Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 20: Vương quốc Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được: 

- Lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc cổ Chăm-pa.

- Những nét đặc sắc về kinh tế, xã hội của cư dân Chăm-pa.

- Một số thành tựu văn hoá của Chăm-pa.

2. Năng lực

* Năng lực chung: 

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: 

- Mô tả được sự thành lập và quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa.

- Trình bày được những nét chính về kinh tế và tổ chức xã hội của Chăm-pa.

- Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Chăm-pa.

3. Phẩm chất

- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá Chăm.

- Giáo dục tinh thần tương thân tương ái giữa các cộng đồng người có chung số phận lịch sử và chung lãnh thổ..

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Hình ảnh phóng to liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới

B.  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Sự ra đời và quá trình phát triển của Vương quốc Chăm-pa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vương quốc Chăm-pa ra đời trong hoàn cảnh nào; quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Chăm-pa.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I, quan sát Sơ đồ Hình 20.2 trang 101 và trả lời câu hỏi: 

?Vương quốc Chăm-pa ra đời trong hoàn cảnh nào?









? Em hãy nêu quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II – X?










Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn.

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 

I. Sự ra đời và quá trình phát triển của Vương quốc Chăm-pa



- Hoàn cảnh ra đời:

+ Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam. 

+ Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp.

- Quá trình phát triển:

+ Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. 

+ Khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp được đổi thành Chăm-pa.

+ Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Kinh tế và tổ chức xã hội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp, có nhiều loại khoáng sản, trao đổi sản vật với thuyền buôn nước ngoài; sự đa dạng của nhiều ngành nghề đã tạo nên một xã hội với nhiều tầng lớp khác nhau từ quý tộc đến thường dân.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV mở rộng kiến thức về điều kiện tự nhiên của Vương quốc Chăm-pa: là dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới. 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 20.3 SGK trang 101, trả lời câu hỏi: 

? Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa. 



- Ngành kinh tế nào quan trọng nhất? Vì sao?





- GV chia HS 2 nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi ? So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc?






- GV yêu cầu HS quan sát hình 20.4 và trả lời câu hỏi : Em hãy cho biết Chăm-pa có những tầng lớp nào? Mô tả công việc của họ? 









Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. 

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Kinh tế và tổ chức xã hội

1. Kinh tế







- Hoạt động kinh tế chính của cư dân Champa là: sản xuất nông nghiệp; nghề thủ công; khai thác lâm sản và buôn bán (qua đường biển).

- Hoạt động kinh tế quan trọng nhất là: đánh cá và trao đổi, buôn bán qua đường biển. Vì, điều kiện tự nhiên của Champa thuận lợi cho sự phát triển của những nghề này.


- Giống nhau: nghề nông trồng lúa nước là ngành kinh tế chính

- Khác nhau: cư dân Chăm-pa phát triển mạnh các nhề : khai thác lâm sản ; đánh bắt cá và đặc biệt là ngoại thương đường biển.

2. Đời sống xã hội

- Sự đa dạng của nhiều ngành nghề đã tạo nên một xã hội với nhiều tầng lớp khác nhau. Trong xã hội Champa có các tầng lớp sau:

+ Vương công, quý tộc bao gồm: vua, quý tộc triều đình, tăng lữ Bà La Môn.

+ Quân đội

+ Hộ pháp, nhạc công, vũ nữ.

+ Tầng lớp thường dân gồm: thợ thủ công và nghệ nhân, ngư dân, nông dân, người khai thác lâm sản…

Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ghi nhớ được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của văn hóa Chăm-pa trên một số lĩnh vực: chữ viết, tôn giáo, âm nhạc,...

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III, quan sát Hình 20.5 - 20.7 và trả lời câu hỏi: 

? Em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?




Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến ngày nay? Di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?




Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn.

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Thành tựu :

+ Sáng tạo ra chữ Chăm cổ.

+ Thờ tín ngưỡng đa thần; Du nhập Phật giáo, Hin-đu giáo...

+ Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật…

+ Tổ chức trong năm.

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến ngày nay là 

+ Đền, tháp chăm

+ Tượng thần, vũ nữ…

- Thánh địa Mỹ Sơn là Di tích văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập.

- Xem trước nội dung bài 21. Vương quốc cổ Phù Nam.

- Sưu tầm tư liệu về vương quốc Phù Nam.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học