Bài tập Đo thể tích chất lỏng (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6

Với bài tập trắc nghiệm Đo thể tích chất lỏng (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Đo thể tích chất lỏng (phần 2).

Câu 1 : Đơn vị nhỏ nhất để đo thể tích của chất lỏng là cc.

1 cc bằng:

A. 1 ml

B. 0,001 l

C. 1 cm3.

D. Cả A, B, C cùng đúng

Đáp án D

Giải thích: Đổi đơn vị 1 ml = 0,001 l = 0,001 dm3 = 1 cm3 = 1 cc

Câu 2 : Đồng hồ nước là một dụng cụ để đo lượng nước tiêu thụ trong tháng. Em thường nghe người lớn nói: “tháng này tiêu thụ 30 khối nước”, 1 khối = 1 m3 =

A. 100 l

B. 1000 l

C. 10 000 l

D. 100 dm3

Đáp án B

Giải thích: Đổi đơn vị 1 m3 = 1000 lít = 1000 dm3

Câu 3 : Mỗi lần hiến máu nhân đạo, người ta có thể hiến 250 cc máu

A. 0,25 lít

B. 0,025 dm3

C. 0,025 lít

D. 0,0025 lít

Đáp án A

Giải thích: Đổi đơn vị : 1 lít = 1000 ml = 1000 cc.

Vậy 250 cc = 250ml = 0,25 lít.

Câu 4 : Để đọc giá trị thể tích của nước trong bình chia độ, ta đặt mắt như thế nào?

A. Đặt mắt ngang bằng với mực nước trong bình.

B. Đặt mắt ở phía dưới mực chất lỏng và ngước lên trên.

C. Đặt mắt ở phía trên mực chất lỏng và nhìn xiên xuống dưới.

D. Đặt mắt như thế nào miễn là đọc được mực chất lỏng là được.

Đáp án A

Giải thích: Để đọc chính xác thể tích nước trong bình chia độ ta cần đặt mắt ngang bằng với mực nước trong bình.

Câu 5 : Câu nàọ sau dây đúng khi nói về quy tắc đặt bình chia độ:

A. Đặt bình sao cho mực chất lỏng nghiêng về các cạnh trên bình để dễ đọc kết quả.

B. Đặt bình sao cho mực chất long nghiêng về các số được in trên bình.

C. Đặt bình chia độ thẳng đứng so với phương nằm ngang.

D. Đặt bình thế nào cũng được, miễn là mực chất lỏng trong bình ổn định.

Đáp án C

Giải thích: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần đặt bình sao cho bình chia độ thẳng đứng so với phương nằm ngang. Để mực chất lỏng trong bình ổn định (không bị sóng sánh) rồi đặt mắt ngang với mực chất lỏng trong bình để đọc giá trị đo.

Câu 6 : Trên một bình chia độ có ghi cm3. Chỉ số bé nhất và lớn nhất là 0 và 400 người ta đếm có tất cả 41 vạch chia. Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ nói trên là:

A. 10 cm3

B, 0,01 l

C. 0,1 l

D. A và B đúng.

Đáp án D

Giải thích: Trên thân bình ghi cm3 tức là đơn vị đo của bình là cm3. Giá trị lớn nhất trên bình là 400 tức là GHĐ của bình là 400 cm3. Tất cả có 41 vạch chia tức là có 40 khoảng giữa hai vạch chia liên tiếp. Vậy ĐCNN của bình là 400 cm3 : 40 = 10 cm3.

Vì 1 cm3 = 0,001 l nên 10 cm3 = 0,01 l.

Nên cả đáp án A và B đều đúng. ĐCNN của bình là 10 cm3 = 0,01l.

Câu 7 : Trên mỗi lon nước ngọt có ghi 330 ml. Số liệu này có nghĩa là:

A. Dung tích lon là 330 ml.

B. Lượng nước ngọt chứa trong lon là 330 ml.

C. Thể tích lon là 330 ml.

D. Cả A, B, C cùng đúng.

Đáp án D

Giải thích: Trên thân lon nước ngọt ghi 330 ml chính là thể tích của lượng nước ngọt chứa trong lon. Nhưng ta thấy nước ngọt được chứa đầy trong lon, vì vậy dung tích của lon cũng là 330 ml. Mặt khác, vỏ lon rất mỏng, có thể bỏ qua thể tích vỏ lon, nên thể tích của lon nước cũng là 330 ml.

Câu 8 : Nếu Nam khui một lon nước ngọt và uống mất một hụm, để biết được lượng nước ngọt còn lại trong lon, Nam nên dùng bình chia độ nào sau đây là hợp lý nhất

A. Bình có GHĐ 1000 ml và ĐCNN là 10 ml.

B. Bình có GHĐ 500ml và ĐCNN là 5ml.

C. Bình có GHĐ 350ml và ĐCNN là 2ml.

D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN là 2ml.

Đáp án C

Giải thích: Vì lon nước ngọt có dung tích 330 ml, Nam đã uống một hụm nên thể tích nước còn lại dưới 330ml, nhưng lớn hơn 100ml, vì vậy ta nên chọn bình chia độ có GHĐ lớn hơn gần nhất với 330 ml, tức là loại bình có GHĐ 350 ml. Để kết quả đo chính xác thì chọn loại có ĐCNN nhỏ 2ml.

Câu 9 : Những sai số nào sau đây trong phép đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, mà ta không thể nào làm giảm thiểu sai số được:

A. Bình chia độ đặt nghiêng.

B. Mặt thoáng của chất lỏng bị sóng sánh.

C. Các vạch chia không đều nhau.

D. Đặt mắt nhìn nghiêng.

Đáp án C

Giải thích: Sai số do dụng cụ đo như vạch chia không đều nhau ta không khắc phục được. Các sai số do phương pháp đo chưa đúng như đặt bình chia độ nghiêng, đặt mắt nhìn nghiêng, …ta có thể điều chỉnh để giảm thiểu sai số bằng cách thực hiện các thao tác đúng.

Câu 10 : Những nguyên nhân nào sau đây tạo ra sai số trong phép đo thể tích của chất lỏng:

A. Thành bình chia độ có độ dày không đều.

B. Các vạch chia không đều nhau.

C. Trên thành bình có in 20°C, nhiệt độ phòng là 32°C.

D. Cả 3 nguyên nhân nói trên.

Đáp án D

Giải thích: Các sai số ảnh hưởng đến kết quả đo do bản thân dụng cụ đo như thành bình có độ dày mỏng không đều, các vạch chia không đều nhau. Ngoài ra nhiệt độ môi trường cũng gây sai số cho phép đo. Nhiệt độ trên thành bình in 20oC, nếu nhiệt độ phòng khác nhiệt độ này sẽ gây ảnh hưởng đến thể tích chất lỏng và thể tích bình chia độ.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học