Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 11: La Mã cổ đại

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được: 

- Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại.

- Tiến trình phát triển của nhà nước La Mã từ cộng hoà tới đế chế.

- Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của La Mã thời kì này.

2. Năng lực

* Năng lực chung: 

- Năng lực giao- tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: 

- Nêu và nhận xét được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển của La Mã.

- Trình bày được cơ cấu tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã cổ đại.

- Nêu được những thành tựu nổi bật về văn hoá của La Mã.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tôn trọng các di sản văn hoá trên thế giới; 

- Khâm phục sức lao động, sáng tạo của nhân dân qua các thời kì. Hiểu được “La Mã không được xây dựng trong một ngày” (Roma wasnt built in one day), vì thế nếu HS không ngừng chăm chỉ, cố gắng, các em cũng có thể tạo nên những điều kì diệu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Lược đồ La Mã cổ đại phóng to.

- Một số hình ảnh về thành tựu tiêu biểu của nền văn minh La Mã cổ đại. 

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện: 

GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới

- Thế kỉ VIII TCN, thành La Mã mới bắt đầu được xây dựng với một vài khu dân cư thưa thớt bên những quả đồi ven bờ sông Ti-brơ. Tuy nhiên, bảy thế kỉ sau đó, La Mã đã trở thành một đế chế hùng mạnh, cai quản một lãnh thổ rộng lớn xung quanh Địa Trung Hải và truyền bá những thành tựu văn minh ra khắp đế chế. Vậy, văn minhLa Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật và đã góp vào văn minh nhân loại những thành tựu gì? Đó là những nội dung trong bài học ngày hôm nay!

B.  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Điều kiện tự nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại; những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mà điều kiện tự nhiện đã mang lại cho cư dân La Mã cổ đại. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

I. Điều kiện tự nhiên

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I và quan sát Lược đồ 11.2, Hình 11.1 SGK trang 58,59 trả lời câu hỏi: 


? Em hãy nêu điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại?

- Điều điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại:

+ Vị trí: nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-li-a. Có vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông và sông Ti-bơ, đảo Xi-xin.

+ Bán đảo I-ta-li-a có hàng nghìn km đường bờ biển, nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải. 

+ Trong lòng đất chứa chứa nhiều đồng, chì, sắt.

? Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh La Mã?

- Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh La Mã:

+ Thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.

+ Các ngành thủ công và hoạt động hàng hải rất phát triển.

+ Thuận lợi cho tiếp xúc và giao lưu văn hóa 

- GV chia HS làm các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:


? Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại có gì giống và khác nhau so với Hy Lạp cổ đại?

* Điểm giống nhau:

- Nằm sát Địa Trung Hải, có nhiều vũng, vịnh kín gió

- Lòng đất nhiều khoáng sản,...

* Điểm khác nhau:

- La Mã cổ đại

+ Có nhiều đồng bằng rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển;

+ Thời kì đế chế, lãnh thổ mở rộng ra cả 3 châu lục Á – Âu – Phi

- Hy Lạp cổ đại:

+ Đồng bằng nhỏ hẹp, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

+ Lãnh thổ chủ yếu thuộc khu vực Tây Âu và ven bờ Tiểu Á.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được La Mã thiết lập hình thức cộng hòa không có vua sau đó chuyển sang hình thức nhà nước đế chế.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

II. Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại

- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ 11.2 và đọc thông tin mục II SGK trang 59, xác định địa bàn ban đầu của La Mã cổ đại và phạm vị của La Mã thời đế chế. 


- Địa bàn ban đầu của La Mã cổ đại là một thành bang nhỏ ở miền Trung bán đảo Italia.

- Vào đầu thế kỉ II, lãnh thổ của đế chế La Mã bao gồm toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, các vùng đất ven bờ Đại Tây Dương và quần đảo Anh.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi:


? Cơ cấu và tổ chức hoạt động nhà nước La Mã thời kì cộng hòa?

- Cơ cấu và tổ chức hoạt động nhà nước La Mã thời kì cộng hòa: 

+ Khòng có vua, cai trị dựa trên luật pháp.

+ Thực chất quyền lực năm trong tay 300 thành viên của Viện Nguyên lão.

? Cơ cấu và tổ chức hoạt động nhà nước La Mã thời kì đế chế?

- Cơ cấu và tổ chức hoạt động nhà nước La Mã thời kì đế chế: 

+ Vẫn duy trì như thời cộng hoà nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. 

+ Viện Nguyên lão chỉ còn là hình thức.

? Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước để chế La Mã có điểm gì khác nhau?

* Điểm khác biệt:

- Cơ quan quyền lực cao nhất:

+ Hy Lạp: Đại hội nhân dân

+ La Mã: quyền lực tập trung trong tay Hòng đế.

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Hy Lạp: hình thành nhiều nhà nước thành bang, mỗi nhà nhà nước có thể chế chính trị khác khau

+ La Mã: phát triển thành một nhà nước đế chế rộng lớn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của La Mã cổ đại trên một số lĩnh vực: hệ thống chữ cái, số, luật, phát minh ra bê tông. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

III. Thành tựu văn hóa tiêu biểu

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: quan sát các hình từ Hình 11.4 đến Hình 11.7, đọc thông tin mục III SGK trang 60,61, 


? Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của La Mã cổ đại?

* Thành tựu văn hóa tiêu biểu:

+ Hệ chữ số La Mã.

+ Hệ chữ cái La-tinh

+ Hệ thống luật pháp của La Mã

+ Bê tông.

+ Đấu trường La Mã

? Em hãy sử dụng chữ số La Mã để thể hiện phép tính sau đây: 350 + 270. Em có nhận xét gì về việc dùng chữ số La Mã để tính toán?

- Sử dụng chữ số La Mã để thực hiện phép tính: 350 + 270 = 620

CCCL + CCLXX = DCXX

- Nhận xét: tính toán bằng chữ số La Mã rất phức tạp, cồng kềnh, nhất là với các phép tính nhiều con số. Hiện nay, chữ số La Mã hầu như không được sử dụng trong tính toán.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

  • GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời câu hỏi sach giáo khoa, hoàn thành phiếu học tập.

- Đọc trước bài 12. Các quốc gia Đông Nam Á trước thế kỉ X.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học