Sách bài tập Toán 6 Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB?
Bài 44 trang 133 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Vẽ tuỳ ý ba điểm A, B, C thẳng hàng. Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được độ dài của các đoạn AB, BC, AC
Lời giải:
Giả sử vẽ điểm B nằm giữa A và C.
Cách 1: Đo độ dài đoạn AB, BC rồi tính AC = AB + BC.
Cách 2: Đo độ dài đoạn AC, BC rồi tính AB = AC – BC.
Cách 3: Đo độ dài đoạn AC, AB rồi tính BC = AC – AB.
Bài 45 trang 133 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Cho M thuộc đoạn PQ. Biết PM = 2cm; MQ = 3cm. Tính PQ
Lời giải:
Vì M nằm giữa P và Q nên PM + MQ = PQ
Thay PM = 2cm; MQ = 3 cm ta có:
2 + 3 = PQ
5 = PQ
Vậy PQ = 5 cm
Bài 46 trang 133 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Cho đoạn thẳng AB có độ dài 11cm. Điểm M nằm giữa A và B. biết rằng MB – MA = 5cm. Tính độ dài các đoạn thẳng MA và MB.
Lời giải:
Vì M nằm giữa A và B nên AB = MA + MB
Suy ra: MA + MB = 11 cm
Mà MB – MA = 5cm
Nên MB = (11 + 5) : 2 = 16 : 2 = 8cm
Suy ra MA = AB – MB = 11 - 8 = 3cm
Bài 47 trang 134 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu:
a. AC + CB = AB
b. AB + BC = AC
c. BA +AC = BC
Lời giải:
a. AC + CB = AB ta có điểm C nằm giữa hai điểm A và B
b. AB + BC = AC ta có điểm B nằm giữa hai điểm A và C
c. BA +AC = BC ta có điểm A nằm giữa hai điểm C và B
Bài 48 trang 134 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Cho ba điểm A, B, M. biết AM = 3,7 cm, MB = 2,3cm, AB = 5cm
Chứng tỏ rằng:
a. Trong ba điểm A, B,M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
b. Ba điểm A,M,B không thẳng hàng
Lời giải:
a. Ta có: AM + MB = 3,7 + 2,3 = 6cm
Vì AM + MB > AB nên M không nằm giữa hai điểm A và B
Ta có: AM + AB = 3,7 + 5 = 8,7 cm
AM + AB > MB nên A không nằm giữa hai điểm B và M
Ta có: AB + MB = 5 + 2,3 = 7,3cm
Vì AB + MB > AM nên B không nằm giữa hai điểm A và M
b. Vì trong ba điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nên A, B, M không thẳng hàng
Bài 49 trang 134 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Trong mỗi trường hợp sau hãy vẽ hình và cho biết điểm A, B,M có thẳng hàng không?
a. AM = 3,1cm, MB = 2,9 cm; AB = 6cm
b. AM = 3,1 cm; MB = 2,9cm; AB = 5cm
c. AM = 3,1cm; MB = 2,9cm; AB = 7cm
Lời giải:
Hình câu a
a) Ta có: AM + MB = 3,1 + 2,9 = 6cm
Vì AM + MB = AB = 6cm nên ba điểm A, B, M thẳng hàng và M nằm giữa hai điểm A và B.
Hình câu b
b) Ta có: AM + MB = 3,1 + 2,9 = 6cm
Vì AM + MB > AB = 5cm nên ba điểm A, B, M không thẳng hàng
c) Ta có: AM + MB = 3,1 + 2,9 = 6cm
Mà AB = 7cm nên không xảy ra trường hợp này
Bài 50 trang 134 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Nhìn hình dưới, không đo, đoán xem hình nào có chu vi lớn nhất? Hình nào có chu vi bằng nhau?
Lời giải:
Hình b có chu vi lớn nhất
Hình a và hình c có chu vi bằng nhau
Bài 51 trang 134 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Nhìn hình dưới so sánh AM + MB, AN + NB và AC bằng mắt thường rồi kiểm tra bằng dụng cụ
Lời giải:
Dự đoán:
AM + MB > AC
AN + NB = AC
AM + MB > AN + NB
* Kiểm tra lại:
AM = 24mm; AN = 35mm
MB = 31mm; NB = 16mm
AC = 51mm
Suy ra: AM + MB = 24 + 31 = 55mm
AN + NB = 35 + 16 = 51mm
* Từ đó:
AM + MB > AC (55mm > 51mm)
AN + NB = AC (= 51mm)
AM + MB > AN + NB (55mm > 51mm)
Bài 8.1 trang 134 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Biết ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm C nằm giữa hai điểm A, B. Độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC được cho như bảng dưới đây. Điền vào ô trống trong bảng sau để được kết quả đúng.
AB | BC | AC |
10 | 3 | .... |
12 | .... | 5 |
.... | 7 | 8 |
Lời giải:
Vì điểm C nằm giữa hai điểm A và B nên ta có: AC + CB = AB
+ Với AB = 10; BC = 3 ta có AC + CB = AB nên AC = AB − BC = 10 − 3 = 7
+ Với AB = 12; AC = 5 ta có AC + CB = AB nên BC = AB − AC = 12 − 5 = 7
+ Với BC = 7; AC = 8 ta có AC + CB = AB hay AB = 8 + 7 = 15.
Ta có bảng sau:
AB | BC | AC |
10 | 3 | 7 |
12 | 7 | 5 |
15 | 7 | 8 |
Bài 8.2 trang 135 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Cho tia Ot. Trên tia Ot lấy điểm M sao cho OM = 5 cm. Trên tia đối của tia Ot lấy điểm N sao cho ON = 7cm. Cho biết độ dài của đoạn thẳng MN.
Lời giải:
Do điểm M thuộc tia Ot còn điểm N thuộc tia đối của tia Ot nên ba điểm M, N và O thẳng hàng, hơn nữa điểm O nằm giữa hai điểm M, N. Suy ra MN = MO + ON = 5 + 7 = 12 (cm).
Bài 8.3 trang 135 sách bài tập Toán 6 Tập 1: Trên đường thẳng d lấy bốn điểm A, B, M, N sao cho điểm M nằm giữa hai điểm A, N và điểm N nằm giữa hai điểm B, M. Biết rằng AB = 10cm, NB = 2cm và AM = BN. Tính độ dài của đoạn thẳng MN.
Lời giải:
Theo giả thiết ta vẽ được hình:
Khi đó AN = AM + MN và AB = AN + NB.
Suy ra AB = (AM + MN) + NB
Do AM = NB = 2 cm nên 10 = 2 + MN + 2.
Từ đó tính được MN = 10 - 4 = 6 (cm)
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 6 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
- Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng
- Ôn tập Chương 1 hình học
- Bài 1: Mở rộng khái niệm phân số
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều