Bài tập Lực, tác dụng của lực cực hay, chi tiết
Bài viết Lực, tác dụng của lực với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lực, tác dụng của lực.
Câu 1 : Để nâng một vật có khối lượng 200 kg lên cao, ta phải có một lực:
A. Lớn hơn 2000 N
B. Nhỏ hơn 2000 N
C. Bằng 2000 N
D. Lớn hơn 1500 N và nhỏ hơn 2000 N
Đáp án C
Giải thích: Để nâng một vật lên cao, cần một lực ít nhất bằng trọng lượng của vật. P = 10m = 10.200 = 2000 N.
Câu 2 : Giả sử có 4 người có sức lực như nhau, hợp sức lại để nâng vật nói trên. Tối thiểu, mỗi người phải góp một lực:
A. 500 N
B. 600 N
C. 400 N
D. 250 N
Đáp án A
Giải thích: Vì tối thiểu cần một lực 2000N để nâng vật, vì vậy nếu có 4 người hợp sức thì ít nhất mỗi người phải góp là 2000:4 = 500N
Câu 3 : Sau một buổi đi chợ, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Cân Robecvan (cân đĩa) là một máy cơ đơn giản.
Lan: Cân đòn là máy cơ đơn giản mới đúng.
Chi: Theo mình cả cân đồng hồ cũng là một máy cơ đơn giản.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả Bình, Lan cùng đúng.
Đáp án D
Giải thích:
Cân đồng hồ sử dụng lực đàn hồi để xác định trọng lượng của vật, từ đó xác định khối lượng vật. Cân đồng hồ không phải là máy cơ đơn giản.
Cân Robec van hay cân đòn là các ứng dụng của đòn bẩy.
Câu 4 : Những dụng cụ nào sau đây có áp dụng máy cơ đơn giản:
A. Xe cút kít đẩy (hoặc) kéo hàng.
B. Đồ mở-nắp chai bia, chai nước ngọt.
C. Triền dốc để dắt xe lên lề đường cao.
D. Cả A,B, C đều là những máy cơ dơn giản.
Đáp án D
Giải thích:
Xe cutkit là ứng dụng của đòn bẩy, Đồ mở nắp chai bia, chai nước ngọt là ứng dụng của đòn bẩy, triền dốc để dắt xe lên lề đường là mặt phẳng nghiêng.
Tất cả đều là ứng dụng của máy cơ đơn giản.
Câu 5 : Những dụng cụ nào sau đây không là những máy cơ đơn giản:
A. Xe máy cày.
B. Tấm ván được đặt nghiêng để đưa hàng lên xe tải.
C. Đường dẫn xuống tầng hầm để xe ở những cửa hàng, khách sạn lớn.
D. Cả A, B, C đều không là những máy cơ đơn giản.
Đáp án A
Giải thích: Tấm ván đặt nghiêng để đưa hàng lên xe tải hay đường dẫn xuống tầng hầm để xe ở những cửa hàng, khách sạn là mặt phẳng nghiêng.
Máy cày không phải là máy cơ đơn giản.
Câu 6 : Hình vẽ 13.2 (SGK) vẽ 4 em nhỏ đang kéo một chiếc ống cống lên khỏi một hố sâu. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Cả 4 em đang sử dụng nguyên tắc của một máy cơ đơn giản.
B. Không có một máy cơ đơn giản nào được ứng dụng trong hình.
C. Tổng lực kéo của 4 em nhỏ không cần thiết phải bằng hoặc lớn hơn trọng lượng ống.
D. Vì kéo ở cả 2 đầu dây, nên tổng lực kéo của 4 em chỉ cần bằng nửa trọng lượng ống là đủ.
Đáp án B
Giải thích:
4 em trong hình kéo ống lên trực tiếp, không dùng máy cơ đơn giản nào.
Câu 7 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Máy cơ đơn giản là ròng rọc.
B. Máy cơ đơn giản là một mặt phẳng nghiêng.
C. Máy cơ đơn giản là đòn bẩy.
D. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là những máy cơ đơn giản.
Đáp án D
Giải thích: Có các máy cơ đơn giản là: đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc.
Câu 8 : : Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng lên ô tô tải.
B. Người ta dùng đòn bẩy để đưa vật liệu xây dựng lên tầng cao.
C. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng trên xe tải xuống.
D. Người ta cũng dùng ròng rọc để đưa hàng từ trên tầng cao xuống đất.
Đáp án B
Giải thích: Để đưa vật liệu xây dựng lên tầng cao cần dùng ròng rọc.
Câu 9 : Chọn câu sai:
A. Pa lăng để đưa vật liệu xây dựng lên cao là máy cơ đơn gỉản.
B. Máy bơm nước cũng là một máy cơ đơn giản.
C. Cần trục để kéo nước từ dưới giếng đào lên là máy cơ đơn giản.
D. Kẹp gắp đá (đá uống nước) là máy cơ đơn giản.
Đáp án B
Giải thích:
Pa – lăng (hệ ròng rọc) là máy cơ đơn giản, cần trục và kẹp gắp đá là ứng dụng của đòn bẩy – một máy cơ đơn giản. Máy bơm nước không phải là máy cơ đơn giản.
Câu 10 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được nhanh hơn.
B. Dùng Chọn câu đúng trong các câu sau:máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được dễ dàng và nhẹ nhàng hơn
C. Dùng máy cơ đơn giản chẳng giúp gì được cho ta mà trái lại làm ta thực hiện công việc phức tạp hơn, qua nhiều giai đoạn hơn.
D. Máy cơ đơn giản chỉ duy nhất giúp ta đưa hàng hóa, vật liệu lên cao được nhẹ nhàng hơn mà thôi.
Đáp án B
Giải thích: Các máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 14: Mặt phẳng nghiêng (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 15: Đòn bẩy (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 16: Ròng rọc (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 17: Tổng kết chương I: Cơ học (phần 2)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều