Bài tập về tốc độ của vật lớp 7 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập về tốc độ của vật lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về tốc độ của vật.

1. Phương pháp giải

Bài toán 1: Bài tập định tính

Vận dụng các kiến thức trọng tâm sau để làm các câu hỏi lí thuyết:

- Tốc độ của vật là đại lượng cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động, được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính tốc độ: v=st

Trong đó: s là quãng đường vật đi được; t là thời gian vật đi được hết quãng đường s;

v là tốc độ chuyển động của vật.

- Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị của quãng đường và đơn vị của thời gian. Đơn vị đo tốc độ trong hệ đo lường chính thức của nước ta là m/s và km/h.

1 m/s = 3,6 km/h

- Trong thực tế, tốc độ chuyển động của vật thường thay đổi nên v=st còn được gọi là tốc độ trung bình của chuyển động.

- Để đo tốc độ người ta có thể dùng đồng hồ bấm giây, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện hoặc thiết bị bắn tốc độ.

- Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông:

+ Người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.

+ Người tham gia giao thông vừa phải có ý thức thực hiện an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

+ Để đảm bảo an toàn, người tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định về tốc độ khi tham gia giao thông.

Bài toán 2: Xác định các đại lượng s, v, t.

Vận dụng các bước sau để giải:

Bước 1: Tóm tắt bài toán, xác định các đại lượng bài toán cho s, v, t.

Bước 2: Tìm đại lượng còn lại theo một trong các công thức sau:

v=st; s=v.t; t=sv

Bài toán 3: Tốc độ trong an toàn giao thông

- Áp dụng quy tắc “ 3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ đã biết thông qua công thức: s = 3.v

- So sánh tốc độ xe đang đi với tốc độ giới hạn để biết xe có vượt quá giới hạn tốc độ cho phép hay không.

Công thức tính tốc độ: v=st

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải

A. có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.

B. có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

C. chỉ cần đi chậm, không cần quan sát tín hiệu, biển báo.

D. Cả A và B đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:

- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông

- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Ví dụ 2: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống: …?... km/h = 15 m/s.

A. 45.

B. 54.

C. 15.

D. 51.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta áp dụng cách qui đổi 1 m/s = 3,6 km/h, 1km/h = 136m/s .

54 km/h = 15 m/s.

Ví dụ 3: Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là

A. 8 h.

B. 16 h.

C. 24 h.

D. 32 h.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta áp dụng công thức v=stt=sv

Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là t=sv=88055=16 h

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tốc độ?

A. km.s.

B. m/s.

C. m.phút.

D. s/m.

Bài 2. Để xác định tốc độ chuyển động, người ta phải đo những đại lượng nào và dùng các dụng cụ nào để đo?

A. Đo độ dài dùng thước và đo thời gian dùng đồng hồ.

B. Đo độ dài dùng đồng hồ.

C. Đo thời gian dùng thước.

D. Đo độ dài dùng đồng hồ và đo thời gian dùng thước.

Bài 3. Một xe đạp đi với vận tốc 14 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?

A. Thời gian đi của xe đạp.

B. Quãng đường đi của xe đạp.

C. Xe đạp đi 1 giờ được 14 km.

D. Mỗi km xe đạp đi trong 14 giờ.

Bài 4.Một chiếc ô tô và một chiếc xe máy được phát hiện bởi thiết bị bắn tốc độ, chạy từ vạch mốc 1 và vạch mốc 2 cách nhau 5 m thời gian ô tô chạy giữa hai vạch mốc là 0,2 s và thời gian xe máy chạy giữa hai vạch mốc là 0,3 s. Nếu tốc độ giới hạn là 24 m/s thì nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Ô tô và xe máy đều vượt quá tốc độ cho phép.

B. Ô tô và xe máy đều không vượt quá tốc độ cho phép.

C. Ô tô vượt quá tốc độ cho phép, xe máy không vượt quá tốc độ cho phép.

D. Ô tô không vượt quá tốc độ cho phép, xe máy vượt quá tốc độ cho phép.

Bài 5. An đạp xe từ nhà đến trường mất 10 phút, biết tốc độ của An là 2 m/s. Tính quãng đường từ nhà An đến trường?

A. 120 m.

B. 1,2 m.

C. 12 km.

D. 1,2 km.

Bài 6. Một ô tô rời bến A lúc 6 h đến bến B lúc 7h30min. Biết quãng đường từ bến A đến bến B là 90 km. Tính tốc độ của ô tô khi đi từ A đến B?

A. 90 m/s.

B. 36 km/h.

C. 25 m/s.

D. 60 km/h.

Bài 7. Tốc độ là đại lượng cho biết

A. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

B. quỹ đạo chuyển động của vật.

C. hướng chuyển động của vật.

D. nguyên nhân vật chuyển động.

Bài 8. Một xe ô tô đang chạy trên đường cao tốc với tốc độ 80 km/h, xác định khoảng cách an toàn của xe theo quy tắc “ 3 giây’’.

A. 240 m.

B. 240 km.

C. 66,67 m.

D. 80 m.

Bài 9. Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?

A. Thiết bị bắn tốc độ.

B. Tốc kế.

C.Lực kế.

D. Cả A, B đều được.

Bài 10. Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 10 m/s = …. km/h.

A. 0,36 km/h.

B. 3,6 km/h.

C. 36 km/h.

D. 360 km/h.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 7 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học