Top 50 Đề thi Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Bộ 50 Đề thi Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ 7.

- Đề thi Công nghệ 7 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Công nghệ 7 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Công nghệ 7 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Công nghệ 7 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm đề thi Công nghệ 7 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Người làm việc trong nhà nuôi cấy mô là:

A. Làm việc liên quan đến cây trồng

B. Làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng

C. Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng

D. Làm việc liên quan đến cây rừng

Câu 2. Người làm việc trong kĩ thuật viên lâm nghiệp:

A. Làm việc liên quan đến cây trồng

B. Làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng

C. Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng

D. Làm việc liên quan đến cây rừng

Câu 3. Người làm việc trong nghiên cứu mô tế bào thuộc nghề nào?

A. Nhà trồng trọt

B. Nhà nuôi cấy mô

C. Nhà bệnh học thực vật

D. Kĩ thuật viên lâm nghiệp

Câu 4. Người làm việc nghiên cứu bệnh hại cây trồng thuộc nghề nào?

A. Nhà trồng trọt

B. Nhà nuôi cấy mô

C. Nhà bệnh học thực vật

D. Kĩ thuật viên lâm nghiệp

Câu 5. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực:

A. Cây ngô

B. Cây khoai lang

C. Cây nhãn

D. Cây cải xanh

Câu 6. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây lấy củ:

A. Cây ngô

B. Cây khoai lang

C. Cây nhãn

D. Cây cải xanh

Câu 7. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả:

A. Cây ngô

B. Cây khoai lang

C. Cây nhãn

D. Cây cải xanh

Câu 8. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây rau:

A. Cây ngô

B. Cây khoai lang

C. Cây nhãn

D. Cây cải xanh

Câu 9. Độc canh là gì?

A. Là phương thức canh tác chỉ trồng một loại cây duy nhất.

B. Là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trên cùng diện tích, cùng lúc hoặc cách 1 khoảng thời gian không dài.

C. Là phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.

D. Là tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm.

Câu 10. Luân canh là gì?

A. Là phương thức canh tác chỉ trồng một loại cây duy nhất.

B. Là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trên cùng diện tích, cùng lúc hoặc cách 1 khoảng thời gian không dài.

C. Là phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.

D. Là tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm.

Câu 11. Phương thức độc canh gây:

A. Giảm độ phì nhiêu của đất

B. Tăng sự lây lan sâu bệnh

C. Cả A và B đều đúng

D. Tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.

Câu 12. Phương thức luân canh gây:

A. Tăng độ phì nhiêu của đất

B. Điều hòa chất dinh dưỡng cho đất

C. Giảm sâu, bệnh cho cây

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13. Chuẩn bị đất trồng gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Chuẩn bị giống cây trồng gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15. Chuẩn bị đất trồng có bước nào sau đây?

A. Lựa chọn giống để gieo trồng

B. Xử lí giống trước khi gieo

C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Gieo trồng có bước nào sau đây?

A. Xác định thời vụ, phương tiện, cách thức gieo trồng

B. Kiểm tra hạt giống hoặc giống, đất trồng

C. Tiến hành gieo trồng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Có mấy cách tưới nước nào sau đây?

A. Tưới thấm

B. Tưới ngập

C. Tưới phun mưa

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Cây trồng thiếu phân bón có đặc điểm?

A. Còi cọc

B. Kém phát triển

C. Năng suất thấp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. Yêu cầu kĩ thuật khi thu hoạch cây trồng là:

A. Đúng thời điểm

B. Nhanh

C. Hạn chế rơi vãi

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20. Thu hoạch su hào phù hợp với phương pháp nào?

A. Hái

B. Cắt

C. Nhổ

D. Đào

Câu 21. Chăm sóc cây trồng là:

A. Tưới nước

B. Bón phân

C. Vun cây

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22. Có mấy cách gieo trồng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 23. Ngâm hạt giống theo tỉ lệ:

A. 1 sôi : 2 lạnh

B. 1 sôi : 3 lạnh

C. 2 sôi : 3 lạnh

D. 3 sôi : 3 lạnh

Câu 24. Cần lựa chọn cây con đảm bảo yêu cầu nào?

A. Khỏe

B. Đủ số lượng

C. Không sâu bệnh

D. Cả 3 đáp án trên

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Bản thân em phù hợp với nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Giải thích?

Câu 2 (2 điểm). Trình bày quy trình chuẩn bị hạt giống?

Đáp án Đề 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

B

D

B

D

A

B

C

D

A

C

C

D

Câu 13

Câu

14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

C

D

D

D

D

D

C

D

C

C

D

II. Tự luận

Câu 1.

- Bản thân em thấy mình phù hợp với nghề " Nhà nuôi cấy mô".

- Giải thích: bản thân em là một người thích mày mò, nghiên cứu, khám phá. Em muốn phát triển thêm những mẫu cây trồng từ việc nuôi cấy mô trên những cây trồng sẵn có. Em muốn mình có thể tạo ra được nhiều giống cây trồng mới phát triển đạt năng suất cao có ích cho đời sống, cho bà con nông dân và góp phần cho nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Câu 2.

Quy trình chuẩn bị hạt giống:

- Bước 1: Lựa chọn giống để gieo trồng

- Bước 2: Xử lí giống trước khi gieo trồng

- Bước 3: Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Bước 1 của quy trình giâm cành là:

A. Chuẩn bị giá thể

B. Chuẩn bị cành giâm

C. Giâm cành vào giá thể

D. Chăm sóc cành giâm

Câu 2. Bước 3 của quy trình giâm cành là:

A. Chuẩn bị giá thể

B. Chuẩn bị cành giâm

C. Giâm cành vào giá thể

D. Chăm sóc cành giâm

Câu 3. Chăm sóc cành giâm cần đảm bảo yêu cầu:

A. Nhiệt độ

B. Độ ẩm

C. Ánh sáng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Có mấy cách cắm cành giâm vào giá thể?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5. Theo nguồn gốc, rừng phân loại thành:

A. Rừng tự nhiên

B. Rừng trồng

C. Cả A và B đều đúng

D. Rừng tràm

Câu 6. Theo trữ lượng, rừng phân loại thành:

A. Rừng rất giàu

B. Rừng giàu

C. Rừng nghèo

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Rừng trồng lại được phân loại theo:

A. Nguồn gốc

B. Loài cây

C. Trữ lượng

D. Điều kiện địa lập

Câu 8. Rừng tre nứa được phân loại theo:

A. Nguồn gốc

B. Loài cây

C. Trữ lượng

D. Điều kiện địa lập

Câu 9. Rừng sản xuất:

A. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

B. Nghiên cứu khoa học

C. Bảo vệ đất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Rừng đặc dụng:

A. Khai thác gỗ

B. Bảo tồn gene sinh vật rừng

C. Bảo vệ nguồn nước

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Rừng phòng hộ:

A. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

B. Nghiên cứu khoa học

C. Bảo vệ đất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12. Rừng nào sau đây phân loại theo điều kiện lập địa?

A. Rừng núi đá

B. Rừng già

C. Rừng tràm

D. Rừng thứ sinh

Câu 13. Mục đích sử dụng của rừng sản xuất:

A. Khai thác gỗ

B. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 14. Mục đích sử dụng của rừng phòng hộ:

A. Bảo vệ nguồn nước

B. Bảo vệ đất

C. Chống xói mòn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Hãy cho biết hình ảnh sau đây của rừng gì?

Đề thi Học kì 1 Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)

A. Rừng sản xuất

B. Rừng đặc dụng

C. Rừng phòng hộ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Hãy cho biết hình ảnh sau đây của rừng gì?

Đề thi Học kì 1 Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)

A. Rừng sản xuất

B. Rừng đặc dụng

C. Rừng phòng hộ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Chuẩn bị trong quá trình trồng rừng là tiến hành thực hiện công việc?

A. Chuẩn bị cây con

B. Làm đất trồng cây

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 18. Giống cây rừng chuẩn bị trồng có mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 19. Làm đất trồng cây là thực hiện công việc nào sau đây?

A. Cuốc lớp đất màu để riêng

B. Bón lót

C. Lấp hố

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20. Yêu cầu của cây giống con:

A. Khỏe

B. Sinh trưởng tốt

C. Cân đối

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Quá trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm mấy bước?

A. 6

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 22. Bước 2 của quy trình trồng trọt bằng cây con có bầu:

A. Tạo lỗ trong hố

B. Rạch bỏ vỏ bầu

C. Đặt cây vào hố

D. Vun gốc

Câu 23. Bước 3 của quy trình trồng trọt bằng cây con có bầu:

A. Tạo lỗ trong hố

B. Rạch bỏ vỏ bầu

C. Đặt cây vào hố

D. Vun gốc

Câu 24. Trồng rừng bằng cây con rễ trần không áp dụng:

A. Vùng đất tốt và ẩm

B. Giống cây phục hổi nhanh

C. Vùng đất xấu

D. Bộ rễ khỏe

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Trình bày các bước chuẩn bị hạt giống trồng cải xanh?

Câu 2 (2 điểm). Vì sao phải bảo vệ rừng?

Đáp án Đề 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

A

C

D

C

C

D

A

B

A

B

C

A

Câu 13

Câu

14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

D

B

C

C

B

D

D

B

B

C

C

II. Tự luận

Câu 1.

Các bước chuẩn bị hạt giống trồng cải xanh:

- Bước 1: Lựa chọn giống cải xanh

- Bước 2: Xử lí hạt giống trước khi gieo trồng

- Bước 3: Kiểm tra số lượng hạt giống

Câu 2.

Lí do bảo vệ rừng:

Để giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

Giữ gìn các nguồn gen quý hiếm

Đảm bảo chỗ ở cho động vật sinh sống

Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp ích cho đời sống và sản xuất của xã hội.

Đảm bảo việc điều hòa khí hậu, ngăn chặn được phần nào thiên tai như sạt lở đất, lũ lụt

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Ngành chăn nuôi cung cấp thức ăn cho:

A. Gia súc

B. Gia cầm

C. Vật nuôi

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Hình ảnh thể hiện chăn nuôi trang trại là:

Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)

Câu 3. Hình ảnh thể hiện quản lí vật nuôi bằng gắn chíp điện tử là:

Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)

Câu 4. Vai trò của chăn nuôi:

A. Cung cấp phân bón cho nông nghiệp

B. Tăng thu nhập cho nông dân

C. Giải quyết việc làm cho lao động

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Nghề phổ biến trong chăn nuôi :

A. Nhà chăn nuôi

B. Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

C. Bác sĩ thú y

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Nghề nào nghiên cứu về kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi?

A. Nhà chăn nuôi

B. Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

C. Bác sĩ thú y

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Nghề nào phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản?

A. Nhà chăn nuôi

B. Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

C. Bác sĩ thú y

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Nghề nào điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi?

A. Nhà chăn nuôi

B. Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

C. Bác sĩ thú y

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Gia súc ăn cỏ:

A. Bò vàng Việt Nam

B. Bò sữa Hà Lan

C. Bò lai Sind

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Gia cầm được nuôi ở Việt Nam:

A. Gà Ri

B. Gà Hồ

C. Vịt cỏ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Đặc điểm Bò sữa Hà Lan:

A. Lông vàng và mịn, da mỏng

B. Lông loang trắng đen

C. Lông vàng hoặc nâu, vai u

D. Lông, da màu đen xám

Câu 12. Đặc điểm Trâu Việt Nam:

A. Lông vàng và mịn, da mỏng

B. Lông loang trắng đen

C. Lông vàng hoặc nâu, vai u

D. Lông, da màu đen xám

Câu 13. Việt Nam có phương thức chăn nuôi nào?

A. Phương thức chăn thả

B. Phương thức nuôi nhốt

C. Phương thức bán chăn thả

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14. Phương thức nuôi nhốt áp dụng với:

A. Gà

B. Vịt

C. Lợn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Đâu không phải đặc điểm phương thức nuôi nhốt:

A. Mức đầu tư thấp

B. Kĩ thuật chăn nuôi đầu tư cao

C. Đầu tư chuồng trại

D. Đầu tư thức ăn

Câu 16. Chăn nuôi nuôi nhốt sử dụng loại thức ăn nào?

A. Thức ăn tự kiếm

B. Thức ăn do con người cung cấp

C. Tự kiếm và con người cung cấp

D. Đáp án khác

Câu 17. Yêu cầu đối với vật nuôi cái sinh sản là dê?

A. Sinh sản đúng chu kì

B. Đủ sữa nuôi con

C. Thành phần dinh dưỡng tốt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Yêu cầu đối với vật nuôi cái sinh sản là vịt?

A. Tăng trọng tốt

B. Có đủ lượng calcium

C. Có đủ chất dinh dưỡng cần thiết

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. Vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai cần cung cấp:

A. Protein

B. Chất khoáng

C. Vitamin

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20. Yêu cầu đối với vật nuôi đực giống là gà:

A. Không quá gầy

B. Nhanh nhẹn

C. Cơ thể to

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Chọn gà giống có bước nào?

A. Chọn giống gà

B. Chọn gà con giống

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 22. Giai đoạn gà tơ:

A. Ăn tự do cám chế biến phù hợp khả năng tiêu hóa của gà.

B. Trộn thêm lúa, gạo và rau xanh.

C. Gia tăng lượng thức ăn, nước uống bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, rau xanh.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23. Gà xuất chuồng đạt cân nặng trung bình:

A. 2 kg

B. 1 kg

C. 1,2 – 1,5 kg

D. 3 kg

Câu 24. Gà xuất chuồng khi nuôi được:

A. 1 tháng

B. 2 tháng

C. 3,5 – 4,5 tháng

D. 5 tháng

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Bản thân em phù hợp với lĩnh vực chăn nuôi không? Vì sao?

Câu 2 (2 điểm). Trình bày nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?

Đáp án Đề 1

I. Trắc nghiệm

Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)

II. Tự luận

Câu 1.

Em nhận thấy bản thân không phù hợp với các nghề trong lĩnh vực chăn nuôi. Mặc dù em rất yêu động vật nhưng em thấy mình chưa có đủ kiến thức để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; có kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi. Em cũng chưa am hiểu để vận hành sử dụng cụ thiết bị, dụng cụ chăn nuôi

Câu 2.

Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản:

- Nuôi dưỡng:

+ Cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng.

+ Thêm thức ăn như rau tươi, củ, quả, … cung cấp cho giai đoạn nuôi con.

- Chăm sóc:

+ Cho vật nuôi vận động phù hợp để cơ thể vật nuôi tăng cường trao đổi chất. Tắm, chải, vệ sinh chuồng trại và dụng cụ cho ăn giúp vật nuôi tránh nhiễm bệnh.

+ Theo dõi và chăm sóc kịp thời khi vật nuôi đẻ để bảo vệ đàn vật nuôi sơ sinh.

+ Tiêm vaccine định kì cho vât nuôi cái sinh sản.

+ Thường xuyên theo dõi nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Cách li vật nuôi cái nhiễm bệnh để tránh lây lan cho đàn vật nuôi con.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Có loại nguồn lợi thủy sản nào?

A. Thủy sản nước mặn

B. Thủy sản nước lợ

C. Thủy sản nước ngọt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Thủy sản nước lợ:

A. Tôm sú

B. Tôm thẻ chân trắng

C. Sò

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Ngọc trai thuộc loài thủy sản nào?

A. Nước mặn

B. Nước lợ

C. Nước ngọt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Tôm càng xanh thuộc loài thủy sản nào?

A. Nước mặn

B. Nước lợ

C. Nước ngọt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Giống tôm được nuôi nhiều ở Việt Nam là:

A. Tôm sú

B. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng

C. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh

D. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm

Câu 6. Tôm sú nuôi ở:

A. Ao

B. Đầm ven biển

C. Cả A và B đều đúng

D. Lồng, bè trên biển

Câu 7. Cá tra chịu được nhiệt độ:

A. 200C

B. 25 – 320C

C. 300C

D. 400C

Câu 8. Tôm hùm thích hợp với:

A. Nước mặn

B. Nước lợ

C. Nước ngọt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Thủy sản loại thức ăn nào?

A. Thức ăn tự nhiên

B. Thức ăn nhân tạo

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 10. Thức ăn nhân tạo:

A. Có sẵn trong ao

B. Có sẵn trong hồ

C. Có sẵn trong ao, hồ

D. Do con người tạo ra

Câu 11. Có mấy loại thức ăn nhân tạo?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12. Đâu không phải thức ăn tự nhiên:

A. Giun

B. Bột cá

C. Bã mía

D. Lòng ruột gà

Câu 13. Khi nuôi cá, cần đảm bảo cho ăn ít nhất mấy lần trên ngày?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Cho cá ăn buổi sáng vào khoảng:

A. 6 giờ

B. 7 giờ
C. 8 giờ

D. 6 – 8 giờ

Câu 15. Cho cá ăn buổi chiều vào khoảng:

A. 4 giờ

B. 5 giờ
C. 6 giờ

D. 4 – 6 giờ

Câu 16. Khi nuôi tôm, quản lí bằng cách:

A. Kiểm tra ao nuôi

B. Kiểm tra sự tăng trưởng

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 17. Có phương pháp thu hoạch thủy sản nào?

A. Phương pháp thu từng phần

B. Phương pháp thu toàn bộ

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 18. Nhiệt độ của nước tự nhiên phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Điều kiện khí hậu

B. Thời tiết

C. Môi trường khu vực

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. Nhiệt độ giới hạn phù hợp cho cá là:

A. 200C

B. 20 – 300C

C. 150C

D. 100C

Câu 20. Nước ao nuôi trong hay đục là do đâu?

A. Do chất hữu cơ

B. Do phù sa lơ lửng

C. Do vi sinh vật

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Có mấy phương pháp xử lí nguồn nước phổ biến?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 22. Người ta thường lọc nước ao trong mấy ngày?

A. 1 ngày

B. 2 ngày

C. 3 ngày

D. 2 – 3 ngày

Câu 23. Yêu cầu sử dụng mặt nước nuôi thủy sản:

A. Hợp lí

B. Hiệu quả

C. Bền vững

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản:

A. Do rác thải

B. Đánh bắt bằng xung điện

C. Đánh bắt bằng chất nổ

D. Cả 3 đáp án trên

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Quy trình đo độ trong của nước?

Câu 2 (2 điểm). Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Đáp án Đề 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

D

D

A

B

D

C

B

A

C

D

B

A

Câu 13

Câu

14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

B

D

D

C

C

D

B

D

B

D

D

D

II. Tự luận

Câu 1.

Quy trình đo độ trong của nước:

- Bước 1: Thả từ từ đĩa Secchi theo phương thẳng đứng xuống nước cho tới khi không phân biệt được 2 màu đen/ trắng trên mặt đĩa. Đọc và ghi giá trị độ sâu lần 1 trên đây đo của đĩa.

- Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn rồi kéo từ từ lên đến khi thấy vạch đen/ trắng. Đọc và ghi giá trị độ sâu lần 2.

Câu 2.

Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Sử dụng mặt nước nuôi thủy sản một cách hợp lí, hiệu quả, bền vững.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cải tiến, chọn lọc giống, thức ăn, kĩ thuật nuôi, xử lí môi trường và phòng trừ dịch bệnh tốt.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Thả các loài thủy sản quý hiếm vào môi trường nước để tăng nguồn lợi và ngăn chặn giảm sút trữ lượng, tăng cường bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái.

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học