Bài tập về phản xạ âm và chống ô nhiễm tiếng ồn lớp 7 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập về phản xạ âm và chống ô nhiễm tiếng ồn lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về phản xạ âm và chống ô nhiễm tiếng ồn.
1. Phương pháp giải
Bài toán 1: Bài tập định tính
Vận dụng các kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn trên đường truyền.
- Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là giây.
- Các vật cứng, phẳng, nhẵn thì phản xạ âm tốt.
- Các vật mềm, xốp, gồ ghề thì phản xạ âm kém.
- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn lớn và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
- Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: tác động vào nguồn âm, phân tán âm trên đường truyền, ngăn chặn đường truyền âm.
- Một số ứng dụng của phản xạ âm là: xác định độ sâu của biển; trong y học dùng máy siêu âm để khám bệnh; cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ phản xạ để tìm thức ăn.
Bài toán 2: Bài tập về sự phản xạ âm
Bước 1: Xác định đường truyền âm và các đại lượng đã biết
Bước 2: Sử dụng các công thức sau để giải bài toán
Trường hợp 1:
Gọi khoảng cách từ nguồn âm tới vật cản là d
Đường truyền âm là s = 2d
Thời gian nghe thấy âm phản xạ là
Trường hợp 2:
Gọi khoảng cách từ nguồn âm tới nơi nhận âm là d
Khoảng cách từ nguồn âm tới vật cản là s
Giả sử nơi nhận âm nhận được hai âm với thời gian chênh lệch là a giây.
Thời gian truyền âm từ nguồn âm tới nơi nhận âm là
Thời gian truyền âm từ nguồn âm tới vật cản và quay lại tới nơi nhận âm là
Lại có:
Khoảng cách từ nguồn âm tới nơi nhận âm là:
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng còi xe cứu thương.
B. Loa phát thanh vào buổi sáng.
C. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành.
D. Bệnh viện, trạm xá cạnh chợ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
A, B, C – âm thanh to chỉ phát ra một lúc rồi thôi nên chỉ là tiếng ồn chứ chưa gây ô nhiễm tiếng ồn.
Ví dụ 2: Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ sóng âm để đo độ sâu của biển. Sóng âm có tần số cao (siêu âm) từ con tàu trên mặt biển phát ra truyền tới đáy biển (Hình 14.3). Tại đó sóng âm bị phản xạ trở lại và được một thiết bị trên tàu ghi lại. Trong một phép đo độ sâu của đáy biển người ta ghi lại được từ lúc phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ là 1,2 s. Biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1 500 m/s. Tính độ sâu của đáy biển.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt:
t = 1,2 s
vnước = 1 500 m/s
Hỏi d = ?
Giải:
Quãng đường truyền âm là từ tàu tới đáy biển và từ đáy biển tới tàu: s = 2d
Độ sâu của đáy biển là:
Ví dụ 3: Một người đứng trên mép hòn đảo cách vách núi phía trước 3 000 m, giữa vách núi và hòn đảo có một chiếc tàu thủy neo đậu (Hình 14.2). Khi tàu hú còi, người này nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 4 s. Xác định khoảng cách từ tàu tới đảo. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt:
dngười đến núi = 3000 m
ttừ tàu tới núi tới đảo - ttừ tàu tới đảo = 4 s
vkk = 340 m/s
Hỏi dtàu tới đảo = ?
Giải:
Người đứng trên đảo nghe thấy hai tiếng còi:
+ Một âm là do âm truyền thẳng từ tàu tới đảo.
+ Một âm là do âm truyền từ tàu tới vách núi rồi phản xạ lại tới đảo
Gọi khoảng cách từ tàu tới đảo là d (m)
Khoảng cách từ tàu tới vách núi là 3000 – d (m)
Thời gian âm truyền thẳng từ tàu đến đảo là
Thời gian âm truyền từ tàu tới vách núi rồi phản xạ lại tới đảo là
Mà t2 - t1 = 4 s
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Người ta thường sử dụng những biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn?
A. Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.
B. Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.
C. Ngăn cản bớt tiếng ồn truyền tới tai.
D. Cả ba phát biểu trên.
Bài 2: Âm thanh nào dưới đây là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có tần số cao.
B. Những âm thanh to, kéo dài dội tới tai người nghe gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
C. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có biên độ lớn và tần số cao.
D. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có biên độ lớn.
Bài 3: Hai cậu bé đứng tại hai điểm A và B trước một tòa nhà cao (Hình 14.1). Khi cậu bé đứng ở A thổi to một tiếng còi thì cậu bé đứng ở B nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 1 s. Tốc độ truyền âm của tiếng còi là
A. 150 m/s.
B. 300 m/s.
C. 350 m/s.
D. 500 m/s.
Bài 4: Các vật phản xạ âm tốt là
A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn.
B. các vật cứng, có bề mặt xù xì.
C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.
D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn.
Bài 5: Ứng dụng của phản xạ âm là:
A. Xác định độ sâu của biển.
B. Trong y học dùng máy siêu âm để khám bệnh.
C. Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ phản xạ âm để tìm thức ăn.
D. Cả A, B, C.
Bài 6: Đứng trong một hành lang dài, cách một bức tường 12 m, một bạn gõ mạnh lên sàn nhà thì sau bao lâu bạn đó nghe được âm phản xạ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
A. 0, 71 (s).
B. 0,071 (s).
C. 0,051 (s).
D. 0,51 (s).
Bài 7: Cho các vật dụng sau: miếng xốp; đệm mút; mặt gương; mặt tấm kính; tấm kim loại như sắt, thép; áo len; cao su xốp; tường gạch; lá cây; vải dạ; vải nhung; gạch lỗ. Vật nào là vật phản xạ âm tốt?
A. Đệm mút, áo len, cao su xốp, vải dạ, vải nhung.
B. Mặt gương, mặt tấm kính, tấm kim loại như sắt, thép, gạch lỗ.
C. Mặt gương, mặt tấm kính, tấm kim loại như sắt, thép, tường gạch.
D. Đệm mút, áo len, cao su xốp, vải dạ, vải nhung, gạch lỗ.
Bài 8: Tại sao nói chuyện ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ) ta có thể nghe thấy tiếng nói rất rõ?
A. Vì mặt ao hồ phẳng lặng có khả năng phản xạ âm, nên khi nói chuyện gần ao hồ âm phản xạ và âm trực tiếp gần như đến cùng lúc.
B. Vì mặt ao hồ phẳng lặng có khả năng phản xạ âm, nên khi nói chuyện gần ao hồ âm phản xạ và âm trực tiếp đến tai người nghe cách nhau một khoảng thời gian.
C. Vì mặt ao hồ gợn sóng có khả năng phản xạ âm, nên khi nói chuyện gần ao hồ âm phản xạ và âm trực tiếp gần như đến cùng lúc.
D. Vì mặt ao hồ gợn sóng không có khả năng phản xạ âm, nên chỉ nghe được âm trực tiếp tới tai người nghe.
Bài 9: Yếu tố nào sau đây quyết định xuất hiện tiếng vang?
A. Độ to của âm.
B. Khoảng cách từ nguồn âm tới vật phản xạ âm.
C. Độ cao của âm.
D. Tần số âm.
Bài 10: Để xác định vị trí của những con mồi, cá heo sử dụng sóng gì?
A. Sóng hạ âm.
B. Sóng siêu âm.
D. Sóng thường.
C. Sóng ánh sáng.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 7 hay, chi tiết khác:
- Dạng bài tập về năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối
- Dạng bài tập về sự phản xạ ánh sáng
- Dạng bài tập tính chất của ảnh qua gương phẳng
- Dạng bài tập về nam châm
- Dạng bài tập về từ trường
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều