7 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án) | Khoa học tự nhiên 7
Với bộ 7 đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 năm học 2024 - 2025 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Khoa học tự nhiên 7 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 7.
- Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo (Đề 1)
- Ma trận đề 1 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo (Đề 2)
- Ma trận đề 2 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo (Đề 3)
- Ma trận đề 3 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo (Đề 4)
- Ma trận đề 4 Đề thi Giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 100k mua trọn bộ đề thi KHTN 7 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm.Đây là kĩ năng nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng liên kết.
B. Kĩ năng dự báo.
C. Kĩ năng quan sát.
D. Kĩ năng phân loại.
Câu 2: Dựa trên những quan sát và phân tích, có thể đưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Hoạt động này thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
B. Hình thành giả thuyết.
C. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
D. Thực hiện kế hoạch.
Câu 3: Để đo thời gian một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng người ta dùng dụng cụ đo nào sau đây?
A. Thước dây.
B. Dao động kí.
C. Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.
D. Đồng hồ treo tường.
Câu 4: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
A. hạt nhân.
B. hạt neutron.
C. hạt electron.
D. hạt proton.
Câu 5: Cho sơ đồ nguyên tử nitrogen như sau:
Số hạt mang điện trong nguyên tử nitrogen là
A. 7.
B. 14.
C. 21.
D. không xác định được.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong mỗi nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.
(2) Điện tích hạt nhân bằng tổng điện tích của các hạt proton trong nguyên tử.
(3) Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
(4) Proton và electron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Cho nguyên tử magnesium có 12 proton trong hạt nhân. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Magnesium có 12 electron ở lớp vỏ nguyên tử.
B. Nguyên tử magnesium có 3 lớp electron.
C. Magnesium có số đơn vị điện tích hạt nhân là 12.
D. Trong nguyên tử magnesium có 12 hạt mang điện tích.
Câu 8:Bạn A đi bộ đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 1 m/s. Biết quãng đường từ nhà đến thư viện là 0,7 km. Hỏi bạn A đi mất bao nhiêu lâu?
A. 10 phút.
B. 11,67 phút.
C. 30 phút.
D. 40 phút.
Câu 9: Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
Họ và tên |
Quãng đường |
Thời gian |
Trần Dự |
100 m |
10 |
Nguyễn Đào |
100 m |
11 |
Ngô Khiêm |
100 m |
9 |
Lê Mỹ |
100 m |
12 |
A. Trần Dự.
B. Nguyễn Đào.
C. Ngô Khiêm.
D. Lê Mỹ.
Câu 10: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị tốc độ?
A. km.h.
B. m.s.
C. km/h.
D. s/m.
Câu 11: Tốc độ của vật là
A. quãng đường vật đi được trong 1 s.
B. thời gian vật đi hết quãng đường 1 m.
C. quãng đường vật đi được.
D. thời gian vật đi hết quãng đường.
Câu 12:Bạn B đi từ nhà đến trường hết 20 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là bao nhiêu?
A. 6000 m.
B. 750 m.
C. 125 m.
D. 1250 m.
Câu 13:Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” trong câu để được câu hoàn chỉnh:
Đồ thị …. mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.
A. vận tốc – thời gian.
B. quãng đường – thời gian.
C. gia tốc – thời gian.
D. Cả A, B, C.
Câu 14:Một vật chuyển động thẳng có đồ thị quãng đường – thời gian như hình vẽ.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật chuyển động từ vị trí O.
B. Vật chuyển động cách vị trí O 20m.
C. Vật chuyển động từ vị trí A.
D. Vật chuyển động từ vị trí cách mốc O là 5m.
Câu 15: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?
A. Nhiệt kế.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.
C. Cân.
D. Lực kế.
Câu 16:Khi đo tốc độ của bạn Minh trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian
A. từ lúc bạn Minh lấy đà đến lúc về đích.
B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Minh về đích.
C. bạn Minh chạy 100 m rồi nhân đôi.
D. bạn Minh chạy 400 m rồi chia đôi.
Câu 17: Bảng dưới đây ghi lại kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Sau khi tính toán người ta thu được tốc độ trung bình của bạn học sinh trong các lần chạy là 7,27 m/s. Thời gian chạy lần thứ hai của bạn học sinh đó là
A. 13,75 s.
B. 13,85 s.
C. 13,66 s.
D. 13,70 s.
Câu 18: Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
A. Cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.
B. Cho phép các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h.
C. Các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối thiểu 40 km/h.
D. Cho các phương tiện ưu tiên được chạy với tốc độ 40 km/h.
Câu 19: Hành vi nào sau đây không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?
A. Tuân thủ đúng tốc độ tối đa cho phép trên làn đường.
B. Tuân thủ đúng tốc độ tối thiểu cho phép trên làn đường.
C. Đáp ứng khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông.
D. Đi quá tốc độ và ép sát với xe phía trước.
Câu 20: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,25 s. Tốc độ của ô tô là
A. 20 m/s.
B. 0,05 m/s.
C. 20 km/h.
D. 0,05 km/h.
Câu 21: Để đảm bảo an toàn giao thông, người lái xe cần:
A. đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy,…
B. tuân thủ tốc độ cho phép trên từng làn đường.
C. chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế.
D. Cả A, B, C.
Câu 22: Thành phần nào sau đây là chất mà cơ thể người thải ra?
A.Oxygen.
B.Carbon dioxide.
C.Chất dinh dưỡng.
D.Chất béo.
Câu 23: Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là
A. hô hấp tế bào.
B. trao đổi chất.
C. sinh trưởng.
D. chuyển hóa năng lượng.
Câu 24: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?
A. Là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển.
B. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể.
C. Kìm hãm quá trình sinh sản ở các loài sinh vật.
D. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 25: Trong thí nghiệm phát hiện sự tạo thành khí trong quá trình quang hợp, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nhằm mục đích là
A. xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không.
B. cung cấp khí carbon dioxide.
C. hong khô ống nghiệm.
D. loại bỏ vi khuẩn xung quanh ống nghiệm.
Câu 26: Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển thành dạng năng lượng nào sau đây?
A. Hóa năng.
B. Quang năng.
C.Cơ năng.
D.Thế năng.
Câu 27:Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?
A.Dẫn nước cho quá trình quang hợp.
B. Chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
C. Giúp cho khí carbon dioxide đi vào trong lá.
D. Giúp cho hơi nước đi vào trong lá.
Câu 28: Quá trình hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là chất nào sau đây?
A.Nước
B.Carbon dioxide.
C. Glucose.
D. ATP.
Câu 29: Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?
A.Lục lạp.
B.Ribosome.
C.Lysosome
D.Ti thể.
Câu 30: Quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng gọi là
A. sinh trưởng.
B. quang hợp.
C. tổng hợp.
D. phân giải.
Câu 31: Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại thì
A. sinh vật sẽ thiếu protein cấu tạo nên tế bào.
B. sinh vật vẫn tồn tại nhưng sức sống yếu.
C. các chức năng sống của sinh vật không được duy trì và sinh vật sẽ chết.
D. sinh vật vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
Câu 32: Quá trình sao sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
B. Phân giải protein trong tế bào.
C. Bài tiết mồ hôi.
D. Thực vật lấy carbon dioxide và thải oxygen.
Câu 33: Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì
A. cây hút được quá nhiều nước, làm dư thừa nước.
B. cây hút được quá nhiều chất dinh dưỡng, gây độc cho cây.
C. rễ cây không được cung cấp oxygen để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
D. rễ cây không được cung cấp carbon dioxide để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
Câu 34: Vì sao thân non có màu xanh lục có khả năng quang hợp?
A. Vì thân cây non có chứa chất diệp lục.
B. Vì thân cây non có nhiều chất dinh dưỡng.
C. Vì thân cây non được cung cấp đầy đủ nước.
D. Vì thân non có thể dẫn truyền các chất.
Câu 35: Trường hợp nào sau đây có cường độ hô hấp tế bào mạnh nhất?
A. Người đang đi bộ.
B. Người đang ngủ.
C. Người đang ngồi.
D. Người đang chơi thể thao.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới hô hấp tế bào?
A. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp ở sinh vật là 30 – 35oC.
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong tế bào.
C. Nồng độ oxygen giảm thấp (dưới 5%) thì quá trình hô hấp càng tăng.
D. Nồng độ carbon dioxide trong không khí thuận lợi cho hô hấp tế bào là 0,03%.
Câu 37: Vì sao các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản?
A. Vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, tăng cường độ hô hấp của tế bào.
B. Vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào.
C. Vì để tăng hàm lượng nước trong hạt, tăng cường độ hô hấp của tế bào.
D. Vì để tăng hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào.
Câu 38: Người ta thường cho các loại cây thủy sinh vào bể kính nuôi cá cảnh vì
A. để cá sử dụng cây thủy sinh làm thức ăn.
B. để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cá.
C. để cung cấp thêm carbon dioxide từ quá trình quang hợp của cây giúp cá hô hấp.
D. để cung cấp thêm oxygen từ quá trình quang hợp của cây giúp cá hô hấp.
Câu 39: Vì sao không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín?
A. Vì hoa và cây xanh tỏa ra mùi hương khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe.
B. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
C. Vì ban ngày cây quang hợp, lấy carbon dioxide và thải ra oxygen, thừa oxygen quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
D. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy carbon dioxide và thải ra oxygen dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
Câu 40: Đa số các loài thực vật có mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới vì
A. mặt trên của lá tập trung nhiều lục lạp.
B. mặt dưới của lá tập trung nhiều lục lạp.
C. mặt trên chứa ít tế bào thịt lá.
D. mặt dưới có nhiều hệ gân lá.
Hướng dẫn giải
Câu 1:
Đáp án đúng là: D
Sau khi thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm.Đây chính là kĩ năng phân loại.
Câu 2:
Đáp án đúng là: B
Hình thành giả thuyết là dựa trên những quan sát và phân tích, có thể đưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Câu trả lời giả định này được gọi là giả thuyết.
Câu 3:
Đáp án đúng là: C
Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện, vì:
- Có thể tự động đo thời gian khi vật đi qua thiết bị cảm biến.
- Thích hợp đo thời gian của vật khi chuyển động nhanh giúp cho sai số nhỏ.
Câu 4:
Đáp án đúng là: C
Trong nguyên tử:
+ Electron mang điện tích âm;
+ Proton mang điện tích dương;
+ Neutron không mang điện.
Câu 5:
Đáp án đúng là: B
Quan sát mô hình nguyên tử nitrogen ta thấy:
+ Lớp vỏ nguyên tử có 7 electron.
+ Điện tích hạt nhân nguyên tử là +7 suy ra nguyên tử có 7 proton.
Số hạt mang điện trong nguyên tử nitrogen là tổng số proton và số electron và là 14 (hạt).
Câu 6:
Đáp án đúng là: C
Phát biểu đúng: (1), (2), (3)
Phát biểu sai: (4)
Sửa phát biểu sai: Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau (gần bằng 1 amu). Electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng khoảng 0,00055 amu), nhỏ hơn rất nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron.
Câu 7:
Đáp án đúng là: D
Phát biểu D không đúng vì số hạt mang điện trong magnesium bằng tổng số proton và số electron và bằng 24.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B
Tóm tắt
v = 0,3 m/s
s = 0,7 km = 700 m
t = ?
Lời giải
Thời gian bạn A đến thư viện là:
11,67 phút
Câu 9:
Đáp án đúng là: C
Từ bảng số liệu ta thấy, thời gian chạy cùng một quãng đường của bạn Ngô Khiêm là nhỏ nhất nên bạn Khiêm chạy nhanh nhất.
Câu 10:
Đáp án đúng là: C
Đơn vị của tốc độ là km/h.
Câu 11:
Đáp án đúng là: A
Tốc độ của vật là quãng đường vật đi được trong 1 s.
Câu 12:
Đáp án đúng là: A
Tóm tắt
v = 5 m/s
t = 20 phút = 20 . 60 = 1200 s
s = ?
Lời giải
Quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là
s = v. t = 5 . 1200 = 6000 (m)
Câu 13:
Đáp án đúng là: B
Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.
Câu 14:
Đáp án đúng là: D
Dựa vào đồ thị ta thấy, khi vật xuất phát (t = 0) thì vật ở vị trí cách gốc toạ độ O là 5m.
Câu 15:
Đáp án đúng là: B
Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang để đo tốc độ của vật.
Câu 16:
Đáp án đúng là: B
Khi đo tốc độ của bạn Minh trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Minh về đích. Sau đó lấy 200 m chia cho khoảng thời gian sẽ thu được tốc độ của bạn Minh.
Câu 17:
Đáp án đúng là: B
Thời gian chạy trung bình của bạn học sinh trong ba lần đo là:
Thời gian chạy của bạn học sinh trong lần đo 2 là:
Câu 18:
Đáp án đúng là: A
Biển báo trên có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.
Câu 19:
Đáp án đúng là: D
A, B, C đều đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 20:
Đáp án đúng là: A
Tốc độ của ô tô là:
Câu 21:
Đáp án đúng là: D
Để đảm bảo an toàn giao thông, người lái xe cần:
- đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy,…
- tuân thủ tốc độ cho phép trên từng làn đường.
- chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế.
Câu 22:
Đáp án đúng là: B
Cơ thể người lấy một số chất từ môi trường như oxygen, chất dinh dưỡng, nước và thải ra các chất như carbon dioxide, chất thải.
Câu 23:
Đáp án đúng là: D
Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Câu 24:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng và sinh sản của các loài sinh vật.
Câu 25:
Đáp án đúng là: A
Việc đưa que đóm có tàn đỏ vào miệng ống nghiệm nhằm mục đích xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không. Nếu có khí oxygen thoát ra tàn đóm sẽ bùng cháy lại.
Câu 26:
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển thành hóa năng.
Câu 27:
Đáp án đúng là: B
Trong tế bào thịt lá có bào quan lục lạp có chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
Câu 28:
Đáp án đúng là: C
Hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là glucose và oxygen.
Câu 29:
Đáp án đúng là: D
Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan là ti thể.
Câu 30:
Đáp án đúng là: D
Phân giải là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
Câu 31:
Đáp án đúng là: C
Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại thì sự sống, sinh trưởng và phát triển của sinh vật không được duy trì, dẫn tới sinh vật sẽ chết.
Câu 32:
Đáp án đúng là: A
Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày là quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể chứ không phải là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường hay quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.
Câu 33:
Đáp án đúng là: C
Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì rễ cây không được cung cấp oxygen để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
Câu 34:
Đáp án đúng là: A
Thân non có màu xanh lục có khả năng quang hợp vì nó có chứa chất diệp lục, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.
Câu 35:
Đáp án đúng là: D
Người đang chơi thể thao có cường độ hoạt động mạnh nhất, các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.
Câu 36:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Nồng độ oxygen giảm càng thấp (dưới 5%) thì cường độ hô hấp giảm.
Câu 37:
Đáp án đúng là: B
Các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào xuống mức tối thiểu.
Câu 38:
Đáp án đúng là: D
Người ta thường cho các loại cây thủy sinh vào bể kính nuôi cá cảnh vì cây thủy sinh sẽ thực hiện quá trình quang hợp, cung cấp thêm oxygen giúp cá hô hấp tốt hơn.
Câu 39:
Đáp án đúng là: B
Không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng hô hấp vẫn diễn ra, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
Câu 40:
Đáp án đúng là: A
Đa số các loài thực vật có mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới vì mặt trên của lá tập trung nhiều lục lạp.
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 - CTST
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Kĩ năng đo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
B. Hình thành giả thuyết.
C. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
D. Thực hiện kế hoạch.
Câu 2: Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt
A. proton và neutron.
B. electron và neutron.
C. electron, proton và neutron.
D. proton và electron.
Câu 3: Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa bao nhiêu electron?
A. 4.
B. 2.
C. 6.
D. 8.
Câu 4:Một vận động viên xe đạp đi với tốc độ là 45km/h. Quãng đường người đó đi được trong vòng 2 giờ là:
A. 45 km.
B. 89 km.
C. 90 km.
D. 100 km.
Câu 5: Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ:
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Xe xanh chuyển động nhanh hơn xe đỏ.
B. Xe đỏ chuyển động nhanh hơn xe xanh.
C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau.
D. Không so sánh được tốc độ chuyển động của hai xe.
Câu 6: Nếu đơn vị đo quãng đường là mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là:
A. km.h.
B. h/km.
C. kmh.
D. km/h.
Câu 7: Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
A. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
B. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao hơn 30 km/h.
C. Cấm các loại xe ưu tiên chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
D. Cả A và C.
Câu 8: Trên quãng đường AB có đặt một thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc là bao nhiêu để không vượt quá tốc độ cho phép?
A. Nhỏ hơn 0,64 s.
B. Lớn hơn 0,64 s.
C. Lớn hơn 0,7 s.
D. Nhỏ hơn 0,7 s.
Câu 9: Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng
A. bảo vệ lá cây.
B. dẫn truyền các chất.
C. hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
D. giúp khí carbon dioxide và oxygen đi vào lá cây.
Câu 10: Thành phần nào sau đây không phải là chất mà cơ thể người cần lấy vào?
A.Oxygen.
B.Carbon dioxide.
C.Chất dinh dưỡng.
D. Nước.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
A. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.
B. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ.
C. Khí khổng thoát hơi nước làm mất nguyên liệu của quá trình quang hợp.
D. Gân lá có chức năng vận chuyển nguyên liệu vả sản phẩm quang hợp.
Câu 12: Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người?
A. Quang năng → Hóa năng.
B. Hóa năng → Nhiệt năng.
C. Điện năng → Nhiệt năng.
D. Điện năng → Cơ năng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp?
A. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp.
B. Cây ưa sáng có nhu cầu ánh sáng cao.
C. Cây ưa bóng có nhu cầu ánh sáng thấp.
D. Cường độ sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng.
Câu 14:Cần trồng cây với mật độ phù hợp vì
A.đảm bảo sự thuận tiện trong chăm sóc và thu hoạch.
B. mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp thấp, tích lũy được ít chất hữu cơ.
C. mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp cao, nhưng không tích lũy được chất hữu cơ.
D.đảm bảo tính thẩm mĩ trong trồng trọt.
Câu 15: Nguyên liệu của quá trình quang hợp là
A.nước và carbon dioxide.
B.nước và oxygen.
C.chất hữu cơ và oxygen.
D.chất hữu cơ và carbon dioxide.
Câu 16: Vì sao trước khi gieo hạt người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC)?
A. Để cung cấp chất dinh dưỡng và oxygen cho hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm.
B. Vì nước ấm làm tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuận lợi cho hạt nảy mầm.
C. Để cung cấp nước và nhiệt độ thích hợp cho hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm.
D. Để cung cấp oxygen và carbon dioxide cho hạt, kích thích hạt nảy mầm.
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Để tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non, bạn An làm thí nghiệm sau: Trồng 10 hạt đỗ giống nhau vào 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau. Để 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời, 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời. Giữ ẩm đất.
Khi cây mọc, đo chiều cao của cây mỗi ngày.
Kết quả thí nghiệm đã khẳng định giả thuyết bạn An đặt ra là đúng: cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
Em hãy đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu này.
Bài 2: (1 điểm) Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị?
Bài 3:(1 điểm) Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Tính tốc độ trung bình của bạn học sinh?
Bài 4: (1 điểm)Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị ngừng lại thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
Hướng dẫn giải
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án đúng là: D
Kĩ năng đo thường được sử dụng ở bước thực hiện kế hoạch.
Câu 2:
Đáp án đúng là: A
Bên trong hạt nhân chứa các hạt proton (kí hiệu là p) mang điện tích dương và hạt neutron (kí hiệu là n) không mang điện.
Câu 3:
Đáp án đúng là: B
Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron, lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron…
Câu 4:
Đáp án đúng là: C
Tóm tắt: v = 45km/h; t = 2h; s =?
Quãng đường vận động viên đi được là:
s = v.t = 45. 2 = 90 km
Câu 5:
Đáp án đúng là: B
Với cùng một khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến thời điểm t ta thấy xe đỏ đi được quãng đường lớn hơn xe xanh () nên xe đỏ đi nhanh hơn xe xanh.
Câu 6:
Đáp án đúng là: D
Nếu đơn vị đo quãng đường là mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là km/h.
Câu 7:
Đáp án đúng là: A
Biển báo có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B
Tốc độ giới hạn là 45 km/h = 12,5 m/s
Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc để không vượt quá tốc độ cho phép là:
Vậy để không vượt quá tốc độ cho phép thời gian đi giữa hai vạch mốc phải lớn hơn 0,64s.
Câu 9:
Đáp án đúng là: C
Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Các chất mà cơ thể lấy vào như: oxygen, chất dinh dưỡng, nước.
Carbon dioxide và chất thải là những chất mà cơ thể thải ra.
Câu 11:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Khí khổng giúp cho khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp.
Câu 12:
Đáp án đúng là: B
- Sự biến đổi năng lượng hóa năng thành nhiệt năng là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người.
- Sự biến đổi quang năng thành hóa năng là chuyển hóa năng lượng xảy ra ở những sinh vật có khả năng quang hợp.
Câu 13:
Đáp án đúng là: D
D – Sai. Cường độ ánh sáng càng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp.
Câu 14:
Đáp án đúng là: B
Trồng cây với mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp thấp, tích lũy được ít chất hữu cơ nên năng suất cây trồng sẽ thấp.
Câu 15:
Đáp án đúng là: A
Nguyên liệu của quá trình quang hợp là nước và carbon dioxide.
Câu 16:
Đáp án đúng là: C
Trước khi gieo hạt, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC) vì để cung cấp nước và nhiệt độ thích hợp cho quá trình hô hấp tế bào,kích thích hạt nảy mầm.
Phần II: Tự luận
Bài 1:
Đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu:Ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non?
- Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
Khi quan sát sự phát triển của cây bên ngoài không gian (nơi có đầy đủ ánh sáng) và sự phát triển của cây trong nhà (nơi thiếu ánh sáng), có thể đặt câu hỏi: Liệu ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non?
- Bước 2: Hình thành giả thuyết
Đưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở bước 1: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
- Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
Mẫu vật: 10 hạt đỗ giống nhau.
Dụng cụ thí nghiệm: 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau.
Lập phương án bố trí và tiến hành thí nghiệm:
+ Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 4 giờ.
+ Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ.
+ Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời, 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời.
+ Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây con trong mỗi chậu.
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch
Tiến hành thí nghiệm.
Kết quả:
+ Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm.
+ Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt.
+ Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng.
- Bước 5: Kết luận:
Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
Bài 2:
Trong 5 phút đầu cô Mai đi được: s = 1500 m, t = 5 phút = 300 s
Tốc độ của cô Mai là:
Sau khi đi được 1500 m cô Mai dừng lại 10 phút (do đồ thị đoạn này là đường thẳng song song với trục thời gian).
Sau khi dừng lại cô Mai tiếp tục đi đến siêu thị với tốc độ không đổi nên thời gian để đi hết quãng đường còn lại là: = 5 phút
Thời gian cô Mai đi từ nhà đến siêu thị là: (phút)
Bài 3:
Thời gian trung bình bạn học sinh chạy trong ba lần đo là:
Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là
Bài 4:
- Vai trò của hô hấp tế bào đối với cơ thể sống:
+ Giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật.
+ Tạo ra nhiệt năng giúp cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định.
- Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị dừng lại thì cơ thể sẽ không có năng lượng cho các hoạt động sống và như vậy, cơ thể sẽ chết.
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 - CTST
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:
(1) Thực hiện kế hoạch.
(2) Rút ra kết luận;
(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
(4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
(5) Hình thành giả thuyết;
Sắp xếp các bước trên theo thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là
A. (5); (2); (3); (4); (1).
B. (1); (4); (3); (2); (5).
C. (4); (5); (3); (1); (2).
D. (3); (4); (5); (1); (2).
Câu 2: Một nhóm học sinh cùng tìm hiểu: “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự bay hơi của nước”, nhóm đã tiến hành thí nghiệm sau: Rót cùng một lượng nước vào hai chiếc cốc giống nhau. Để cốc thứ nhất ngoài nắng và cốc thứ hai trong phòng kín, thoáng mát. Sau 4 giờ đồng hồ, quay lại đo thể tích nước còn lại trong cốc.
Thí nghiệm này thuộc bước nào trong các bước tìm hiểu tự nhiên?
A. Hình thành giả thuyết.
B. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
C. Thực hiện kế hoạch.
D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
Câu 3: Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất?
A. Hỏa hoạn.
B. Tai nạn giao thông.
C. Đốt rừng làm nương, rẫy.
D. Lốc xoáy.
Câu 4: Để đo thời gian chạy 100m của một bạn học sinh trong kì thi cuối kì môn thể dục, dụng cụ dùng thích hợp nhất là
A. Đồng hồ treo tường.
B. Đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện.
C. Đồng hồ cát.
D. Đồng hồ bấm giây.
Câu 5: Khi thực hiện hoạt động sử dụng thước để xác định bề dày của quyển sách là đã sử dụng kĩ năng nào trong học tập môn Khoa học tự nhiên?
A. Kĩ năng báo cáo.
B. Kĩ năng liên kết.
C. Kĩ năng đo.
D. Kĩ năng dự báo.
Câu 6: Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa bao nhiêu electron?
A. 4.
B. 2.
C. 6.
D. 8.
Câu 7: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron, proton và negatron.
B. electron, proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. proton và neutron.
Câu 8: Một nguyên tử X có 16 proton trong hạt nhân. Số hạt ở vỏ nguyên tử nguyên tố X là
A. 8.
B. 16.
C. 32
D. không xác định được.
Câu 9: Cho biết sơ đồ của nguyên tử carbon như sau:
Số hạt mang điện trong nguyên tử carbon là
A. 6.
B. 12.
C. 18.
D. 8.
Câu 10: Trong các nguyên tử sau: Na, O, Ca, H, nguyên tử có khối lượng nguyên tử lớn nhất là
A. Na.
B. O.
C. Ca.
D. H.
Câu 11: Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là
A. Cu.
B. Ca.
C. Cl.
D. C.
Câu 12: Hoàn thành phát biểu sau: “Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có …”
A. cùng số electron trong hạt nhân.
B. cùng số proton và neutron trong hạt nhân.
C. cùng số neutron trong hạt nhân.
D. cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 13: Cho biết 4 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Nguyên tố X là
A. sulfur (NTK = 32).
B. oxygen (NTK = 16).
C. copper (NTK = 64).
D. iron (NTK = 56).
Câu 14: Khối lượng nguyên tử (theo đơn vị amu) của các nguyên tố nitrogen (N), oxygen (O), sodium (Na), lithium (Li) lần lượt là
A. 14, 8, 23, 7.
B. 14, 16, 12, 7.
C. 14, 32, 23, 7.
D. 14, 16, 23, 7.
Câu 15: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay có số chu kì là
A. 5.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 16: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của đại lượng nào sau đây?
A. khối lượng riêng.
B. số neutron.
C. khối lượng.
D. số proton.
Câu 17: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm nào sau đây không chứa nguyên tố phi kim?
A. Nhóm IA.
B. Nhóm VIIA.
C. Nhóm IVA.
D. Nhóm IIA.
Câu 18: Cho ô nguyên tố sau, con số 11 cho biết điều gì?
A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.
B. Số neutron trong hạt nhân.
C. Số hạt trong hạt nhân.
D. Số thứ tự của nguyên tố.
Câu 19: Các kim loại trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đều có số electron lớp ngoài cùng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 7.
Câu 20: Nguyên tố phi kim nào tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng?
A. Oxygen.
B. Bromine.
C. Chlorine.
D. Mercury.
Câu 21: Nguyên tử phosphorus có tổng số hạt là 46, trong đó số hạt không mang điện là 16. Số thứ tự ô nguyên tố phosphorus trong bảng tuần hoàn là
A. 15.
B. 16.
C. 30.
D. 31.
Câu 22: Phân tử là
A. phần tử do một hoặc nhiều nguyên tử kết hợp với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất.
B. hạt nhỏ nhất do các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau tạo thành chất.
C. hạt đại diện cho chất, được tạo bởi một nguyên tố hóa học.
D. hạt đại diện cho hợp chất, được tạo bởi nhiều nguyên tố hóa học.
Câu 23: Phân tử X được tạo thành bởi một nguyên tố carbon và hai nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử X là
A. 44 amu.
B. 48 amu.
C. 28 amu.
D. 32 amu.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các phân tử khí trơ đều do các nguyên tử khí trơ kết hợp với nhau theo một trật tự xác định.
B. Phân tử đơn chất là do các đơn chất tạo thành.
C. Phân tử hợp chất là do các hợp chất tạo thành.
D. Phân tử kim loại do các nguyên tử kim loại kết hợp với nhau theo một trật tự xác định.
Câu 25: Cho hình mô phỏng hạt hợp thành của một số chất:
Hình mô phỏng hợp chất là
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).
Câu 26: Cho hình mô phỏng phân tử A như sau:
Biết khối lượng phân tử A là 84 amu, khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu và O = 16 amu. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X là
A. 40 amu.
B. 52 amu.
C. 12 amu.
D. 23 amu.
Câu 27: Chọn đáp án để hoàn thành phát biểu sau: “Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng…”
A. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron.
B. nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng.
C. nhường electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (có 8 electron).
D. nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 28: Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là
A. liên kết hydrogen.
B. liên kết kim loại.
C. liên kết ion.
D. Liên kết cộng hóa trị.
Câu 29: Trong phân tử CaO, nguyên tử Ca (calcium) và nguyên tử O (oxygen) liên kết với nhau bằng liên kết nào sau đây?
A. Liên kết kim loại.
B. Liên kết phi kim.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết cộng hóa trị.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các chất cộng hóa trị đều ở thể rắn.
(b) Các chất ion đều tan trong nước và tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
(c) Hợp chất sodium chloride (muối ăn) khi nóng chảy có thể dẫn điện.
(d) Đường tinh luyện tan được trong nước tạo dung dịch dẫn điện.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 31: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử oxygen là
A. liên kết kim loại.
B. liên kết ion.
C. liên kết cộng hóa trị.
D. liên kết phi kim.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố H luôn có hóa trị bằng I.
B. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hóa trị bằng II.
C. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hóa trị bằng III.
D. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hóa trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H.
Câu 33: Công thức hóa học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hóa trị IV và oxygen là
A. SO.
B. SO2.
C. SO3.
D. S2O.
Câu 34: Công thức hóa học của hợp chất calcium sulfate có cấu tạo từ Ca và nhóm (SO4) là
A. Ca2SO4.
B. Ca(SO4)2.
C. CaSO4.
D. Ca3(SO4)2.
Câu 35: Hóa trị của phosphorus trong hợp chất P2O5 là
A. II.
B. III.
C. IV.
D. V.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn.
B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn.
C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn.
D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn.
Câu 37: Công thức tính tốc độ là
A..
B. .
C. .
D. .
Câu 38: Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài 1km, trong thời gian 30 phút. Tốc độ của người đó là
A. 5 km/h.
B. 15 km/h.
C. 2 km/h.
D. 0,5 km/h.
Câu 39: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với tốc độ trung bình 30 km/h mất 1,5h. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là
A. 39 km.
B. 45 km.
C.2700 km.
D.10 km.
Câu 40: Độ lớn của vận tốc cho biết
A.quỹ đạo của chuyển động.
B.mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
C.mức độ nhanh hay chậm của vận tốc.
D.dạng đường đi của chuyển động.
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 - CTST
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: Dự đoán: “Thực vật sinh trưởng là do sự tăng về kích thước và số lượng tế bào” thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
B. Hình thành giả thuyết.
C. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
D. Thực hiện kết quả.
Câu 2: Proton được kí hiệu là
A. p.
B. n.
C. e.
D. +1.
Câu 3: Nguyên tử carbon có 6 electron ở lớp vỏ. Carbon có điện tích hạt nhân là
A. 6.
B. +6.
C. -6.
D. 6+.
Câu 4: Nguyên tố sodium có kí hiệu hóa học là
A. So.
B. Na.
C. K.
D. Ca.
Câu 5: Nguyên tố hóa học là
A. tập hợp những nguyên tử có cùng khối lượng.
B. tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số neutron trong hạt nhân.
C. tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số electron và số neutron trong hạt nhân.
D. tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 6: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
A. Thứ tự tăng dần của nguyên tử khối.
B. Thứ tự giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
C. Thứ tự tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
D. Thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.
Câu 7: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học cho biết thông tin nào sau đây?
A. Số electron trong hạt nhân.
B. Tổng số proton và neutron trong hạt nhân.
C. Số proton trong nguyên tử.
D. Số neutron trong nguyên tử.
Câu 8: Dấu hiệu nào sau đây dùng để phân biệt phân tử của đơn chất với phân tử của hợp chất?
A. Số lượng nguyên tử trong phân tử.
B. Nguyên tử của cùng nguyên tố hay khác nguyên tố.
C. Kích thước của phân tử.
D. Khối lượng của phân tử.
Câu 9: Phân tử A được tạo thành bởi một nguyên tố nitrogen và hai nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử A là
A. 19 amu.
B. 30 amu.
C. 44 amu.
D. 46 amu.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất cộng hóa trị luôn ở thể rắn ở điều kiện thường.
B. Chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị và luôn ở thể khí.
C. Ở điều kiện thường, hợp chất có chứa kim loại thường là chất ion.
D. Tất cả các hợp chất thể rắn ở điều kiện thường đều là chất ion.
Câu 11: Khi tham gia hình thành liên kết ion, nguyên tử sodium có xu hướng nhường đi 1 electron để tạo thành ion là
A. K+.
B. K-.
C. Na-.
D. Na+.
Câu 12: Xác định công thức hóa học của potassium carbonate biết chất này có cấu tạo từ K hóa trị I và nhóm CO3 hóa trị II?
A. KCO3.
B. K(CO3)2.
C. K2CO3.
D. K2(CO3)3.
Câu 13: Bạn A đi bộ từ nhà lúc 8 h đến siêu thị cách nhà 2,4 km với tốc độ 4,8 km/h. Bạn A đến siêu thị lúc
A. 0,5 h.
B. 9 h.
C. 8 h 30 min.
D. 9,5 h.
Câu 14: Một vật chuyển động hết quãng đường s trong thời gian t. Công thức tính tốc độ của vật là
A. .
B..
C..
D..
Câu 15: Chọn đáp án đúng: Vận tốc phụ thuộc vào
A.quãng đường chuyển động.
B.thời gian chuyển động.
C.cả A và B đúng.
D.cả A và B sai
Câu 16: Một người đi xe đạp đi với tốc độ 14km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?
A. Thời gian đi của xe đạp là 14h.
B. Quãng đường đi của xe đạp là 14km.
C. Quãng đường xe đi được trong 1 giờ là 14km.
D. Thời gian xe đi được là 1 giờ.
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Em hãy viết một bài báo cáo về một nghiên cứu của mình khi quan sát sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hoặc từ thực tiễn.
Bài 2 (2 điểm): Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố sodium?
b) Nguyên tố sodium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
c) Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì?
Bài 3: (2 điểm) Hai ô tô cùng khởi hành và chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau. Vận tốc của xe thứ nhất là 60km/h, vận tốc của xe thứ hai là 72km/h . Ban đầu hai xe cách nhau 198km, sau bao lâu thì hai xe gặp nhau?
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 - CTST
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)