Công thức dấu ngoặc và thứ tự thực hiện phép tính lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức dấu ngoặc và thứ tự thực hiện phép tính trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức dấu ngoặc và thứ tự thực hiện phép tính từ đó học tốt môn Toán lớp 6.

1. Công thức

a) Quy tắc dấu ngoặc

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+’’ đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-‘’ đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu ‘’+’’ đổi thành ‘’-‘’ và dấu ‘’-‘’ đổi thành ‘’+’’.

b) Thứ tự thực hiện các phép tính

Đối với biểu thức không có dấu ngoặc

- Nếu chỉ có các phép cộng, trừ hoặc chỉ có các phép nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

- Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến phép tính nhân và chia, cuối cùng đến phép cộng và trừ.

Đối với biểu thức có ngoặc

- Nếu các biểu thức có các ngoặc: Ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {} ta thực hiện theo thứ tự sau: ()[]{}.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:

a) (-385 + 210) + (385 – 217);

b) 152 + (-73) – (-18) – 127;

c) (56 – 27) – (11 + 28 – 16).

Hướng dẫn giải:

a) (-385 + 210) + (385 -217)

= (-385) + 210 + 385 – 217

= (-385 + 385) + (210 – 217)

= 0 + (-7)

= -7

b) 152 + (-73) – (-18) – 127.

= 152 – 73 + 18 – 127

= (152 + 18) + [(-73) + (-127)]

= 170 + [-(73 + 127)]

= 170 + [-200]

= - (200 – 170) = -30

c) (56 – 27) – (11 + 28 – 16)

= 56 – 27 – 11 – 28 + 16

= (56 + 16) – (27 + 11 + 28)

= 72 – (38 + 28)

= 72 – 66

= 6.

Ví dụ 2. Thực hiện phép tính

a) 24 – 50 : 25 + 13 . 7;

b) 2 . [(195 + 35 : 7) : 8 + 195] – 400;

c) 17 . [29 – (-111)] + 29 . (-17);

d) (39 – 19) : (-2) + (34 – 22) . 5.

Hướng dẫn giải:

a) 24 – 50 : 25 + 13 . 7

= 16 – 50 : 25 + 13. 7

= 16 – 2 + 91

= 105

b) 2 . [(195 + 35 : 7) : 8 + 195] – 400

= 2 . [(195 + 5) : 8 + 195] – 400

= 2 . [200 : 8 + 195] – 400

= 2 . [25 + 195] – 400

= 2 . 220 – 400

= 440 – 400

= 40

c) 17. [29 – (-111)] + 29 . (-17)

= 17 . [29 + 111] + 29 . (-17)

= 17 . 29 + 17 . 111 + 29 . (-17)

= 29 . [17 + (-17)] + 17 . 111

= 29 . 0 + 1887

= 0 + 1887

= 1887

d) (39 – 19) : (-2) + (34 – 22) . 5.

= 20 : (-2) + 12 . 5

= -10 + 60

= 50.

Ví dụ 3. Tìm x nguyên, biết:

a) (x – 10).11 = 22;

b) 2x + 15 = -27;

c) 128 – 3(x + 4) = 23.

Hướng dẫn giải:

a) (x – 10).11 = 22

x – 10 = 22 : 11

x – 10 = 2

x = 10 + 2

x = 12

Vậy x = 12

b) 2x + 15 = -27

2x = -27 – 15

2x = -27 + (-15)

2x = -(27 + 15)

2x = -42

x = (-42) : 2

x = -21

Vậy x = -21

c) 128 – 3(x + 4) = 23

3(x + 4) = 128 – 23

3(x + 4) = 105

x + 4 = 105 : 3

x + 4 = 35

x = 35 – 4

x = 31

Vậy x = 31.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a) (-145) – (18 – 145);

b) (36 + 79) + (145 – 79 – 36);

b) (7584 – 7494 + 7585) – (674 + 467 – 678);

b) (5789 – 6788) – (7484 + 889) + (788 – 677).

Bài 2. Thực hiện các phép tính sau:

a) 33 + 74 . 2 – 25 : 5;

b) [120 : 4 – (23 – 17) . 5] . 20162017;

c) 2345 – 2000 : [20 – 2 : (21 – 18)2];

d) 22 . [200 – 25 . 4 + (15 . 6 – 10)] – (12 . 5 + 400 : 10).

Bài 3. Tìm x biết:

a) 5 . (x + 15) = 53;

b) (17x – 25) : 8 + 65 = 92;

c) [(4a + 28) . 3 + 55] : 5 = 35;

d) 2 . [(10 . 5 + 50) – (15 . 4)] + (3 . x – 10) = 22 . 33.

Bài 4. Công nhân của một xưởng sản xuất được hưởng lương theo sản phẩm như sau:

- Làm ra một sản phẩm đạt chất lượng thì được 60 000 đồng.

- Làm ra một sản phẩm không đạt chất lượng thì bị phạt 15 000 đồng.

Tháng 2 vừa qua một công nhân làm được 220 sản phẩm đạt chất lượng và 10 sản phẩm không đạt chất lượng. Hỏi công nhân đó được lĩnh bao nhiêu tiền lương?

Bài 5. Tính hợp lý (nếu có thể):

a) (1267 – 196) – (267 + 304);

b) (3965 – 2378) – (437 – 1378) – 528;

c) – (-35) + (-28) + 65 + (-72);

d) 2029 – {[39 – (23 . 3 – 21)2] : 3 + 20180};

e) 17 . 92 + 114 . 83 + 17 . 23 – (-83).

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học