Bài tập về độ to và độ cao của âm lớp 7 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập về độ to và độ cao của âm lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về độ to và độ cao của âm.

1. Phương pháp giải

Bài toán 1: Bài tập định tính

Vận dụng các kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

- Biên độ dao động của nguồn âm là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của vật khi dao động.

- Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.

- Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn và ngược lại.

- Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị của tần số là Héc (Hz).

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn và ngược lại.

- Tai người chỉ nghe được những sóng âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz.

- Sóng âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz được gọi là siêu âm.

- Sóng âm có tần số dưới 20 Hz được gọi là hạ âm.

Bài toán 2: Bài tập về tần số

Bước 1: Xác định các đại lượng được cho: số dao động, thời gian dao động, tần số.

Bước 2: Sử dụng các công thức:

- Tính tần số:

Bài tập về độ to và độ cao của âm lớp 7 (cách giải + bài tập)

- Tính số dao động: Số dao động = tần số . thời gian dao động

- Tính thời gian dao động:

Bài tập về độ to và độ cao của âm lớp 7 (cách giải + bài tập)

Bước 3: So sánh tần số, âm nào có tần số lớn hơn thì phát ra to hơn (nếu có).

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số?

A. Kilomet (km).

B. Mét (m).

C.Héc (Hz).

D.Kilogam (kg).

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Đơn vị của tần số là Héc (Hz).

Ví dụ 2: Một vật dao động với tần số 50 Hz, vậy số dao động của vật trong 5 giây sẽ là:

A. 10.

B. 55.

C. 250.

D. 45.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Số dao động của vật trong 5 giây sẽ là: 50.5 = 250 (dao động).

Ví dụ 3: Khái niệm nào về biên độ dao động là đúng?

A. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí gần nhau nhất.

B. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất.

C. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.

D. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí gần nhất của chuyển động.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì

A. gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn.

B. gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.

C. gõ mạnh làm thành trống dao động mạnh hơn.

D. gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn.

Bài 2: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50 Hz và một vật khác phát ra âm có tần số 90 Hz. Vật nào dao động nhanh hơn?

A. Âm có tần số 50 Hz dao động nhanh hơn.

B. Âm có tần số 90 Hz dao động nhanh hơn.

C. Hai âm dao động nhanh như nhau.

D. Hai âm có số dao động bằng nhau.

Bài 3: Chọn phát biểu đúng?

A. Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó.

B. Đơn vị tần số là giây (s).

C. Tần số là đại lượng không có đơn vị.

D. Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.

Bài 4: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

A. Trong 30 s, con lắc thực hiện được 1 500 dao động.

B. Trong 10 s, mặt trống thực hiện được 1 000 dao động.

C. Trong 2 s, dây đàn thực hiện được 988 dao động.

D. Trong 15 s, dây cao su thực hiện được 1 900 dao động.

Bài 5: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?

A. Khi âm phát ra với tần số cao.

B. Khi âm phát ra với tần số thấp.

C. Khi âm nghe to.

D. Khi âm nghe nhỏ.

Bài 6: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Tần số dao động.

B. Tốc độ dao động.

C. Thời gian dao động.

D. Biên độ dao động.

Bài 7: Chọn phát biểu không đúng?

A. Tai người chỉ có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định.

B. Đơn vị của tần số là héc (Hz).

C. Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau.

D. Căn cứ vào tần số ta chưa thể so sánh được độ cao của âm.

Bài 8: Trên đàn ghi ta, dây to thường phát ra âm trầm, dây nhỏ (mảnh) thường phát ra âm cao, giải thích nào sau đây là đúng?

A. Dây to dao động số lần ít hơn dây nhỏ.

B. Dây to dao động yếu hơn dây nhỏ.

C. Trong một giây thì dây to dao động nhiều lần hơn dây nhỏ.

D. Trong một giây thì dây to dao động ít lần hơn dây nhỏ.

Bài 9: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?

A. Khi vật dao động mạnh hơn.

B. Khi vật dao động chậm hơn.

C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.

D. Khi tần số dao động lớn hơn.

Bài 10: Biên độ dao động của âm càng lớn khi

A. vật dao động với tần số càng lớn.

B. vật dao động càng nhanh.

C. vật dao động càng chậm.

D. vật dao động càng mạnh.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 7 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học