Bài tập Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực (phần 2).
Câu 1 : Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó.
B. Lực tác dụng lên một vật làm vật đó chuyển động.
C. Lực tác dụng lên một vật làm vật đó bị biến dạng.
D. Khi đánh tennis, lưới vợt đã tác dụng lên quả bóng một lực làm quả bóng bị biến dạng.
Đáp án B
Lực tác dụng lên một vật làm vật bị biến dạng hoặc thay đổi chuyển động. Khi đánh Tennis, lưới vợt tác dụng lên quả bóng một lực, làm quả bóng bị biến dạng, đồng thời thay đổi chuyển động của quả bóng.
Đáp án sai là B, lực tác dụng lên một vật có thể không làm vật đó chuyển động.
Câu 2 : Những trường hợp chuyển động nào sau đây được xem như không biến đổi:
A. Xe ôtô bắt đầu chuyển động
B. Phi thuyền bắt đầu rời bệ phóng
C. Xe ôtô đang chuyển động đều (chạy với vận tốc không đổi) trên xa lộ.
D. Xe đang xuống một con dốc.phố, tài xế bắt đầu tăng tốc chạy trên xa lộ.
Đáp án C
Giải thích: Trong quá trình xe ô tô bắt đầu chuyển động, hay khi đang lên dốc, xuống dốc… thì vận tốc của xe thay đổi, lực tác dụng lên xe làm thay đổi chuyển động của xe. Khi xe đã chạy đều với vận tốc không đổi thì coi như chuyển động đều, không thay đổi. Phi thuyền bắt đầu rời bệ phóng, vận tốc của nó tăng dần nên chuyển động là biển đổi.
Câu 3 : Những trường hợp nào sau đây được xem như chuyển động bị biến đổi:
A. Xe đang chạy trên đường thẳng thì giảm tốc đi vào khúc quanh.
B. Xe đang chạy lên một con dốc.
C. Xe vừa chạy ra khỏi thành
D. Cả A, B, C đều là những trường hợp chuyển động bị biến đổi.
Đáp án D
Giải thích: Khi xe đang chạy trên đường thẳng mà giảm tốc thì tức là vận tốc thay đổi, chuyển động của xe bị thay đổi. Khi xe bắt đầu tăng tốc hay lên dốc thì tốc độ của xe thay đổi nên chuyển động của xe thay đổi.
Câu 4 : Quan sát một viên đá được bắn lên từ chiếc ná. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Trọng lực làm viên đá rơi xuống đều
Lan: Trọng lực làm viên đá rơi xuống chậm dần.
Chi: Trọng lực làm viên đá rơi xuống nhanh dần.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả Bình, Lan, Chi cùng đúng.
Đáp án C
Giải thích: Trong quá trình viên đá rơi xuống, nó chỉ chịu tác dụng của trọng lực, nó rơi xuống nhanh dần.
Câu 5 :
Quan sát hiện tượng: Thả một viên đá vào một bình đựng đầy nước, viên đá rơi từ từ, từ từ xuống đáy bình (chậm dần).
Giải thích: Viên đá rơi từ từ xuống đáy bình (chuyển động chận dần) là do viên đá đã bị lực cản của nước (sau này lên lớp 8, lực đó gọi là lực đẩy Archimède) cản lại.
A. Hiện tượng đúng, giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng, giải thích sai.
C. Hiện tượng sai, giải thích sai.
D. Hiện tượng sai, giải thích đúng.
Đáp án C
Giải thích:
Hiện tượng: Thả một viên đá vào một bình đựng đầy nước, viên đá rơi từ từ, từ từ xuống đáy bình, vậy viên đá chuyển động đều (không biến đổi chuyển động).
Giải thích: Viên đá chịu tác dụng của hai lực: trọng lực và lực đẩy Acsimet (do nước tác dụng – Vật lý lớp 8). Hai lực này cân bằng nhau nên vật chuyển động đều.
Câu 6 : Quan sát một vật chuyển động theo phương thẳng đứng. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Trọng lực luôn luôn làm vật chuyển động nhanh dần đều.
Lan: Trọng lực luôn luôn làm vật chuyển động chậm dần đều.
Chi: Trọng lực làm vật chuyển động nhanh dần hay chậm dần tùy thuộc vào chiều chuyển động của vật đó.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chi có Chi đúng.
D. Cả Bình, Lan, Chi cùng sai.
Đáp án C
Giải thích:
Một vật chuyển động theo phương thẳng đứng, nếu hướng xuống (rơi tự do) thì trọng lực làm cho vật chuyển động nhanh dần (lực cùng phương với chiều chuyển động của vật), nếu chuyển động hướng lên (bị ném lên) thì trọng lực làm vật chuyển động chậm dần (vì lực có phương ngược với chiều chuyển động của vật)
Câu 7 : Trong trò chơi bi-a. Khi viên bi trắng đến va chạm vào viên bi đỏ, tìm câu sai trong các câu sau:
A. Chỉ có bi đỏ mới bị biến đổi chuyển động.
B. Cả hai viên bi đều bị biến đổi chuyển động.
C. Cả hai bi đều tác dụng lực lẫn nhau.
D. Lực mà hai viên bi tác dụng lẫn nhau là hai lực có độ lớn bằng nhau.
Đáp án A
Giải thích: Khi hai viên bi va chạm với nhau thì viên bi trắng và đỏ đều bị thay đổi chuyển động. Hai viên bi tương tác với nhau, bi trắng tác dụng lực lên bi đỏ thì bi đỏ cũng tác dụng lực lên bi trắng. Hai lực này cùng phương, cùng độ lớn, ngược chiều, nhưng không phải là hai lực cân bằng vì chúng tác dụng vào hai vật khác nhau.
Vì vậy kết luận A, chỉ bi đỏ thay đổi chuyển động là sai.
Câu 8 : Trong mỗi lần sút phạt trực tiếp, lực đá của cầu thủ vào quả bóng làm bóng...
A. Chỉ biến đổi chuyển dộng.
B. Vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng.
C. Chỉ bị biến dạng.
D. Tùy vào lực đá mạnh hay nhẹ.
Đáp án B
Giải thích: Do quả bóng được làm bằng da, bơm hơi căng, nên nó có tính đàn hồi, khi cầu thủ đá, lực sẽ làm quả bóng thay đổi chuyển động và bị biến dạng.
Câu 9 : Trường hợp nào sau đây, lực chỉ làm biến đổi chuyển động hoặc chỉ bị biến dạng:
A. Đánh mạnh quả banh Tennis vào tường.
B. Đá mạnh vào một trái bóng.
C. Ấn hay kéo các lò xo lá tròn, lò xo ruột gà trong hình 6.1 và 6.2 SGK.
D. Ấn mạnh hai quả bóng cao su vào với nhau rồi buông tay.
Đáp án C
Giải thích: Các trường hợp đánh quả bóng, đá bóng hay ép hai quả bóng vào nhau rồi buông tay thì các lực xuất hiện làm quả bóng vừa bị biến dạng vừa bị thay đổi chuyển động.
Đối với các lò xo, no đã được cố định một đầu, nên khi ấn hay kéo chỉ làm lò xo bị biến dạng.
Câu 10 : Khi giương cung, lực kéo của cánh tay làm:
A. Cánh cung bị biến dạng.
B. Mũi tên bị biến dạng.
C. Mũi tên bị biến đổi chuyển động.
D. Mũi tên vừa bị biến dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
Đáp án A
Giải thích: Khi mới giương cung lên, tay ta kéo cánh cung, tác dụng lực làm cánh cung biến dạng.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 9: Lực đàn hồi (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng (phần 2)
- Bài tập Lực, tác dụng của lực cực hay, chi tiết
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều