Các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 7 (Phương pháp giải chi tiết)
Tổng hợp phương pháp giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 chi tiết sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp học sinh lớp 7 biết cách làm bài tập KHTN 7.
Các dạng bài tập Hóa học
- Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử
- Tính khối lượng nguyên tử
- Xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Tính khối lượng phân tử
- Tính hóa trị của nguyên tố
- Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất
- Xác định công thức hóa học dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử
- Xác định công thức hóa học dựa vào quy tắc hóa trị
Các dạng bài tập Vật Lí
- Dạng bài tập về tốc độ của vật
- Dạng bài tập đồ thị quãng đường – thời gian
- Dạng bài tập về sóng âm
- Dạng bài tập về độ to và độ cao của âm
- Dạng bài tập về phản xạ âm và chống ô nhiễm tiếng ồn
- Dạng bài tập về năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối
- Dạng bài tập về sự phản xạ ánh sáng
- Dạng bài tập tính chất của ảnh qua gương phẳng
- Dạng bài tập về nam châm
- Dạng bài tập về từ trường
- Dạng bài tập về nam châm điện
Lý thuyết + Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7
Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử (cách giải + bài tập)
A. Lý thuyết và phương pháp giải
- Nguyên tử được coi như một quả cầu gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
+ Vỏ nguyên tử được tạo bởi một hay nhiều electron (hạt electron kí hiệu là e, mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân).
+ Hạt nhân nguyên tử gồm proton (kí hiệu là p, mang điện tích dương) và neutron (kí hiệu là n, không mang điện tích).
- Một số lưu ý khi làm bài tập:
- Trong nguyên tử: số proton = số electron (nguyên tử trung hoà về điện).
- Tổng số hạt trong nguyên tử = số proton + số electron + số neutron.
- Tổng các hạt trong hạt nhân nguyên tử là = số proton + số neutron.
- Tổng các hạt mang điện trong nguyên tử = số proton + số electron.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Nguyên tử X có tổng số hạt là 48, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số hạt proton trong nguyên tử X là
A. 16.
B. 17.
C. 18.
D. 15.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Gọi số hạt proton, neutron, electron có trong X lần lượt là P, N và E.
Trong đó: P = E (do nguyên tử trung hoà về điện).
Tổng số hạt trong nguyên tử X là 48 nên: P + N + E = 48 hay 2P + N = 48 (1).
Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên:
(P + E) – N = 16 hay 2P – N = 16 (2).
Lấy (1) + (2) được 4P = 64 Þ P = 16.
Vậy số hạt proton của nguyên tử X là 16.
Ví dụ 2: Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X lần lượt là
A. 15; 15; 15.
B. 15; 16; 16.
C. 15; 15; 16.
D. 15; 16; 15.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là P, N và E.
Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.
Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46 nên:
P + N + E = 46 hay 2P + N = 46 (1)
Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 nên:
(P + E) – N = 14 hay 2P – N = 14 (2)
Từ (1) và (2) ta có: P = E = 15 và N = 16.
Số hạt proton, neutron và electron của X lần lượt là 15, 16, 15.
................................
................................
................................
Tính khối lượng nguyên tử (cách giải + bài tập)
A. Lý thuyết và phương pháp giải
- Nguyên tử có khối lượng rất nhỏ, do vậy để biểu thị khối lượng nguyên tử, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là amu (automic mass unit).
1 amu = 1,6605 × 10-24 gam
- Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, neutron và electron có trong nguyên tử đó.
- Proton và neutron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu. Khối lượng của electron là 0,00055 amu, nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton và neutron nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.
B. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Quan sát mô hình và cho biết khối lượng nguyên tử carbon là
A. 6 amu.
B. 12 amu.
C. 18 amu.
D. 12 gram.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử carbon có 6 proton và 6 neutron. Khối lượng nguyên tử carbon là:
6 × 1 + 6 × 1 = 12 (amu).
Ví dụ 2: Một nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 proton; 13 electron và 14 neutron. Khối lượng nguyên tử nhôm này là
A. 26 amu.
B. 40 amu.
B. 28 amu.
D. 27 amu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Do khối lượng electron nhỏ hơn nhiều lần khối lượng proton và neutron nên coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân.
Khối lượng hạt nhân nguyên tử nhôm là:
13 × 1 + 14 × 1 = 27 (amu).
................................
................................
................................
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều