Top 100 Đề thi KHTN 7 Chân trời sáng tạo (có đáp án) | Đề thi Khoa học tự nhiên 7 Học kì 1, Học kì 2

Bộ 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi KHTN 7.

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ đề thi KHTN 7 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi KHTN 7 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi KHTN 7 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi KHTN 7 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

- Đề thi KHTN 7 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi KHTN 7 cả ba sách:

Xem thử

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

(1) Thực hiện kế hoạch.

(2) Rút ra kết luận;

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

(4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

(5) Hình thành giả thuyết;

Sắp xếp các bước trên theo thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là

A. (5); (2); (3); (4); (1).

B. (1); (4); (3); (2); (5).

C. (4); (5); (3); (1); (2).

D. (3); (4); (5); (1); (2).

Câu 2: Một nhóm học sinh cùng tìm hiểu: “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự bay hơi của nước”, nhóm đã tiến hành thí nghiệm sau: Rót cùng một lượng nước vào hai chiếc cốc giống nhau. Để cốc thứ nhất ngoài nắng và cốc thứ hai trong phòng kín, thoáng mát. Sau 4 giờ đồng hồ, quay lại đo thể tích nước còn lại trong cốc.

Thí nghiệm này thuộc bước nào trong các bước tìm hiểu tự nhiên?

A. Hình thành giả thuyết.

B. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

C. Thực hiện kế hoạch.

D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 3: Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất?

A. Hỏa hoạn.

B. Tai nạn giao thông.

C. Đốt rừng làm nương, rẫy.

D. Lốc xoáy.

Câu 4: Để đo thời gian chạy 100m của một bạn học sinh trong kì thi cuối kì môn thể dục, dụng cụ dùng thích hợp nhất là

A. Đồng hồ treo tường.

B. Đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện.

C. Đồng hồ cát.

D. Đồng hồ bấm giây.

Câu 5: Khi thực hiện hoạt động sử dụng thước để xác định bề dày của quyển sách là đã sử dụng kĩ năng nào trong học tập môn Khoa học tự nhiên?

A. Kĩ năng báo cáo.

B. Kĩ năng liên kết.

C. Kĩ năng đo.

D. Kĩ năng dự báo.

Câu 6: Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa bao nhiêu electron?

A. 4.

B. 2.

C. 6.

D. 8.

Câu 7: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

A. electron, proton và negatron.

B. electron, proton và neutron.

C. neutron và electron.

D. proton và neutron.

Câu 8: Một nguyên tử X có 16 proton trong hạt nhân. Số hạt ở vỏ nguyên tử nguyên tố X là

A. 8.

B. 16.

C. 32

D. không xác định được.

Câu 9: Cho biết sơ đồ của nguyên tử carbon như sau:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

Số hạt mang điện trong nguyên tử carbon là

A. 6.

B. 12.

C. 18.

D. 8.

Câu 10: Trong các nguyên tử sau: Na, O, Ca, H, nguyên tử có khối lượng nguyên tử lớn nhất là

A. Na.

B. O.

C. Ca.

D. H.

Câu 11: Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là

A. Cu.

B. Ca.

C. Cl.

D. C.

Câu 12: Hoàn thành phát biểu sau: “Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có …”

A. cùng số electron trong hạt nhân.

B. cùng số proton và neutron trong hạt nhân.

C. cùng số neutron trong hạt nhân.

D. cùng số proton trong hạt nhân.

Câu 13: Cho biết 4 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Nguyên tố X là

A. sulfur (NTK = 32).

B. oxygen (NTK = 16).

C. copper (NTK = 64).

D. iron (NTK = 56).

Câu 14: Khối lượng nguyên tử (theo đơn vị amu) của các nguyên tố nitrogen (N), oxygen (O), sodium (Na), lithium (Li) lần lượt là

A. 14, 8, 23, 7.

B. 14, 16, 12, 7.

C. 14, 32, 23, 7.

D. 14, 16, 23, 7.

Câu 15: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay có số chu kì là

A. 5.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 16: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của đại lượng nào sau đây?

A. khối lượng riêng.

B. số neutron.

C. khối lượng.

D. số proton.

Câu 17: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm nào sau đây không chứa nguyên tố phi kim?

A. Nhóm IA.

B. Nhóm VIIA.

C. Nhóm IVA.

D. Nhóm IIA.

Câu 18: Cho ô nguyên tố sau, con số 11 cho biết điều gì?

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) (ảnh 2)

A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.

B. Số neutron trong hạt nhân.

C. Số hạt trong hạt nhân.

D. Số thứ tự của nguyên tố.

Câu 19: Các kim loại trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đều có số electron lớp ngoài cùng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 7.

Câu 20: Nguyên tố phi kim nào tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng?

A. Oxygen.

B. Bromine.

C. Chlorine.

D. Mercury.

Câu 21: Nguyên tử phosphorus có tổng số hạt là 46, trong đó số hạt không mang điện là 16. Số thứ tự ô nguyên tố phosphorus trong bảng tuần hoàn là

A. 15.

B. 16.

C. 30.

D. 31.

Câu 22: Phân tử là

A. phần tử do một hoặc nhiều nguyên tử kết hợp với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất.

B. hạt nhỏ nhất do các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau tạo thành chất.

C. hạt đại diện cho chất, được tạo bởi một nguyên tố hóa học.

D. hạt đại diện cho hợp chất, được tạo bởi nhiều nguyên tố hóa học.

Câu 23: Phân tử X được tạo thành bởi một nguyên tố carbon và hai nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử X là

A. 44 amu.

B. 48 amu.

C. 28 amu.

D. 32 amu.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các phân tử khí trơ đều do các nguyên tử khí trơ kết hợp với nhau theo một trật tự xác định.

B. Phân tử đơn chất là do các đơn chất tạo thành.

C. Phân tử hợp chất là do các hợp chất tạo thành.

D. Phân tử kim loại do các nguyên tử kim loại kết hợp với nhau theo một trật tự xác định.

Câu 25: Cho hình mô phỏng hạt hợp thành của một số chất:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) (ảnh 3)

Hình mô phỏng hợp chất là

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

Câu 26: Cho hình mô phỏng phân tử A như sau:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) (ảnh 4)

Biết khối lượng phân tử A là 84 amu, khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu và O = 16 amu. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X là

A. 40 amu.

B. 52 amu.

C. 12 amu.

D. 23 amu.

Câu 27: Chọn đáp án để hoàn thành phát biểu sau: “Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng…”

A. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron.

B. nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng.

C. nhường electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (có 8 electron).

D. nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 28: Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là

A. liên kết hydrogen.

B. liên kết kim loại.

C. liên kết ion.

D. Liên kết cộng hóa trị.

Câu 29: Trong phân tử CaO, nguyên tử Ca (calcium) và nguyên tử O (oxygen) liên kết với nhau bằng liên kết nào sau đây?

A. Liên kết kim loại.

B. Liên kết phi kim.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết cộng hóa trị.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các chất cộng hóa trị đều ở thể rắn.

(b) Các chất ion đều tan trong nước và tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

(c) Hợp chất sodium chloride (muối ăn) khi nóng chảy có thể dẫn điện.

(d) Đường tinh luyện tan được trong nước tạo dung dịch dẫn điện.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 31: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử oxygen là

A. liên kết kim loại.

B. liên kết ion.

C. liên kết cộng hóa trị.

D. liên kết phi kim.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố H luôn có hóa trị bằng I.

B. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hóa trị bằng II.

C. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hóa trị bằng III.

D. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hóa trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H.

Câu 33: Công thức hóa học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hóa trị IV và oxygen là

A. SO.

B. SO2.

C. SO3.

D. S2O.

Câu 34: Công thức hóa học của hợp chất calcium sulfate có cấu tạo từ Ca và nhóm (SO4) là

A. Ca2SO4.

B. Ca(SO4)2.

C. CaSO4.

D. Ca3(SO4)2.

Câu 35: Hóa trị của phosphorus trong hợp chất P2O5

A. II.

B. III.

C. IV.

D. V.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn.

B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn.

C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn.

D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn.

Câu 37: Công thức tính tốc độ là

A.v=tS.

B. v=St.

C. v=S.t.

D. v=sm.

Câu 38: Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài 1km, trong thời gian 30 phút. Tốc độ của người đó là

A. 5 km/h.

B. 15 km/h.

C. 2 km/h.

D. 0,5 km/h.

Câu 39: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với tốc độ trung bình 30 km/h mất 1,5h. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là

A. 39 km.

B. 45 km.

C.2700 km.

D.10 km.

Câu 40: Độ lớn của vận tốc cho biết

A.quỹ đạo của chuyển động.

B.mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

C.mức độ nhanh hay chậm của vận tốc.

D.dạng đường đi của chuyển động.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I:.Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Nguyên tử fluorine có 9 proton trong hạt nhân. Điện tích hạt nhân của fluorine là

A. -9.

B. +9.

C. 9.

D. 0.

Câu 2. Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?

A. Chlorine.

B. Oxygen.

C. Helium.

D. Iodine.

Câu 3. Số thứ tự chu kì của bảng tuần hoàn được xác định bằng

A. số hiệu nguyên tử.

B. số electron.

C. số lớp electron.

D. số electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 4. Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?

A. Hydrogen.

B. Helium.

C. Nitrogen.

D. Sodium.

Câu 5. Chất nào sau đây là đơn chất?

A. Carbon monoxide.

B. Ozone.

C. Calcium oxide.

D. Acetic acid.

Câu 6. Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Câu 7. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị IV và oxygen là

A. NO.

B. NO2.

C. N2O.

D. N2O3.

Câu 8. Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là

A. 60%.

B. 40%.

C. 50%.

D. 20%.

Câu 9. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là

A. vôn kế.

B. nhiệt kế.

C. tốc kế.

D. ampe kế.

Câu 10. Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?

A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.

B. Để các xe đi đúng làn đường.

C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11. Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:

A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.

B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.

C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.

D. Cả 3 phương án đúng.

Câu 12. Hãy xác định câu nào sau đây là sai?

A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.

B. Hz là đơn vị tần số.

C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.

D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.

Câu 13. Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì sao lại như vậy?

A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.

B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được.

C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.

D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.

Câu 14. Chùm tia song song là chùm tia gồm:

A. Các tia sáng không giao nhau.

B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực.

C. Các tia sáng hội tụ.

D. Các tia phân kì.

Câu 15. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành

A. hoá năng. 

B. nhiệt năng.

C. điện năng.

D. cơ năng.

Câu 16. Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật? 

A. Không cho ánh sáng truyền qua.

B. Đặt trước mắt người quan sát.

C. Cản đường truyền của ánh sáng.

D. Cho ánh sáng truyền qua.

 

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (1 điểm): Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

Đề thi Học kì 1 KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) | Khoa học tự nhiên 7

a. Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố sodium?

b. Nguyên tố sodium nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

Bài 2 (2 điểm): Vẽ sơ đồ hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia (NH3) và cho biết hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất.

Bài 3 (3 điểm):

a. Trên một đường quốc lộ, có một xe ô tô chạy qua camera của thiết bị bắn tốc độ và được ghi lại như sau: thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,28 s. Hỏi xe đi với tốc độ bao nhiêu và có vượt quá tốc độ giới hạn cho phép không? Biết tốc độ giới hạn của xe chạy trên cung đường là 60 km/h.

b. Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.

c. Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào?

Hướng dẫn giải

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1.

Đáp án đúng là: B

Mỗi proton mang một điện tích dương và quy ước là +1.

⇒ Nguyên tử fluorine có 9 proton trong hạt nhân có điện tích hạt nhân là +9.

Câu 2.

Đáp án đúng là: D

Nguyên tố giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người là: iodine.

Câu 3.

Đáp án đúng là: C

Số thứ tự chu kì của bảng tuần hoàn được xác định bằng số lớp electron.

Câu 4.

Đáp án đúng là: B

Helium là nguyên tố khí hiếm.

Câu 5.

Đáp án đúng là: B

Ozone (O3) được cấu tạo nên từ 3 nguyên tử oxygen nên là đơn chất.

Câu 6.

Đáp án đúng là: A

Gọi hóa trị của K là x, áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

2. x = 1. II ⇒ x = I.

Câu 7.

Đáp án đúng là: B

Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: NxOy.

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

x.IV=y.IIxy=IIVI=12

Chọn x = 1 và y = 2. Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: NO2.

Câu 8.

Đáp án đúng là: A

Khối lượng phân tử MgO là: 24 + 16 = 40 (amu).

Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là:

%Mg=2440×100%=60%

Câu 9.

Đáp án đúng là: C

Tốc kế là dụng cụ để xác định tốc độ tức là sự nhanh chậm của chuyển động của một vật.

Câu 10.

Đáp án đúng là: A

Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.

Câu 11.

Đáp án đúng là: A

Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.

Câu 12.

Đáp án đúng là: C

C sai vì tần số càng cao thì âm phát ra càng bổng.

Câu 13.

Đáp án đúng là: D

Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.

Câu 14.

Đáp án đúng là: A

Chùm tia song song là chùm tia gồm các tia sáng không giao nhau.

Câu 15.

Đáp án đúng là: C

Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành điện năng.

Câu 16.

Đáp án đúng là: D

A, B, C đúng.

Phần II. Tự luận

Bài 1:

a. Ô nguyên tố sodium cho biết các thông tin:

- Số hiệu nguyên tử: 11

- Kí hiệu nguyên tố hóa học: Na

- Tên nguyên tố: Sodium.

- Khối lượng nguyên tử: 23 amu.

b. Ta có 11 = 2 + 8 + 1

Sodium ở ô thứ 11 (do số hiệu nguyên tử bằng 11); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IA (do có 1 electron ở lớp ngoài cùng).

Bài 2:

Khi N kết hợp với H, nguyên tử N góp 3 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy giữa nguyên tử N và H có một đôi electron dùng chung.

Sơ đồ hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử NH3:

Đề thi Học kì 1 KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) | Khoa học tự nhiên 7

Trong hợp chất NH3, hydrogen có hóa trị I, nitrogen có hóa trị III.

Bài 3:

a. Tốc độ của xe là v=st=50,2817,86m/s=64,3km/h

Ta thấy 64,3 > 60

Vậy xe đó có vượt quá tốc độ cho phép.

b. Thời gian đi và về của âm là như nhau nên âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 0,5s.

Độ sâu của đáy biển là: 1500.0,5 = 750 (m)

c. Theo đề bài ta có:  i + i ' = 900

Mà i = i ' nên 2i = 900i=9002=450

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Đưa cực Bắc của một thanh nam châm lại gần một đầu của thanh kim loại, ta thấy hai thanh hút nhau. Đưa cực Bắc của thanh nam châm lại gần đầu còn lại của thanh kim loại, ta thấy hai thanh vẫn hút nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Thanh kim loại là một nam châm.

B. Thanh kim loại làm bằng đồng.

C. Thanh kim loại làm bằng sắt.

D. Thanh kim loại làm bằng kẽm.

Câu 2: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào?

Đề thi Giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) | Khoa học tự nhiên 7

A. Đẩy nhau.

B. Hút nhau.

C. Không hút, không đẩy.

D. Không xác định được.

Câu 3: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

Đề thi Giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) | Khoa học tự nhiên 7

Cực Bắc của nam châm là

A. Ở 2.

B. Ở 1.

C. Nam châm thử định hướng sai.

D. Không xác định được.

Câu 4: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

Đề thi Giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề) | Khoa học tự nhiên 7

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.

B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.

C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

Câu 5: Phát triển ở sinh vật là

A. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

B. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh sản, phân chia và phát triển hình thái các cơ quan của cơ thể.

C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.

D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của sinh vật.

Câu 6: Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là

A. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô biểu bì.

B. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô phân sinh.

C. sự phân chia của các tế bào thuộc mô biểu bì.

D. sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.

Câu 7: Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Người ta gọi đó là

A. quá trình sinh trưởng và phát triển.

B. vòng đời.

C. sinh trưởng.

D. phát triển.

Câu 8: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là

A. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.

B. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí gần giống với con trưởng thành.

C. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái gần giống với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí rất khác con trưởng thành.

D. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái rất khác với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí gần giống con trưởng thành.

Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Vòng đời của tất cả các động vật đều trải qua các giai đoạn giống nhau.

B. Ở động vật, quá trình sinh trưởng sẽ thúc đẩy sự phát triển.

C. Ở động vật, quá trình phát triển tạo tiền đề cho sự sinh trưởng.

D. Giai đoạn phôi của động vật có thể diễn ra trong trứng hoặc trong cơ thể con cái.

Câu 10: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật là

A. thức ăn.

B. nước.

C. ánh sáng.

D. vật chất di truyền.

Câu 11: Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật là

A. giúp thực vật thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.

B. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn nước tối ưu nhất.

C. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn ánh sáng tối ưu nhất.

D. giúp các cây ưa sáng sử dụng nguồn không khí loãng trên cao.

Câu 12: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái về nhiệt độ đó thì

A. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ đạt mức tối đa.

B. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị ảnh hưởng.

C. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ dừng lại lập tức.

D. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ tăng dần đều.

Câu 13: Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là

A. xen canh.

B. luân canh.

C. tăng vụ.

D. gối vụ.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?

A. Thức ăn làm tăng tốc độ của hoạt động cảm ứng ở động vật.

B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể động vật.

C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.

D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 15: Một bạn học sinh thắc mắc, nhà bạn ấy và nhà ông bà nội đã trồng hai cây bưởi, cả hai nhà đều đã chăm sóc rất kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, quả bưởi của nhà bạn khi thu hoạch chỉ đạt trung bình từ 1 - 1,2 kg/quả. Trong khi đó, quả bưởi của nhà ông bà nội trồng khi thu hoạch đạt trung bình từ 2 - 2,5 kg/quả. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?

A. Giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau.

B. Tỉ lệ nước được tưới hằng ngày khác nhau.

C. Ánh sáng nhận được hằng ngày khác nhau.

D. Khoáng chất từ đất khác nhau.

Câu 16: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng

A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.

B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.

C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.

D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Có một đoạn dây điện chạy trong nhà, không dùng các dụng cụ đo trực tiếp mắc vào dòng điện, em hãy nêu một cách đơn giản để xác định xem có dòng điện chạy qua dây dẫn hay không?

Câu 2 (2 điểm): Nêu vị trí, vai trò của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên đối với sự sinh trưởng của cây.

Câu 3:

a) (1,5 điểm) Hãy lấy một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

b) (0,5 điểm) Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

Hướng dẫn giải đề số 3

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. C

2. B

3. B

4. C

5. A

6. D

7. B

8. A

9. D

10. D

11. C

12. B

13. A

14. A

15. A

16. C

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Đưa la bàn lại gần dây điện, nếu la bàn lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì có dòng điện chạy qua dây dẫn và ngược lại, nếu kim la bàn không lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì không có dòng điện chạy qua dây dẫn.

Câu 2: (2 điểm)

- Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.

- Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.

Câu 3: (2 điểm)

a) Ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng, gà mái có thể nặng tới 5 – 6 kg trong thời gian khoảng 5 – 6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con.

b) Vì những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp, cơ thể gia súc mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể, do đó, gia súc non cần nhiều thức ăn hơn để vừa đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động giữ ấm vừa đủ năng lượng, nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển bình thường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

A. Vật liệu bị hút.

B. Vật liệu từ.

C. Vật liệu có điện tính.

D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 2: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.

C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.

D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 3: Chọn đáp án sai.

A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.

B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.

C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.

D. Cả A và B đúng.

Câu 4: Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi cực từ của nam châm điện?

A. Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây.

B. Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt.

C. Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt.

D. Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt.

Câu 5: Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật gồm

A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

B. sinh sản phân đôi và sinh sản nảy chồi.

C. sinh sản phân đôi và sinh sản phân mảnh.

D. sinh sản nảy chồi và sinh sản phân mảnh.

Câu 6: Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra

A. ngoài môi trường cạn.

B. ngoài môi trường nước.

C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.

D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.

Câu 7: Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở điểm là

A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

B. không có sự kế thừa đặc điểm di truyền từ cơ thể mẹ.

C. có ít nhất hai cá thể tham gia quá trình hình thành nên cơ thể con.

D. có nhiều hơn hai cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ ban đầu.

Câu 8: Hình thức đẻ con không có ưu điểm nào dưới đây?

A. Được bảo vệ tốt hơn trước sự tấn công của vật ăn thịt.

B. Được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục.

C. Có điều kiện nhiệt độ thích hợp và ổn định để phôi phát triển.

D. Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một lần sinh.

Câu 9: Trong trồng trọt, biện pháp thụ phấn nhân tạo giúp

A. tăng khả năng ra hoa và lá.

B. tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.

C. tăng khả năng mọc rễ và ra lá non.

D. tăng chiều cao của thân và kéo dài rễ.

Câu 10: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên?

A. Nhiệt độ.

B. Độ ẩm.

C. Thức ăn.

D. Khối lượng buồng trứng.

Câu 11: Ở thực vật, hormone kích thích sự nở hoa là

A. hormone auxin.

B. hormone cytokinin.

C. hormone etylen.

D. hormone florigen.

Câu 12: Trong chăn nuôi, để tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa, người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Gây đột biến.

B. Nhân bản vô tính.

C. Thụ tinh nhân tạo.

D. Dung hợp tế bào trần.

Câu 13: Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là

A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.

C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.

D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.

Câu 14: Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện nhờ

A. sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

B. sự phối hợp giữa các loại tế bào cấu tạo nên cơ thể.

C. sự phối hợp giữa các loại mô cấu tạo nên cơ thể.

D. sự phối hợp giữa các loại cơ quan cấu tạo nên cơ thể.

Câu 15: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Câu 16: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.

B. giúp nhân giống nhanh và nhiều, tránh được sâu bệnh gây hại.

C. giúp tăng thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. Tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào yếu tố nào?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày quá trình hình thành và lớn lên của quả.

Câu 3:

a) (1 điểm) Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống.

b) (1 điểm) Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích.

Hướng dẫn giải đề số 3

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. B

2. D

3. C

4. A

5. A

6. C

7. A

8. D

9. B

10.  C

11.  D

12. C

13. A

14. A

15. A

16. D

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào đường ray và toa tàu được làm từ nam châm tạo nên lực nâng giúp giảm ma sát

Câu 2: (2 điểm)

- Sự hình thành quả: Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.

- Sự lớn lên của quả: Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào, trải qua các giai đoạn biến đổi là quả xanh, quả ương, quả chín. Song song với sự tạo quả, cánh hoa, nhị hoa, vòi nhụy dần khô và rụng; một số loại quả sau khi chín vẫn có lá đài và cuống hoa còn sót lại.

Câu 3: (2 điểm)

a) Ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống: Cơ thể đơn bào như trùng giày, amip chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng tế bào đó đảm bảo sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống như lớn lên, sinh sản.

b) Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng chi phối.

- Giải thích: Suy dinh dưỡng là một dạng bệnh lí thường gặp ở trẻ em có độ tuổi từ 0 – 5 tuổi, nguyên nhân chính là do quá trình trao đổi chất bị rối loạn, quá trình chuyển hóa năng lượng ở tế bào và cơ thể diễn ra không đồng đều, làm ảnh hưởng đến sự lớn lên và phân chia của tế bào, khiến cho cơ thể sinh trưởng và phát triển không cân đối. Mặt khác, điều kiện về nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trẻ bị thiếu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học