Bài tập về từ trường lớp 7 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập về từ trường lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về từ trường.
1. Phương pháp giải
Bài toán 1: Bài tập định tính
Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
- Từ trường là không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện. Biểu hiện cụ thể của từ trường là tác dụng lực lên vật liệu từ đặt trong nó.
- Từ phổ là hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm. Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.
- Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường. Mỗi đường sức từ có một chiều xác định, ở ngoài nam châm, chúng có chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ mau, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.
- Từ trường của Trái Đất:
+ Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
+ Theo qui ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau. Cực Nam địa lí không trùng cực Nam địa từ.
- La bàn:
+ Có cấu tạo thông thường gồm một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định và một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm. Trên mặt la bàn có các vạch chia độ từ 00 đến 3600 kèm theo các kí hiệu chỉ hướng.
+ Cách sử dụng la bàn xác định hướng địa lí:
Bước 1: Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.
Bước 2: Giữ la ban trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng Bắc trùng khít với vạch chữ N trên la bàn.
Bước 3: Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hướng trước mặt) so với hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.
Bài toán 2: Xác định môi trường có từ trường
Sử dụng kim nam châm thử để phát hiện ở đâu có từ trường và chiều từ trường tại đó. Khi kim nam châm lệch khỏi hướng bắc nam địa lí thì ở đó có từ trường khác từ trường của Trái Đất.
Bài toán 3: Xác định chiều của đường sức từ
Bước 1: Xác định hai cực của nam châm
Bước 2: Chiều đường sức từ xác định theo đặc điểm:
+ Ở ngoài thanh nam châm thẳng hay nam châm chữ U có chiều ra ở cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
+ Bên trong thanh nam châm thẳng có chiều đường sức từ đi từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm.
+ Bên trong nam châm chữ U có chiều đường sức từ đi từ cực Bắc sang cực Nam của nam châm.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên Hình 19.6 là mạnh nhất?
A. Vị trí 1.
B. Vị trí 2.
C. Vị trí 3.
D. Vị trí 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Từ trường mạnh nhất của thanh nam châm ở vị trí các đầu cực từ.
Ví dụ 2: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?
A. Ở vùng xích đạo.
B. Ở vùng Bắc Cực.
C. Ở vùng Nam Cực.
D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
Ví dụ 3: Không gian xung quanh nam châm luôn có
A. khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
B. từ trường.
C. khả năng kéo, đẩy các mạt sắt.
D. Cả A và B.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Không gian xung quanh nam châm luôn có
- khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
- từ trường.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Để nhận biết từ trường ta có thể dùng
A. kim nam châm có trục quay.
B. thanh nam châm được treo tự do.
C. la bàn.
D. Cả A, B, C.
Bài 2: Hai cực khác tên của hai nam châm thẳng hút nhau theo hình dưới đây. Đường sức từ được biểu diễn đúng ở hình nào?
Bài 3: Từ trường được trực quan hóa bằng hình ảnh của
A. mạt sắt được sắp xếp xung quanh thanh nam châm.
B. kim nam châm được sắp xếp xung quanh thanh nam châm.
C. mạt nhôm được sắp xếp xung quanh thanh nam châm.
D. Cả A và B.
Bài 4: Nhìn vào chiều của đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy phân biệt các cực và cho biết từ trường mạnh tại đâu?
A. Cực S tại A, N tại B và từ trường mạnh tại hai đầu A, B.
B. Cực S tại A, N tại B và từ trường chỉ mạnh tại A.
C. Cực S tại B, N tại A và từ trường chỉ mạnh tại B.
D. Cực S tại B, N tại A và từ trường mạnh tại hai đầu A, B.
Bài 5: Không gian xung quanh dây dẫn có dòng điện có
A. ánh sáng.
B. lực đẩy.
C. từ trường.
D. Cả A, B, C.
Bài 6: Cung cấp điện vào hai đầu của đoạn dây dẫn, đặt kim nam châm sao cho trục của kim nam châm song song với trục của dây dẫn. Khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy với kim nam châm?
A. Kim nam châm đứng yên.
B. Kim nam châm quay vòng tròn.
C. Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.
D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
Bài 7: La bàn là dụng cụ dùng để
A. xác định phương hướng.
B. xác định nhiệt độ.
C. xác định vận tốc.
D. xác định lực.
Bài 8: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Từ phổ là một hình ảnh trực quan về từ trường.
B. Biểu hiện cụ thể của từ trường là tác dụng lực đẩy lên vật liệu từ đặt trong nó.
C. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ thưa.
D. Cả ba phương án trên.
Bài 9: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về mỗi cực của Trái Đất.
Bài 10: Cách làm nào dưới đây giúp ta thu được hình ảnh của từ phổ?
A. Rải cát lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
B. Rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
C. Dùng kim nam châm xếp lên trên một tấm nhựa đặt trong từ trường của một thanh sắt.
D. Đặt thanh nam châm gần bức tường và rọi đèn vào thanh nam châm.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 7 hay, chi tiết khác:
- Dạng bài tập về năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối
- Dạng bài tập về sự phản xạ ánh sáng
- Dạng bài tập tính chất của ảnh qua gương phẳng
- Dạng bài tập về nam châm
- Dạng bài tập về nam châm điện
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều