Giáo án Văn 10 bài Văn bản (Tiếp theo)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn bản.

2. Kĩ năng

- Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản.

3. Thái độ

- Tự giác làm thêm bài tập luyện tập.

- Ý thức tạo lập văn bản hoàn chỉnh.

- Tình yêu tiếng Việt.

- Có thái độ nghiêm túc, chủ động khi tiếp nhận và sáng tạo các văn bản.

4. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực tư duy

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra trong quá trình luyện tập.

3. Bài mới

• Hoạt động 1: Khởi động

- Trong quá trình giao tiếp con người đã tạo lập rất nhiều văn bản. Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm và các loại văn bản. Nội dung và hình thức, bố cục và mục đích của văn bản như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

• Hoạt động 2: Luyện tập

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Hoạt động thực hành

? Văn bản là gì?

? Văn bản có những đặc điểm nào?

? Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta chia văn bản ra làm mấy loại?

GV gọi hs lên bảng làm bài tập.

a, Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn.

b, Phân tích sự phát triển của chủ đề.

c, Đặt nhan đề cho đoạn văn?

? Sắp xếp…?

Hs đứng tại chỗ trình bày.

GV gọi hs lên bảng.

GV hướng dẫn Hs làm mẫu đơn từ

Hs phải xác định vấn đề sau:

- Người viết (Hs) gửi cho thầy cô giáo viên chủ nhiệm.

- Mục đích: xin phép được nghỉ học.

- Nội dung cơ bản: Họ tên, lớp, địa chỉ, lí do, thời gian nghỉ, hứa thực hiện khi đi học trở lại.

- Quốc hiệu, tiêu đề, ngày tháng, kí tên

Gv yêu cầu một vài hs đọc lá đơn xin phép nghỉ học của mình, nhận xét, định hướng hoàn thiện.người viết

A. Củng cố lý thuyết.

1. Khái niệm văn bản.

2. Đặc điểm của văn bản.

3. Các loại văn bản.

B. Luyện tập.

* BT1 ( 37 )

a, Đoạn văn có 1 chủ đề thống nhất:câu chốt đứng ở đầu câu được làm rõ bằng các câu tiếp theo.

b, Ý khái quát (luận điểm): “ Giữa cơ thể…qua lại với nhau” ⇒ được làm sáng tỏ bằng 2 luận cứ:

+, Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể.

+, So sánh các lá mọc trong các môi trường khác nhau. ⇒ 4 luận chứng: lá cây đậu Hà Lan, cây mây, cây xương rồng, cây lá bỏng ⇒ làm rõ luận cứ và luận điểm.

⇒ Ý chung của đoạn được triển khai rất rõ ràng.

c, Nhan đề: ảnh hưởng của môi trường sống đến cơ thể.

* BT2(38 )

- 2 cách:

+, 1- 3 – 5 – 2 - 4.

+, 1- 3 – 4 – 5 -2.

- Nhan đề: giá trị nội dung bài thơ Việt Bắc.

* BT3 (38 )

- Môi trường sống kêu cứu.

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Rừng đầu nguồn bị chặt phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt, lở, hạn hán kéo dài. Các sông, suối , nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và bị ô nhiễm do chất thải của các khu công nghiệp, các nhà máy đổ ra… Tất cả những vấn đề đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người. Hơn ai hết, chúng ta chính là những người cần bảo vệ môi trường

* BT4 (38 )

Đơn xin phép nghỉ học.

a. Người nhận: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm và các thầy (cô) bộ môn.

- Người viết: Học trò.

b. Mục đích: Xin phép được nghỉ học trong một thời gian nhất định.

c. Nội dung: Cần nêu rõ:

- Họ và tên, lớp, trường.

- Lý do xin nghỉ học.

- Thời gian xin nghỉ.

- Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học.

d. Kết cấu:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Tên đơn.

- Người nhận, đơn vị công tác của người nhận.

- Họ và tên, lớp, trường của hs.

- Lý do xin nghỉ học.

- Thời gian xin nghỉ.

- Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học.

- Địa điểm, thời gian viết đơn.

- Ký tên.

Xác nhận của phụ huynh hs.

• Hoạt động 3: Vận dụng, mở rộng

GV hướng dẫn Hs phân biệt các loại văn bản.

- VB chia làm 2 nhóm:

+ VB sáng tạo: chính luận, KH, nghệ thuật, sinh hoạt, báo chí…

+ VB theo mẫu: hợp đồng, biên bản, đơn từ, hành chính.

+ VB thuộc PCNN nghệ thuật: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật, để bộc lộ cảm xúc, từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh, ca dao …

+ VB thuộc PCNN chính luận: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị, mang tính toàn dân, dùng từ ngữ chính trị, kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.

+ VB thuộc PCNN khoa học: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học, để truyền thụ kiến thức khoa học, từ ngữ khoa học, kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.

+ VB thuộc PCNN hành chính: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính, để trình bày ý kiến hay ghi nhận sự việc, hoạt động trong đời sống, thường theo mẫu in sẵn.

4. Củng cố

- Khái niệm văn bản.

- Đặc điểm của văn bản.

- Các loại văn bản.

5. Hướng dẫn về nhà

- Học và hoàn thành bài tập.

- Soạn : Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học