Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 6: Ai Cập cổ đại

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại.

- Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại.

- Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại.

2. Năng lực

* Năng lực chung: 

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: 

- Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Ai Cập cổ đại. 

- Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập.

- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập.

3. Phẩm chất

- Trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Lược đồ Ai Cập cổ đại phóng to.

- Một số hình ảnh về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập cổ đại. 

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện: 

  • GV trình chiếu hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Hình ảnh dưới đây có tên gọi là gì?

Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 6: Ai Cập cổ đại

? Em có biết đất nước nào có nhiều kim tự tháp không? Em có muốn được đến tham quan công trình này không?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (HS có thể không trả lời được, GV khuyến khích HS đưa ra ý kiến): 

+ Hình ảnh đó là kim tự tháp.

+ Đất nước có nhiều kim tự tháp là Sudan (250 kim tự tháp), Ai Cập (137 kim tự tháp).

  • GV dẫn dắt vấn đề: 

- “Vinh danh thay người, sông Nin vĩ đại! Người đến từ đất và mang đến sự sống cho Ai Cập”. Đó là những dòng thơ bắt đầu trong một bài thơ cổ ngợi ca dòng sông gắn với sự phát sinh và phát triển của nền văn minh Ai Cập. Nền văn minh đó gắn với những thành tựu vô cùng nổi bật như: kim tự tháp, xác ướp,...

- “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Không có sông Nin sẽ không có Ai Cập như chúng ta được biết ngày nay. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 6 : Ai Cập cổ đại. 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Điều kiện tự nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại; những thuận lợi mà sông Nin mang lại cho người Ai Cập cổ đại. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ Ai Cập cổ đại để xác định vị trí hình thành nên quốc gia Ai Cập cổ đại và giới thiệu kiến thức: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải. Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi và đối cát. Phía đông và phía tây giáp sa mạc.

I. Điều kiện tự nhiên

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 6.2 và trả lời câu hỏi: 

? Sông Nin đã đem lại những thuận lợi gì cho người Ai Cập cổ đại?



- Những thuận lợi mà sông Nin đem lại cho người Ai Cập cổ đại:

+ Sông Nin bồi đắp phù sa => hình thành nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ. 

+ Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.

+ Sông Nin là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng.

+ Sự đa dạng sinh vật do sông Nin đem lại (thủy sản, chim,…) góp phần cải thiện cuộc sống của cư dân.

- GV mở rộng kiến thức: Ở Ai Cập, nước sông Nin lên xuống hai mùa trong năm khá ổn định. Khi nước dâng cao, toàn bộ lưu vực sông trở thành một biển nước mênh mông. Khi nước rút đi, để lại hai bên bờ một lớp phù sa màu mỡ, rất mềm và xốp, dễ canh tác. Người ta chỉ cần dùng những công cụ bằng gỗ và đá, chọc lỗ, gieo hạt hoặc cuốc xới qua loa cũng thu hoạch được một mùa bội thu. Khi thu hoạch xong thì cũng bát đầu mùa khô, đất phù sa pha cát bị gió mạnh thổi mù trời... Vì thế mà Hê-rô-đốt miêu tả rất hình ảnh rằng sông Nin luôn biến Ai Cập từ một bồn nước trở thành một vườn hoa và một đồng cát bụi.


- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 6.1 và Hình 6.3, 

? Em hãy cho biết chữ nào trong hai chữ tượng hình dưới đây được dùng để diễn tả hoạt động đi thuyền từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. Lí giải sự lựa chọn của em?

Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 6: Ai Cập cổ đại



- Chữ tượng hình (a) diễn tả hoạt động di chuyển từ Thượng Ai Cập đến Hạ Ai Cập vì dòng chảy sông Nin từ Nam đến Bắc – từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và đổ ra Địa Trung Hải. Như vậy, thuyền đi xuôi dòng, dùng sức nước, không cần dùng buồm.

- Chữ tượng hình (b) diễn tả hoạt động đi từ Hạ Ai Cập đến Thượng Ai Cập vì hướng gió thổi trên sông Nin là từ Bắc đến Nam, gió thổi từ Địa Trung Hải vào, thuyền sẽ căng buồm để lợi dụng sức gió. Nếu thuyền không căng buồm sẽ đi ngược dòng chảy, làm việc đi lại trở nên khó khăn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời dựa trên sự thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập; đứng đầu Ai Cập cổ đại là các Pha-ra-ông; năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 6.4 SGK trang 34 và trả lời câu hỏi về quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại:


? Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở đâu?

+ Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng lưu vực sông Nin. 

? Họ sống riêng lẻ từng gia đình hay trong một cộng đồng? Họ tập hợp thành hai vùng cư trú chủ yếu là vùng nào?

+ Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm. Từ thiên niên kỉ IV, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập. 

? Tại sao phiến đá Namer lại cho chúng ta ít nhiều những thông tin về quá trình thống nhất này?

+ Khoảng năm 3000 TCN, vua Namer, hay  đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Nhà nước Ai Cập ra đời.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK trang 34, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: 

? Quá trình thống nhất Ai Cập cổ đại bằng chiến tranh được thể hiện như thế nào trên phiến đá Namer?



- Quá trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng chiến tranh được thể hiện qua những chi tiết sau:

+ Hình ảnh người đàn ông chỉ tay vào một người đang quỳ xuống bên dưới (mặt thứ nhất của phiến đá Na-mơ).

+ Hình ảnh người đàn ông dẫn đầu một hàng quân có vũ khí (mặt thứ 2 của phiến đá Na-mơ).

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Namer và những người kế vị đã cai trị Ai Cập theo hình thức cha truyền con nối. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cố đại là các pha-ra-ông (Kẻ ngự trong cung điện), có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải, có quân đội riêng.

+ Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ.

- GV mở rộng kiến thức: Trình chiếu cho HS quan sát Sơ đồ lịch sử nhà nước Ai Cập cổ đại:


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết, toán học, kiến trúc và điêu khắc, y học (kĩ thuật ướp xác). 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết, toán học, kiến trúc và điêu khắc, y học (kĩ thuật ướp xác). 


- GV yêu cầu đọc thông tin mục III, quan sát các hình từ Hình 6.5 đến 6.9, thiết kế sơ đồ tư duy những thành tựu của văn hóa Ai Cập.

Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 6: Ai Cập cổ đại

- GV chia HS làm 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:


? Nhóm 1: Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập cổ đại, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?

- Nhóm 1: HS trả lời bất cứ thành tựu nào em thích, giải thích được tại sao các em có ấn tượng với thành tựu đó. (GV cần định hướng cho HS về cách giải thích hướng tới ý nghĩa ứng dụng, thành tựu đó vẫn có những đóng góp cho hiện tại).

? Nhóm 2: Em biết từ “paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có nguồn gốc từ từ nào?

- Nhóm 2: Từ “paper” có nguồn gốc từ gốc từ "Papyrus" (pa-pi-rút). Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy.

? Nhóm 3: Tại sao hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển? 

- Nhóm 3: Hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển vì hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 phần luyện tập SGK trang 36.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4 phần vận dụng SGK trang 36.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu học tập.

- Xem trước nội dung bài 7. Lưỡng Hà cổ đại

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học