Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS

- Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành nền văn minh cổ đại Lưỡng Hà.

- Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà.

- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa ở Lưỡng Hà.

2. Năng lực:

- Năng lực nhận thức lịch sử: Quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: 

+ Nêu được những tác động của điểu kiện tự nhiên với sự hình thành Lưỡng Hà cổ đại - mức độ biết.

+ Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà - mức độ hiểu.

+ Nêu được những thành tựu chủ yêu về văn hoá ở Lưỡng Hà - mức độ biết.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS phát triển Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học qua việc hoàn thành hoạt động 2 và 3 trang 40.

3. Phẩm chất: Giáo dục tinh thẩn chung sống hoà bình giữa các cộng đồng dân cư khác nhau.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án giảng dạy theo phat triển năng lực

- Sách giáo khoa học sinh

- Phiếu hỏi K-W-L-H

- Lược đồ nước Lưỡng Hà cổ đại

- Hình ảnh hộp gỗ thành Ur của người Sumer

- Máy tính, máy chiếu.

2. Chuẩn bị của HS:

- Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi và các thiết bị học tập khác theo yêu cầu của giáo viên

- Học sinh đọc trước SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem  tranh ảnh để  trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.
  • Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
  • Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của Hs, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới: 

- Khác với sự hình thành vương quốc thống nhất ở Ai Cập, Lưỡng Hà phát triển với sự ra đời của nhiều vương quốc do các tộc người khác nhau cai trị, nên lịch sử Lưỡng hà triền miên những cuộc chiến tranh. 

- Tuy nhiên, hơn tất cả, cư dân Lưỡng Hà cổ đại đã tạo nên một nền văn hóa độc đáo và có những đóng góp đáng kể cho văn minh nhân loại.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Điều kiện tự nhiên.

a. Mục tiêu: HS biết điều kiện tự nhiên 

b. Nội dung: GV tổ chức HS thành nhóm để thực hiện hoạt động này

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- NHIỆM VỤ 1: GV treo bản đồ thế giới và bản đồ Lưỡng Hà (theo sách giáo khoa), yêu cầu HS xác định vị trí của Lưỡng Hà trên bản đồ và đặt câu hỏi:

I. Điều kiện tự nhiên

? Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại có điểm gì nổi bật?

- Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông ơ-phơ-rát (Euphrates) và Ti-gơ-rơ (Tigris) ở khu vực Tây Á.

- Lưỡng Hà không có biên giới thiên nhiên hiểm trở.

? Điều kiện tự nhiên đó có thuận lợi gì cho nhân dân Lưỡng Hà cổ đại?

- Thuận lợi:

+ Do đất đai màu màu mỡ, dễ canh tác,... kinh tế nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao, sớm tạo ra của cải dư thừa. Nền văn minh Lưỡng Hà hình thành sớm, cả khi chưa có đồ sắt.

+ Do nhu cầu hợp tác làm thuỷ lợi, chinh phục các dòng sông,... cư dân đã sớm liên kết thành các công xã, tạo điều kiện cho nhà nước ra đời sớm.

- NHIỆM VỤ 2: GV chia nhóm HS thành 4 nhóm và đặt câu hỏi:


? Quan sát hình 7.1 và lược đồ 7.2, kết hợp với kiến thức đã học, em hãy chỉ ra điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

- Vị trí:

+ Ai Cập: nằm ở Đông bắc Châu Phi.

+ Lưỡng Hà: nằm ở khu vực Tây Nam Á.

- Biên giới tự nhiên:

+ Ai Cập: Có biên giới thiên nhiên hiểm trở: Phía Bắc giáp Địa Trung Hải; Phía Nam giáp sa mạc Nu-bi-an; Phía Đông giáp sa mạc Đông; Phía Tây giáp sa mạc Tây.

+ Lưỡng Hà: Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà và các vùng xung quanh rất phát triển.

? Tại sao nhiều người Lưỡng Hà lại trở thành thương nhân?

- Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà và các vùng xung quanh rất phát triển. Do đó, nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân. Họ rong ruổi khắp Tây Á thời bấy giờ với những đàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Nhà Nước Lưỡng Hà cổ đại.

a. Mục tiêu: Đặc điểm nổi bật trong quả trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình và trả lời 

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu Hs đọc SGK/38 và trả lời các câu hỏi:

II. Nhà Nước Lưỡng Hà cổ đại.

? Các nhà nước Lưỡng Hà xuất hiện đầu tiên vào thời gian nào? Ai là người thiết lập các nhà nước đó? 

- Các nhà nước Lưỡng Hà xuất hiện đầu tiên vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN.

- Người Xu-me là chủ nhân của các nhà nước đầu tiên ở Lưỡng Hà.

? Đặc điểm nổi bật trong quả trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại là gì?

- Điểm nổi bật trong quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại là: hình thành nhiều quốc gia thành thị nhỏ, như: Ua, U-rúc, Ki-sơ, La-gát…

? Quan sát lược đồ 7.2, em hãy kể tên những thành thị mới được xây dựng sau khi người Xu-me đến cư trú ở Lưỡng Hà?

- Những thành thị mới được xây dựng sau khi người Xu-me đến cư trú ở Lưỡng Hà là: Ua; U-rúc; Ki-sơ; La-gát; Ma-ri; Át-sua; Um-ma; Ba-bi-lon…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

a. Mục tiêu: HS rút ra được thành tựu văn hóa tiêu biểu

b. Nội dung: GV dùng hình ảnh tư liệu từ 7.3 đến 7.7

c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh tư liệu từ 7.3 đến 7.7

- GV dùng sơ đổ tư duy theo mẫu sau để hước dẫn các em thực hiện hoạt động

Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

(Sơ đổ tư duy cũng có thể được thể hiện bằng hình ảnh minh hoạ. HS sử dụng hình ảnh tư liệu từ 7.3 đến 7.7 cho sơ đổ tư duy).

III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Chữ viết: chữ hình nêm (hoặc gọi là chữ hình góc).

- Văn học: bộ sử thi Gin-ga-mét nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựng trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me.

- Luật pháp: ban hành bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi quy định những nguyên tắc trong đời sống…

- Toán học: phát minh ra nhiều hệ đếm khác nhau, nổi bật là hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

- Kiến trúc, điêu khắc: 

+ Sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng và đất sét để tạc tượng, nặn tượng

+ Công trình kiến trúc nổi tiếng là: vườn treo Ba-bi-lon…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập. 

d. Tổ chức thực hiện: 

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần luyện tập SGK trang 40.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà 

c. Sản phẩm: bài tập nhóm

d. Tổ chức thực hiện: 

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3, 4 phần vận dụng SGK trang 40.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Hoàn thành bài tập trong SBT.

+ Đọc trước nội dung bài 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Phân công các nhóm chuẩn bị nội dung:

Tổ 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại.

Tổ 2: Tìm hiểu về xã hội của Ấn Độ cổ đại.

Tổ 3 và 4: Tìm hiểu về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Ấn Độ cổ đại.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học