Giáo án Văn 10 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thông qua việc phân tích các nhân tố giao tiếp trong những hoạt động giao tiếp cụ thể.
- Luyện tập phân tích các nhân tố giao tiếp, thực hành tạo lập văn bản ghi lại HĐGT bằng ngôn ngữ
2. Kĩ năng
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Rèn kĩ năng giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm với lời nói cả bản thân khi tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo
1. Ổn định lớp
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hoạt động giao tiếp đó có mấy quá trình?
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?
3. Bài mới
● Hoạt động 1: Khởi động
Khi tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ta thấy: để có hiểu quả trong một hoạt động giao tiếp có rất nhiều nhân tố tham gia: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp… vậy để nắm thật cụ thể về nhiệm vụ của các nhân tố ấy ta tiềm hiểu tiết 2 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
● Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
- GV yêu cầu HS đọc bài tập ở SGK. BT1/20: thảo luận nhóm (4 nhóm – 5 phút) - Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? (về lứa tuổi, giới tính). - Hoạt động giao tiếp này diễn ra trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào? - Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì? - Cách nói ấy có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không? - Em có nhận xét gì về việc sử dụng ngôn từ của chàng trai? BT2 - Nhân vật đã thực hiện những hành động giao tiếp cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? - Cả 3 câu trong lời nói của ông già đều có hình thức câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không, hay để thực hiện mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu? - Lời nói của nhân vật đã bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào? BT3 GV gọi HS đọc bài thơ “Bánh trôi nước” và trả lời các câu hỏi sau: (thảo luận nhóm: theo bàn – 5 phút) - Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào? Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ? GV gọi HS lên bảng làm BT4(21) Trong thời gian chờ đợi, GV cho HS dưới lớp tiến hành làm BT5. - GV gọi hs đọc các yêu cầu của bài → gọi HS khác nhận xét về cách đọc → GV chỉnh sửa → goi HS lên bảng trình bày BT5 → GV ktra vở BT của HS. - GV quay trở lại chữa BT4: yêu cầu HS nhận xét ( hình thức, nội dung, bổ sung..) → GV chốt lại, cho điểm. GV gọi HS nhận xét BT5 → bổ sung |
III. LUYỆN TẬP. 1. Bài Tập 1/20. - Nhân vật: chàng trai và cô gái (trẻ, tuổi yêu đương) - Hoàn cảnh: đêm trăng đẹp, thanh vắng, thích hợp cho việc thổ lộ tình cảm yêu đương. - Nội dung: “tre non đủ lá” để tính chuyện “đan sàn” nhưng ngụ ý: họ đã đến tuổi trưởng thành nên tính chuyện kết hôn và chàng trai tỏ tình với cô gái. - Cách nói của chàng trai: phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. - Chàng trai tế nhị, kín đáo dùng hình ảnh ẩn dụ nhưng đậm đà tình cảm. 2. Bài Tập 2/20,21. - Các nhân vật đã thể hiện hành động giao tiếp cụ thể: chào, chào đáp lại, khen, hỏi, trả lời. - Mục đích: thể hiện tình cảm và trao đổi thông tin. - Cả 3 câu đều có hình thức câu hỏi: câu 1 (chào), câu 2 (lời khen), câu 3 (câu hỏi). Lời nói của hai nhân vật giao tiếp bộc lộ tình cảm giữa ông và cháu. Cháu tỏ thái độ kính mến ông, còn ông thì là tình cảm quý yêu, trìu mến cháu. 3. Bài Tập 3/21. - Nội dung: qua hình tượng “bánh trôi nước” nhằm bộc bạch vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. - Mục đích: khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của riêng tác giả. - Cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh (trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, lòng son). Người đọc căn cứ vào cuộc đời của tác giả để lĩnh hội bài thơ. Bài 4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ … Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG BÁO Nhân ngày Môi trường thế giới… - Thời gian… - Nội dung công việc… - Lực lượng tham gia… - Dụng cụ… - Kế hoạch cụ thể... Đoàn trường kêu gọi toàn thể đoàn viên… nhiệt liệt hưởng ứng… Ngày… tháng… năm… Đoàn TNCSHCM… Bài 5. - Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ- Chủ tịch nước- viết thư cho hs toàn quốc. - Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa giành độc lập, hs được nhận 1 nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. - Nội dung: Thư nói tới niềm vui sướng vì HS được hưởng nền độc lập, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của hs với đất nước. - Mục đích: Bác chúc mừng HS nhân ngày khai trường, xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của HS. Cách thức thể hiện: lời lẽ vừa chân tình, gần gũi vừa nghiêm túc. |
● Hoạt động 3. Hoạt động ứng dụng
- GV nêu đề bài: Hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em với các bạn trong lớp về câu danh ngôn : “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
- HS viết một văn bản ngắn (khoảng 200 chữ) rồi trình bày với các bạn trong lớp
HS viết đáp ứng được các yêu cầu :
- Hình thức: một văn bản ngắn (tùy chọn).
- Nội dung: chú ý sử dụng phương tiện và cách thức giao tiếp cho có hiệu quả, đạt được mục đích thuyết phục các bạn đồng tình với suy nghĩ của mình.
4. Củng cố
- Khái niệm hoạt động giao tiếp.
- Quá trình hoạt động giao tiếp.
- Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp.
5. Dặn dò
- Học bài cũ và hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài: Văn bản.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 bài Văn bản
- Giáo án Văn 10 Viết bài tập làm văn số 1
- Giáo án Văn 10 bài Chiến thắng Mtao-Mxây (tiết 1)
- Giáo án Văn 10 bài Chiến thắng Mtao-Mxây (tiết 2)
- Giáo án Văn 10 bài Văn bản (Tiếp theo)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)