Bài tập tính chất của ảnh qua gương phẳng lớp 7 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập tính chất của ảnh qua gương phẳng lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập tính chất của ảnh qua gương phẳng.
1. Phương pháp giải
Bài toán 1: Bài tập định tính
Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
- Hình ảnh của vật nhìn thấy trong gương phẳng được gọi là ảnh của vật qua gương phẳng.
- Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng:
+ Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, có độ lớn bằng vật.
+ Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng.
- Dựng ảnh của vật qua gương phẳng:
+ Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia sáng phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
+ Ảnh của một vật sáng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
+ Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ của điểm sáng S khi các tia sáng phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi quả ảnh S’.
Bài toán 2: Dựng ảnh của một điểm sáng, một vật sáng qua gương phẳng
Có hai cách dựng ảnh của một điểm sáng, một vật sáng qua gương phẳng:
Cách 1: Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.
+ Bước 1. Từ S vẽ một chùm sáng được giới hạn bởi hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương.
+ Bước 2. Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ chùm tia sáng phản xạ được giới hạn bởi các tia sáng phản xạ I1R1 và I2R2 tương ứng.
+ Bước 3. Tìm giao điểm S’ của chùm phản xạ bằng cách kéo dài các tia sáng phản xạ (biểu diễn bằng nét đứt). Các đường này cắt nhau tại S’. S’ là ảnh ảo của S.
Khi đặt màn hứng chùm tia sáng phản xạ ta sẽ thấy ảnh S’ và có cảm giác như ánh sáng xuất phát từ S’ tới mắt ta.
+ Bước 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ta vẽ ảnh của các điểm đặc biệt trên ảnh sau đó nối các điểm ảnh cho ta ảnh của vật.
Cách 2: Dựa vào tính chất ảnh.
Chỉ cần lấy điểm đối xứng
- Ảnh S’ của S qua gương phẳng.
- Ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Chỉ ra phát biểu sai.
Ảnh của vật qua gương phẳng
A. là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật.
B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.
C. là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.
D. là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
B sai vì ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật.
Ví dụ 2: Hình nào sau đây dựng ảnh của vật theo tính chất ảnh của vật đối xứng qua gương phẳng?
A.
B.
C.
D. Cả A và C.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Trường hợp B sử dụng định luật phản xạ ánh sáng.
Ví đụ 3: Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng
A. bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
B. lớn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
C. nhỏ khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
D. Cả A, B, C.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Mặt của miếng bìa có hình cốc ở hình dưới đây được đặt đối diện với mặt phẳng gương. Hình nào dưới đây là ảnh của miếng bìa trong gương?
A.
B.
C.
D.
Bài 2: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’?
A. d = d' .
B. d>d' .
C. d D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật. Bài 3: Cho mũi tên AB đặt trước gương phẳng (hình dưới). Cách vẽ ảnh của mũi tên đúng là hình nào? A. . B. . C. . D. . Bài 4:Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn? A. Vì ảnh là nguồn sáng. B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn. C. Vì ảnh là vật sáng. D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. Bài 5: Một điểm sáng S đặt ở giữa hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và cách nhau 5 cm. Biết S phản xạ một lần và lần lượt trên G1 đến G2. Nếu S cách gương G1 2 cm. Thì ảnh được tạo ra bởi gương G2 cách gương G2 là bao nhiêu? A. 7 cm. B. 5 cm. C. 2 cm. D. 3 cm. Bài 6: Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm. Bài 7:Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54 cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng: A. 54 cm. B. 45 cm. C. 27 cm. D. 37 cm. Bài 8:Chọn phát biểu đúng? A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật. B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương. C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật. Bài 9: Trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo. b) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn ảnh. c) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có kích thước lớn hơn vật. d) Khoảng cách từ ảnh tới gương bằng khoảng cách từ vật tới gương. e) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn ảnh. A. a), d). B. d), e). C. b), c), d). D. a), d), e). Bài 10: Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt gương là 300. Góc tạo bởi ảnh của vật và mặt gương là bao nhiêu? A. 30o . B. 60o . C. 90o . D. 15o . Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 7 hay, chi tiết khác: Lời giải bài tập lớp 7 sách mới: