút ra khái niệm và đặc điểm của văn bản? - HS trả lời - GV: Gọi 1 HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK. Sau đó GV nhấn mạnh lại. - GV yêu cầu HS về nhà viết phần ghi nhớ SGK vào tập. |
I.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM 1. Khảo sát ngữ liệu (Sgk – 23) - Văn bản: HĐGT bằng ngôn ngữ. - Nhu cầu: Trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thông tin chính trị – xã hội. - Dung lượng: Một câu, nhiều câu. - Nội dung giao tiếp: ● Văn bản 1: Hoàn cảnh sống có thể tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực , tiêu cực. ● Văn bản 2: Số phận đáng thương của người phụ nữ trong XH cũ. ● Văn bản 3: Kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. - Văn bản gồm 3 phần: ● Mở bài (từ đầu đến “nhất định không chịu làm nô lệ”): Nêu lí do của lời kêu gọi. ● Thân bài ( tiếp theo đến “ Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”) : Nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước. ● Kết bài (phần còn lại): Khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng của cuộc chiến đấu chính nghĩa. - Về hình thức ở văn bản 3: ● Mở đầu: Tiêu đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ● Kết thúc: Dấu ngắt câu (!). (Phần “Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946” và tên tác giả “Hồ Chí Minh” không nằm trong nội dung của văn bản). - Mục đích giao tiếp: ● Văn bản 1: Nhắc nhở 1 kinh nghiệm sống. ● Văn bản 2: Nêu 1 hiện tượng trong đời sống để mọi người cùng suy ngẫm. ● Văn bản 3: Kêu gọi thống nhất ý chí và hành động. 2. Nhận xét * Khái niệm: - Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn. *Đặc điểm: - Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. - Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. - Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản). - Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định. |
||||||||||||||||||||||||||||||
Thao tác 2: HDHS tìm hiểu các loại văn bản - GV: Hướng dẫn học sinh làm câu hỏi SGK trang 25. - GV chia lớp ra làm 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi, sau đó GV chốt lại trên bảng phụ đã chuẩn bị trước. - GV: So sánh các văn bản 1, 2, 3 với văn bản môn Toán, Lý, Hóa và đơn xin nghỉ học về các phương diện sau: - Các văn bản thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống? (Phạm vi sử dụng) - Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào (từ ngữ thông thường trong cuộc sống hay từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị,..)? - Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản? - Các văn bản thuộc loại nào? - GV: Nhìn lại ngữ liệu trên bảng phụ, hãy cho biết chúng ta đã tìm hiểu được những kiểu văn bản nào? - (-> 5 loại văn bản: thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận, khoa học, hành chính). - GV: Gọi HS đọc ghi nhớ. - GV: Treo bảng phụ. |
II. CÁC LOẠI VĂN BẢN
*Ghi nhớ: SGK trang 25. - Có 6 loại văn bản: + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ hành chính + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ chính luận + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ khoa học + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ nghệ thuật + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ báo chí. |
● Hoạt động 3: Luyện tập
- GV cho HS làm bài tập.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở
- Gọi HS nhận xét về nội dung, hình thức
- GV bổ sung, cho điểm
Bài 1. Trắc nghiệm
Nối tên văn bản với các loại văn bản tương ứng:
Tên văn bản | Loại văn bản |
1. Thư viết cho bạn | a, Văn Bản Nghệ Thuật |
2. Hóa đơn điện | b, Văn Bản Khoa Học |
3. Tổng quan VHVN. | c, Văn Bản Báo Chí |
4. Bánh trôi nước. | d, Văn Bản Chính Luận |
5. Tuyên Ngôn Độc Lập | e, Văn Bản Sinh Hoạt |
6. Mục: Người tốt... | g, Văn Bản Hành Chính |
Đáp án: 1- e, 2- g, 3- b, 4- a, 5- d, 6- c
● Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
- GV cho HS làm bài tập: Viết một lá đơn xin nghỉ học.
- HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp.
- GV gọi HS khác nhận xét, sau đó chuẩn xác kiến thức, cho điểm.
Bài 2.
Yêu cầu : đúng hình thức của một lá đơn xin nghỉ học, nội dung hợp lí, từ ngữ sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ hành chính.
4. Củng cố
- Khái niệm văn bản.
- Các loại văn bản.
5. Dặn dò
- Học bài cũ và hoàn thành bài tập.
- Soạn : Chiến thắng Mtao Mxây (Trích “Đăm Săn”).
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 Viết bài tập làm văn số 1
- Giáo án Văn 10 bài Chiến thắng Mtao-Mxây (tiết 1)
- Giáo án Văn 10 bài Chiến thắng Mtao-Mxây (tiết 2)
- Giáo án Văn 10 bài Văn bản (Tiếp theo)
- Giáo án Văn 10 bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (tiết 1)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)