Bài tập về sóng âm lớp 7 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập về sóng âm lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về sóng âm.

1. Phương pháp giải

Bài toán 1: Bài tập định tính

Vận dụng các kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

- Dao động là các chuyển động của vật qua lại quanh một vị trí cân bằng.

- Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

- Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

- Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.

- Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm.

+ Sóng âm truyền được trong các môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí.

+ Sóng âm không truyền được trong môi trường chân không.

Bài toán 2: Bài tập về sự truyền âm

Bước 1: Xác định môi trường truyền âm và các đại lượng đã biết

Bước 2: Sử dụng các công thức sau để giải bài toán

- Tính quãng đường truyền âm: s = v.t

- Tính thời gian truyền âm: t=sv

- Tính tốc độ truyền âm: v=st

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Âm thanh không thể truyền trong

A. chất lỏng.

B. chất rắn.

C. chất khí.

D. chân không.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Âm thanh không thể truyền trong chân không.

Ví dụ 2: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5 s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là

A. 1,7 km.

B. 68 km.

C. 850 m.

D. 68 m.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là

s = v.t = 340 . 5 = 1700 m = 1,7 km.

Ví dụ 3: Một người dùng búa gõ vào đường ray xe lửa, một người khác đứng cách đó 432 m và áp một tai vào đường ray xe lửa thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 1,2 s. Xác định tốc độ truyền âm trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong thép là 6 100 m/s.

Hướng dẫn giải

Tóm tắt:

s = 432 m

tkhông khí - tthép = 1,2 s

vthép = 6 100 m/s

Hỏi vkhông khí = ?

Giải:

- Thời gian âm truyền trong thép là

tthép = svthep'=43261000,0708 s

- Thời gian âm truyền trong không khí là

tkhông khí = tthép + 1,2 = 0,0708 + 1,2 = 1,2708 s

- Tốc độ truyền âm trong không khí là

vkhông khí = svkk=4321,2708339,9 m/s

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?

A. Màng loa.

B. Thùng loa.

C. Dây loa.

D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.

Bài 2: Âm thanh không truyền được

A. trong thủy ngân.

B. trong khí hydrogen.

C. trong chân không.

D. trong thép.

Bài 3: Khái niệm nào về sóng là đúng?

A. Sóng là sự lan truyền âm thanh.

B. Sóng là sự lặp lại của một dao động.

C. Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

D. Sóng là sự lan truyền chuyển động cơ trong môi trường.

Bài 4: Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve. Câu giải thích nào sau đây là hợp lý?

A. Do chúng vừa bay vừa kêu.

B. Do chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt.

C. Do hơi thở của chúng mạnh đến mức phát âm thanh.

D. Do những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh.

Bài 5: Trong một cơn mưa giông, ta nghe thấy tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp 6 s. Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, coi ta nhìn thấy tia sét ngay sau khi tia sét xuất hiện thì tia sét xuất hiện cách ta

A. 2040 m.

B. 850 m.

C. 68 m.

D. 136 m.

Bài 6: Trong trò chơi sau đây, vật nào phát ra âm thanh?

Bài tập về sóng âm lớp 7 (cách giải + bài tập)

A. Sợi dây cao su.

B. Bàn tay.

C. Không khí.

D. Cả A, B, C.

Bài 7: Ta nghe được tiếng nói của diễn viên trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?

A.Người diễn viên phát ra âm.

B.Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm.

C.Màn hình tivi dao động phát ra âm.

D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm.

Bài 8: Âm thanh được tạo ra nhờ

A. Nhiệt.

B. Điện.

C. Ánh sáng.

D. Dao động.

Bài 9: Một người nghe thấy tiếng sáo phát ra từ người thổi sáo trong 1s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Hỏi người đó đứng cách người thổi sáo một khoảng là

A. 340 m.

B. 170 m.

C. 340 km.

D. 170 km.

Bài 10: Vật nào sau đây được gọi là nguồn âm?

A. Cây súng.

B. Cái còi đang thổi.

C. Cái trống.

D. Âm thoa.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 7 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học