100 Đề thi Công nghệ 7 năm 2024 (có đáp án, mới nhất)

Bộ 100 Đề thi Công nghệ 7 năm học 2023 - 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ 7.

Bộ đề thi Công nghệ 7 - Kết nối tri thức

- Đề thi Công nghệ 7 Giữa kì 1

- Đề thi Công nghệ 7 Học kì 1

- Đề thi Công nghệ 7 Giữa kì 2

- Đề thi Công nghệ 7 Học kì 2


Bộ đề thi Công nghệ 7 - Cánh diều

- Đề thi Công nghệ 7 Giữa kì 1

- Đề thi Công nghệ 7 Học kì 1

- Đề thi Công nghệ 7 Giữa kì 2

- Đề thi Công nghệ 7 Học kì 2


Bộ đề thi Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo

- Đề thi Công nghệ 7 Giữa kì 1

- Đề thi Công nghệ 7 Học kì 1

- Đề thi Công nghệ 7 Giữa kì 2

- Đề thi Công nghệ 7 Học kì 2




Lưu trữ: Đề thi Công nghệ 7 sách cũ

Bộ Đề thi Công nghệ 7 năm 2024


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào?

A. Cây ăn quả.

B. Cây ngũ cốc.

C. Cây họ đậu.

D. Tất cả đều sai.

Câu 2: Bộ phận cây trồng bị thối không do nguyên nhân nào?

A. Nhiệt độ cao

B. Vi rút

C. Nấm

D. Vi khuẩn

Câu 3: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?

A. Sâu non

B. Sâu trưởng thành

C. Nhộng

D. Trứng

Câu 4: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:

A. Biện pháp canh tác

B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp sinh học

Câu 5: Ưu điểm của biện pháp sinh học là:

A. Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít

B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường

C. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường

D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 6: Mục đích của làm đất là gì?

A. Làm cho đất tơi xốp

B. Diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh.

C. Tăng chất dinh dưỡng của đất.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ:

A. 20 – 30 cm.

B. 30 – 40 cm.

C. 10 – 20 cm.

D. 40 – 50 cm.

Câu 8: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:

A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.

B. Không có sâu, bệnh.

C. Kích thước hạt to.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?

A. Cây lúa.

B. Cây rau màu.

C. Cây có thân, rễ to, khỏe.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 10: Các loại nông sản như hoa, rau, quả.. nên được dùng phương pháp bảo quản gì là tốt nhất?

A. Bảo quản thông thoáng

B. Bảo quản kín

C. Bảo quản lạnh

D. Tất cả đều sai

Câu 11: Các loại nông sản như su hào, khoai mì, củ lạc, đậu phộng…được thu hoạch bằng phương pháp nào?

A. Hái.

B. Nhổ.

C. Đào.

D. Cắt.

Câu 12: Ở năm thứ 2, thời gian trồng khoai lang là như thế nào?

A. từ tháng 12 đến 5

B. từ tháng 1 đến 5

C. từ tháng 5 đến 8

D. từ tháng 8 đến 12

Câu 13: Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào?

A. Cây hoa hồng

B. Cây đậu tương

C. Cây bàng

D. Cây hoa đồng tiền

Câu 14: Phân vi sinh là:

A. NPK

B. Nitragin

C. Bèo dâu

D. Ure

Câu 15: Dùng tay bắt sâu là phương pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp:

A. Canh tác

B. Thủ công

C. Hóa học

D. Sinh học

Câu 16: Muốn phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao cần áp dụng:

A. Biện pháp thủ công

B. Phối hợp kiểm dịch thực vật và canh tác

C. Tổng hợp và vận dụng thích hợp các biện pháp

D. Biện pháp hoá học

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nêu mục đích và phương pháp xử lí hạt giống?

Câu 2: (2 điểm) Phân bón là gì? Kể tên và lấy ví dụ các loại phân bón?

Câu 3: (2 điểm) Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết những thông tin gì?

I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
A A B C B D
Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12
A D A C B A
Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16
B B B C

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1:

Mục đích: Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt

Phương pháp xử lí hạt giống:

+ Xử lí bằng nhiệt độ.

+ Xử lí bằng hóa chất.

Câu 2:

Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.

Các loại phân bón:

- Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân rác, phân xanh…

- Phân hóa học: Phân đạm, phân lân, phân vi lượng…

- Phân vi sinh: Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm, chuyển hóa lân…

Câu 3:

Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết:

- Tên sản phẩm.

- Hàm lượng các chất.

- Dạng thuốc.

- Công dụng của thuốc.

- Cách sử dụng.

- Khối lượng hoặc thể tích.

- Quy định về an toàn lao động (độ độc của thuốc).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Diện tích đồi trọc nước ta năm 1995 là:

A. 14.350.000 ha.

B. 8.253.000 ha.

C. 13.000.000 ha.

D. 5.000.000 ha.

Câu 2: Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta là :

A. 17 triệu ha.

B. 18,9 triệu ha.

C. 19,8 triệu ha.

D. 16 triệu ha.

Câu 3: Kích thước luống đất của nơi ươm giống là:

A. 10-15m x 0,8-1m

B. 15-18m x 1-1,2m

C. 10-12m x 0,5-0,8m

D. 10-15m x 0,8-1,2m

Câu 4: Đặc điểm của vỏ bầu là:

A. Có hình ống.

B. Kín 2 đầu.

C. Hở 2 đầu.

D. A và C đúng

Câu 5: Quy trình gieo hạt phải theo trình tự các bước nào sau đây:

A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu,bệnh → Bảo vệ luống gieo.

B. A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo → Phun thuốc trừ sâu,bệnh.

C. A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Phun thuốc trừ sâu, bệnh → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo.

D. A. Gieo hạt → Che phủ → Lấp đất → Bảo vệ luống gieo → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu, bệnh.

Câu 6: Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm:

A. Che mưa, nắng.

B. Bón phân, làm cỏ, xới đất.

C. Tỉa cây, phòng trừ sâu bệnh.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 8: Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là:

A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc.

B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.

C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc.

D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc.

Câu 9: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ ba và năm thứ tư là:

A. 1 – 2 lần mỗi năm.

B. 2 – 3 lần mỗi năm.

C. 3 – 4 lần mỗi năm.

D. 4 – 5 lần mỗi năm.

Câu 10: Bao lâu sau khi trồng cây cần phải làm cỏ xung quang gốc cây?

A. 3 – 5 tháng.

B. 5 – 6 tháng.

C. 6 – 7 tháng.

D. 1 – 3 tháng.

Câu 11: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là:

A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.

B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.

C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.

D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.

Câu 12: Thời gian chặt hạ trong Khai thác trắng là:

A. Kéo dài 5 – 10 năm.

B. Kéo dài 2 – 3 năm.

C. Trong mùa khai thác gỗ (<; 1 năm).

D. Không hạn chế thời gian.

Câu 13: Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch bảo vệ rừng như:

A. Định canh, định cư.

B. Phòng chống cháy rừng.

C. Chăn nuôi gia súc.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 14: Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:

A. Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.

B. Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng.

C. Có thể khai thác bất cứ lúc nào muốn.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 15: Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Trung thường từ:

A. Tháng 2 đến tháng 3.

B. Tháng 1 đến tháng 2.

C. Tháng 9 đến tháng 10.

D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Câu 16: Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp:

A. Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe.

B. Đất tốt và ẩm.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu các điều kiện để lập vườn gieo ươm cây rừng?

Câu 2: (2 điểm) Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào? Cho ví dụ?

Câu 3: (2 điểm) Cho biết trong trồng trọt thường gặp những khó khăn gì?

I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
C C A D A D
Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12
C B A D A C
Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16
D D B C

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1:

Điều kiện để lập vườn gieo ươm cây trồng:

- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh.

- Độ pH từ 6 – 7.

- Mặt đất bằng hay hơi dốc.

- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

Câu 2:

Người ta thường chế biến nông sản bằng cách:

- Sấy khô: vải, nho, chuối, hồng…

- Chế biến thành tinh bột hay bột mịn: sắn, khoai, ngô, đỗ…

- Muối chua: bắp cải, cà pháo…

- Đóng hộp: đào, mận, mơ…

Câu 3:

Khó khăn trong trồng trọt:

- Sâu bệnh phá hoại cây trồng.

- Thời tiết thất thường như rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng.

- Hạn hán, lũ lụt.

- Giá thành nông sản.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nào?

A. Thức ăn giàu tinh bột

B. Thức ăn hạt

C. Thức ăn thô xanh

D.Thức ăn nhiều sơ

Câu 2: Khi nuôi gà với loại hình sản xuất trứng nên chọn:

A. Gà Tam Hoàng

B. Gà có thể hình dài

C. Gà Ri

D. Gà có thể hình ngắn, chân dài

Câu 3: Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức:

A. Theo địa lý.

B. Theo hình thái, ngoại hình.

C. Theo mức độ hoàn thiện của giống.

D. Theo hướng sản xuất.

Câu 4: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là:

A. Sự sinh trưởng.

B. Sự phát dục.

C. Phát dục sau đó sinh trưởng.

D. Sinh trưởng sau đó phát dục.

Câu 5: Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra căn cứ vào các tiêu chuẩn nào sau đây, trừ:

A. Cân nặng.

B. Mức tiêu tốn thức ăn.

C. Độ dày mỡ bụng.

D. Độ dày mỡ lưng.

Câu 6: Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp nào?

A. Chọn phối cùng giống.

B. Chọn phối khác giống.

C. Chọn phối lai tạp.

D. Tất cả đều sai.

Câu 7: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Protein chiếm cao nhất?

A. Rau muống.

B. Khoai lang củ.

C. Bột cá.

D. Rơm lúa.

Câu 8: Thế nào là thức ăn giàu Protein?

A. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 14%.

B. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 30%.

C. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 50%.

D. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 20%.

Câu 9: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp hóa học?

A. Nghiền nhỏ.

B. Cắt ngắn.

C. Ủ men.

D. Đường hóa.

Câu 10: Hạt ngô (bắp) vàng có chứa 8,9% protein và 69% gluxit. Vậy hạt ngô thuộc loại thức ăn giàu thành phần dinh dưỡng nào?

A. Chất xơ.

B. Protein.

C. Gluxit.

D. Lipid.

Câu 11: Em hãy điền những cụm từ cho sẵn (gia cầm, các chất dinh dưỡng, năng lượng, tốt và đủ, sản phẩm) vào chỗ trống sao cho đúng:

- Thức ăn cung cấp (1)……………. cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

- Thức ăn cung cấp (2)……………. cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho (3)……………. đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp (4)………………. cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.

- Cho ăn thức ăn (5)……………, vật nuôi sẽ cho nhiều (6)………………. chăn nuôi và chống được bệnh tật.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Thế nào là chọn giống vật nuôi? Em hãy nêu các biện pháp quản lí giống vật nuôi?

Câu 2: (2 điểm) Trình bày mục đích và phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi?

Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu các đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?

I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
C B A A C
Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
B C A D C

Câu 11: (1 ý = 0,25 điểm)

(1): năng lượng

(2): các chất dinh dưỡng

(3): gia cầm

(4): tốt và đủ

(5): các chất dinh dưỡng

(6): sản phẩm

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1:

- Chọn giống vật nuôi là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống.

- Các biện pháp quản lí giống vật nuôi:

   + Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi.

   + Chính sách chăn nuôi.

   + Phân vùng chăn nuôi.

   + Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.

Câu 2:

- Mục đích của dự trữ thức ăn cho vật nuôi: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

- Các phương pháp dự trữ thức ăn:

   + Dự trữ thức ăn dạng khô bằng nhiệt từ Mặt trời hoặc sấy bằng điện, bằng than…

   + Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.

Câu 3:

Đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:

- Không đồng đều.

- Theo giai đoạn.

- Theo chu kì (trong trao đổi chất, hoạt động sinh lí).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

I.Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là bao nhiêu ha?

A. 1 700 000 ha.

B. 1 500 000 ha.

C. 1 750 000 ha.

D. 1 650 000 ha.

Câu 2: Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm là:

A. 25 – 35 ⁰C.

B. 20 – 30 ⁰C.

C. 35 – 45 ⁰C.

D. 15 – 25 ⁰C.

Câu 3: Sự chuyển động của nước thuộc loại tính chất nào của nước nuôi thủy sản?

A. Tính chất lí học.

B. Tính chất hóa học.

C. Tính chất sinh học.

D. Tính chất cơ học.

Câu 4: Ngô, đậu tương, cám thuộc loại thức ăn nào dưới đây?

A. Thức ăn tinh.

B. Thức ăn thô.

C. Thức ăn hỗn hợp.

D. Thức ăn hóa học.

Câu 5: Tảo chứa bao nhiêu % chất béo?

A. 10 – 20%.

B. 20 – 30%.

C. 30 – 60%.

D. 10 – 40%.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc cho ăn tôm, cá:

A. Mục đích để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chất lượng của tôm, cá.

B. Cho ăn lượng ít và nhiều lần.

C. Phân chuồng hoại mục và vô cơ đổ tập trung một nơi.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Kiểm tra đăng, cống vào thời điểm nào?

A. Mùa khô.

B. Mùa hạ.

C. Mùa mưa lũ.

D. Mùa hạn.

Câu 8: Phương pháp đánh tỉa thả bù có những ưu điểm gì?

A. Cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.

B. Tăng năng suất cá nuôi.

C. Dễ cải tạo tu bổ ao.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong áo là:

A. Cho sản phẩm tập trung.

B. Chi phí đánh bắt cao.

C. Năng suất bị hạn chế.

D. Khó cải tạo, tu bổ ao.

Câu 10: Nồng độ tối đa của chì trong môi trường nuôi thủy sản là:

A. 0,05 – 0,1 mg/l.

B. 0,1mg/l.

C. 0,2 – 0,3 mg/l.

D. 0,3 – 0,4 mg/l.

Câu 11: Bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi do:

A. Kí sinh trùng trong cơ thể vật nuôi gây ra

B. Kí sinh ngoài cơ thể vật nuôi gây ra

C. Do vi sinh vật gây ra

D. Do chấn thương trong quá trình lao động, vệ sinh chuồng trại gây ra

Câu 12: Nếu thấy vật nuôi có hiện tượng bị dị ứng (phản ứng thuốc) khi tiêm vắc xin thì phải:

A. Tiêm vắc xin trị bệnh cho vật nuôi

B. Tiếp tục theo dõi

C. Dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y đến giải quyết kịp thời

D. Cho vật nuôi vận động để tạo ra khả năng miễn dịch

Câu 13: Điền các từ: “bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm, vật kí sinh, vi sinh vật” vào chỗ trống trong các câu sau đây:

- (1)…., do (2)… (như giun, sán, ve…) gây ra; không lây lan thành dịch, không làm chết nhiều vật nuôi.

- (3)…, do (4)… (như virut, vi khuẩn…) gây ra; lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi.

II.Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?

Câu 2: (2 điểm) Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu các bước tiến hành nhận biết và chọn một số giống heo qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều?

I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
A A A A B B
Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12
C D C B C C

Câu 13: (mỗi ý = 0,25 điểm)

(1): Bệnh không truyền nhiễm

(2): vật kí sinh

(3): Bệnh truyền nhiễm

(4): vi sinh vật

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1:

Nguyên nhân:

- Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt (dung điện, chất nổ, đánh bắt cả đàn bố mẹ…)

- Phá hoại rừng đầu nguồn (làm xói mòn đất, gây lũ, hạn hán,…) phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, gây tổn thất đến nguồn lợi thủy sản.

- Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa…

- Ô nhiễm môi trường nước (do nước thải sinh hoạt,…, dung phân tươi, lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu…)

Câu 2:

Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi.

- Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết…

- Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh.

- Giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

- Giúp quản lí tốt đàn vật nuôi.

- Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 3:

- Bước 1: Hình dạng chung:

   + Hình dáng.

   + Đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân...

   + Màu sắc lông, da: VD: Lợn móng cái: Lông đen và trắng.

- Bước 2: Đo một số chiều đo:

   + Dài thân: từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi.

   + Đo vòng ngực: đo chu vi lồng ngực sau bả vai.

....................................

....................................

....................................

Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Công nghệ 7 năm học 2023 - 2024 Học kì 1 và Học kì 2, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!

Lời giải bài tập môn Công nghệ 7 sách mới:

Lưu trữ: Bộ đề thi Công nghệ 7 cũ

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học