Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 4: Xã hội nguyên thủy
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Thông qua bài học, HS nắm được:
- Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thuỷ.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ.
- Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của con người và xã hội loài người thời nguyên thuỷ.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng:
- Phân biệt được rìu tay với hòn đá tự nhiên.
- Giả định trải nghiệm cách sử dụng công cụ lao động.
- Sử dụng kiến thức về vai trò của lao động đối với sự tiến triển của xã hội loài người thời nguyên thuỷ để liên hệ với vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Vận dụng kiến thức trong bài học để tìm hiểu một nội dung lịch sử thể hiện trong nghệ thuật minh họa.
3. Phẩm chất
- Ý thức được tầm quan trọng của lao động với bản thân và xã hội.
- Ý thức bảo vệ rừng.
- Biết ơn con người thời xa xưa đã phát minh ra lửa, lương thực,...
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.
- Một số tranh ảnh về công cụ, đồ trang sức, ... của người nguyên thuỷ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
? Nếu cuộc sống hiện đại biến mất, không có điện, không có ti vi, không có phương tiện để di chuyển,...em sẽ sinh sống như thế nào? Đời sống của em lúc này có giống với đời sống của người nguyên thủy hay không?
- HS tiếp nhận nhiệm và trả lời câu hỏi: Đời sống của em lúc này có những điểm giống với đời sống của người nguyên thủy.
- GV dẫn dắt vấn đề:
- Phần lớn thời kì nguyên thuỷ, con người có cuộc sống lệ thuộc vào tự nhiên. Có những điều tưởng chứng thật đơn giản với chúng ta ngày nay như dùng lửa để nấu chín thức ăn, chế tạo các công cụ, thuần dưỡng động vật,... nhưng với người nguyên thu thực sự đó là những bước tiến lớn trong đời sống. Để tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống của người nguyên thủy, chúng ta cùng vào bài học này hôm nay - Bài 4: Xã hội nguyên thủy.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được xã hội nguyên thủy trải qua hai giai đoạn: bầy người nguyên thủy, công xã thị tộc; loài người phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I và quan sát Sơ đồ 4.1 SGK trang 21, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết: |
I. Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy |
? Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào? Đặc điểm của những giai đoạn đó là gì? |
- Xã hội nguyên thủy đã trải qua 2 giai đoạn phát triển: + Bầy người nguyên thủy: + Công xã thị tộc: - Đặc điểm của giai đoạn bầy người nguyên thủy (ở giai đoạn Người tối cổ). + Sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, mỗi bầy gồm 5 - 7 gia đình. + Có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. - Đặc điểm của giai đoạn công xã thị tộc (ở giai đoạn Người tinh khôn). + Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống, đứng đầu là tộc trưởng. + Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau. |
? Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời kì nguyên thủy? |
- Đặc điểm căn bản trong quan hệ giữa người với người thời nguyên thủy là: + Con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau. + Của cải chung, cùng lao động và hưởng thụ bằng nhau. => Công bằng và bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng” |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Đời sống vật chất của người nguyên thủy
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu người nguyên thủy: biết mài đá để tạo ra công cụ lao động, người tinh khôn sử dụng lao cung tên, cơ thể dần thích nghi với những tư thế lao động; hái lượm, săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi, thuần dưỡng động vật; chuyển dần sang đời sống định cư, địa bàn cư trú được mở rộng.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu kiến thức: Thời kì nguyên thuỷ bắt đầu cùng với sự phát triển của những công cụ lao động bằng đá nên còn được gọi là thời kì đồ đá. Công cụ lao động là bằng chứng lịch sử, cơ sở để chúng ta tái hiện và hiểu được vai trò của lao động trong xã hội nguyên thuỷ. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 4.2, 4.4, 4.6 SGK trang 22,23 và trả lời câu hỏi: |
II. Đời sống vật chất của người nguyên thủy |
? Làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được hòn đá trong tự nhiên và hòn đá được chế tác? |
1. Lao động và công cụ lao động - Chúng ta có thể nhận biết được hòn đá trong tự nhiên và hòn đá được chế tác: ban đầu người nguyên thuỷ chỉ biết sử dụng những mẩu đá vừa vặn cầm tay để làm công cụ. Dấu vết của sự chế tác chỉ rõ từ khi có người đứng thẳng. Những hòn đá được chế tác (có vết ghè đá ở một hoặc cả hai mặt) sớm nhất có niên đại cách ngày nay khoảng 1, 4 triệu năm (Hình 4.2). |
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.1 và trả lời câu hỏi: |
|
? Công cụ đá phát triển như thế nào? |
- Sự phát triển của công cụ đá: Từ công cụ thô sơ như rìu cầm tay hay mảnh tước (dùng để cắt gọt) dần dần họ biết dùng bàn mài để mài lưỡi rìu, họ cũng biết sử dụng cung tên |
? Lao động có vai trò như thế nào trong quá trình tiến hóa của người nguyên thủy? |
- Vai trò của lao động: + Nhờ chế tác công cụ lao động, đôi bàn tay con người dần trở nên khéo léo, cơ thể con người cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động. + Lao động giúp tư duy sáng tạo của con người ngày càng phát triển + Thông quá quá trình lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản thân và gia đình. |
? Em có động ý với ý kiến Bức vẽ trong hang La-xcô (Lascawx) mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thuỷ khi họ đã có cung tên. Tại sao? |
- Em đồng ý với ý kiến: bức vẽ trong hang La-xco mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thủy khi họ đã có cung tên. Vì: + Nếu chỉ sử dụng các công cụ lao động như: mảnh tước, rìu đá… con người rất khó có thể săn bắt được các con vật chạy nhanh như: hươu, nai, ngựa. + Mặt khác, trong quá trình săn bắt các con vật như: hươu, nai, ngựa… nếu con người đứng ở cự li quá gần với các con vật đó, thì con người rất dễ gặp nguy hiểm. Do vậy, họ cần đứng ở cự li xa. => Cung tên là công cụ lao động phù hợp với yêu cầu công việc săn bắt. |
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2, quan sát Hình 4.8 và trả lời câu hỏi: |
2. Từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt, chăn nuôi |
? Em hãy cho biết những nét chính về đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam (cách thức lao động, vai trò của lửa trong đời sống lao động)? |
- Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam: + Con người biết mài đá để tạo ra công cụ lao động, như: rìu đá mài lưỡi; cung tên… + Cách thức lao động của con người vẫn chủ yếu là: săn bắt và hái lượm. + Người tối cổ biết tạo ra lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. |
- GV giới thiệu kiến thức: Qua hái lượm, người nguyên thuỷ phát hiện những hạt ngõ cốc, những loại rau quả có thế trồng được. Từ săn bắt, họ dần phát hiện những con vật có thể thuần dưỡng và chăn nuôi. - GV giải thích thuần dưỡng là Nuôi động vật hoang dại và dạy cho chúng mất hoặc giảm tính hung dữ, để cả loài hoặc một số con có thể sống gần người, hoạt động theo ý muốn của người sử dụng chúng vào mục đích lao động hay giải trí của mình. |
|
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.9 và trả lời câu hỏi: ? Những chi tiết nào trong Hình 4.9 thể hiện con người đã biết thuần dưỡng động vật? |
- Những chi tiết thể hiện con người đã biết thuần dưỡng động vật là: + Chi tiết con người cưỡi trên lưng một con thú lớn. + Chi tiết con người sống gần với các loài động vật. |
- Để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Trong bức vẽ trên vách hang Hình 4.9, miêu tả đời sống định cư của người nguyên thuỷ với hình ảnh rõ nhất là cảnh những con người đang cưỡi trên lưng thú và nhiều gia súc. Điều đó chứng tỏ Sahara là vùng đất chứng kiến con người định cư, sinh sống, thuần dưỡng và chăn nuôi từ 10 000 năm trước. Vậy vào thời điểm đó, Sahara có phải là vùng đất sa mạc không? Điều này gợi cho em suy nghĩ gì? |
- Sahara từng là vùng đất màu mỡ cách ngày nay 10 000 năm, nhưng ngày nay là một sa mạc lớn trên thế giới, không thuận tiện cho con người sinh sống. Những dấu vết để lại từ 10 000 năm trước qua những bức vẽ còn lại trong hang đá cảnh báo chúng ta về biến đổi khí hậu, nên chúng ta phải có trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường sống. |
- GV giới thiệu kiến thức: Cùng với việc thuần dưỡng động vật, người nguyên thuỷ đã dần chuyển sang định cụ, địa bàn cư trú cũng được mở rộng. |
|
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu vết, dấu tích gì của nguyên thủy, những dấu tích đó ở đâu tại Việt Nam? |
- Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết những hạt thóc, vỏ trấu, hạt gạo cháy, có cả bàn nghiền hạt và chày. Những dấu tích của họ ở nhiều vùng khác nhau như Bàu Tró (Quảng Bình), Cái Bèo, Hạ Long (Quảng Ninh), Quỳnh Văn (Nghệ An). |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu người nguyên thủy có tục chôn cất người chết, sử dụng đồ trang sức, biết dùng màu; biết quan sát cuộc sống xung quanh và thể hiện ra bằng hình ảnh.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II và quan sát Hình 4.10, 4.12 và trả lời câu hỏi: |
III. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy |
? Em có nhận xét gì về đời sống tinh thần của người nguyên thủy? |
- Đời sống tinh thần của người nguyên thủy phong phú, tiến bố, thể hiện ở điểm: + Đã có tục chôn cất người chết. Nhiều mộ táng có chôn theo cả công cụ lao động. + Đã biết sử dụng đó trang sức, biết dùng màu, vẽ lên người để hoá trang hay làm đẹp. + Đặc biệt, họ đã biết quan sát cuộc sống xung quanh và thể hiện ra bằng hình ảnh. |
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 4.11 và cho biết: |
|
? Người nguyên thủy đã khắc hình gì trong hang Đồng Nội? |
- Người nguyên thủy đã khắc hình mặt người (hình bên phải) và hình mặt thú (hình bên trái) trong hang Đồng Nội. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1phần Luyện tập SGK trang 25.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3,4 phần Vận dụng SGK trang 26
Câu 3: Hãy phát biểu cảm nhận của em về vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay.
Câu 4: Vận dụng kiến thức trong bài học, em hãy sắp xếp các bức vẽ minh họa đời sống lao động của người nguyên thủy bên dưới theo 2 chủ đề:
Chủ đề 1: cách thức lao động của Người tối cổ.
Chủ đề 2: Cách thức lao động của Người tinh khôn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
Câu 3:
- Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, để thân nuôi sống bản thân, gia đình, góp phân xây đựng xã hội phát triển.
- Lao động đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Quan trọng hơn hết, lao động chính là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong cuộc sống...
- Thông qua quá trình lao động, con người sẽ rút ra được những bài học cho riêng bản thân mình từ đó sẽ có sự sáng tạo, tư duy mới mẻ hơn, mở mang tầm hiểu biết.
=> Do đó, mỗi người cần thấy được: lao động là vinh quang, là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của bản thân, từ đó phải biết tự giác, sáng tạo không ngừng, cải tiến để nâng cao năng suất lao động.
Câu 4:
Chủ đề 1 - Cách thức lao động của Người tối cổ: Tranh 1, 4, 5.
Chủ đề 2 - Cách thức lao động của Người tinh khôn: Tranh 2, 3, 6
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Xem trước bài 5 - Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)