Bài tập Lực - Hai lực cân bằng (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Lực - Hai lực cân bằng (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Lực - Hai lực cân bằng (phần 2).
Câu 1 : Quan sát hình 6.1 và 6.2 trong SGK, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Khi ta đẩy (đẩy xe vào) hay kéo (kéo xe ra) chỉ có xe mới tác dụng lên lò xo lá tròn và lò xo ruột gà một lực.
Lan: Chỉ có lò xo trong cả 2 trường hợp cùng tác dụng lên xe một lực mới đúng. Điển hình khi buông tay, xe sẽ bị đẩy ra xa (hình 6.1 hoặc bị kéo vào (hình 6.2)
Chi: Cả xe và lò xo cùng tắc dụng lực lên nhau (tác dụng lẫn nhau). Xe tác dụng lực lên lò xo và đồng thời lò xo cũng tác dụng lực lên xe.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả A, B, C cùng saỉ.
Đáp án C
Giải thích: Khi ta đẩy hay kéo xe, thì xe tác dụng lên lò xo 1 lực, làm lò xo bị dãn hoặc bị nén. Ngược lại, lò xo cũng tác dụng lên xe 1 lực, nên kết quả là khi buông tay ra, xe bị lò xo đẩy ra xa hoặc kéo vào.
Do đó chỉ có Chi nói đúng, xe và lò xo tương tác lẫn nhau, tác dụng lực lên nhau.
Câu 2 : Cũng quan sát hình 6.1 và 6.2 (SGK), tìm câu đúng trong cốc câu sau:
A. Lực mà lò xo tác dụng lên xe trong 2 trường hợp cùng có phương song song với mặt bàn.
B. Lực mà lò xo tác dụng lên xe trong trường hợp 1 (hình 6,1) có chiều hướng ra ngoài và lực mà lò xo tác dụng lên xe trong trường hợp 2 (hình 6.2) có chiều hướng vào trong.
C. Hai lực này có độ lớn bằng nhau.
D. A và B đúng.
Đáp án D
Giải thích: Lò xo đặt song song với mặt bàn, lực mà lò xo tác dụng lên xe có phương song song với mặt bàn.
Trong trường hợp 1, ta đẩy xe, ép lò xo lại, nên lực mà lò xo tác dụng lên xe hướng ra ngoài (kết quả là khi buông tay, xe bị đẩy ra ngoài).
Trong trường hợp 2, ta kéo lò xo dãn ra, nên lực mà lò xo tác dụng lên xe hướng vào trong (kết quả là khi buôn tay, xe bị kéo vào trong).
Hai kết luận A và B đúng.
Câu 3 : Đưa 1 thanh nam châm đến gần một quả nặng bằng sắt treo bởi 1 sợi dây (Hình 6.3 SGK) quả nặng bị nam châm hút.
A. Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực.
B. Quả nặng đã tác dụng lên nam châm một lực.
C. Hai lực này cùng phương cùng chiều với nhau.
D. A và B đúng.
Đáp án D
Giải thích: Khi đưa nam châm lại gần quả nặng bằng sắt thì nó hút quả nặng, ngược lại, quả nặng cũng hút nam châm một lực. Hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều nhau.
Câu 4 : Dùng tay đẩy một chiếc xe, lăn trên mặt bàn nằm ngang.
A. Tay ta đã tác dụng vào xe một lực.
B. Xe đã tác dụng vào tay ta một lực.
C. Hai lực mà tay tác dụng lên xe và xe tác dụng lên tay là hai lực cân bằng nhau.
D. A và B đúng.
Đáp án D
Giải thích: Khi tay ta đẩy xe, thì ta tác dụng lực đẩy lên xe, ngược lại, xe cũng tác dụng lên tay ta một lực. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, nhưng tác dụng vào hai vật khác nhau nên chúng không phải là hai lực cân bằng nhau.
Hai kết luận A và B đúng.
Câu 5 : Hai lực cân bằng nhau là lực:
A. Có độ lớn (sức mạnh) bằng nhau.
B. Cùng phương cùng chiều nhau.
C. Cùng phương, trái chiều nhau.
D. Cùng phương, trái chiều và có độ lớn bằng nhau.
Đáp án D
Giải thích: Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương, ngược chiều (trái chiều), cùng độ lớn, cùng tác dụng vào một vật.
Câu 6 : Cũng trong thí nghiệm trong sách giáo khoa (hình 6.1 và 6.2), khi ta chưa buông tay, xe lăn vẫn đứng yên, ta bảo:
A. Chưa có lực nào tác dụng lên xe, làm xe đứng yên.
B. Lực đẩy (hay lực kéo) của tay cân bằng với lực tác dụng của lò xo lên xe.
C. Lực đàn hồi tác dụng của lò xo lên xe lớn hơn lực đẩy (hay lực kéo của tay.
D. Lực đẩy (hay lực-kéo) của tay lớn hơn rất nhiều so với lực tác dụng của lò xo lên xe.
Đáp án B
Giải thích: Xe trong hình 6.1 và 6.2 chịu tác dụng của 2 lực: lực đẩy của tay và lực đẩy của lò xo. Đây là hai lực cân bằng nên xe vẫn đứng yên.
Câu 7 : Hai lực cân bằng nhau là hai lực có độ lớn bằng nhau và...
A. Cùng phương, cùng chiều nhau.
B. Cùng phương, trái chiều nhau.
C. Khác phương, cùng chiều nhau.
D. Khác phương, ngược chiều nhau.
Đáp án B
Giải thích: Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
Câu 8 : Khi bơi, ta nổi được trên mặt nước là do:
A. Lực đẩy của nước mạnh hơn sức nặng (trọng lực) của cơ thể ta.
B. Lực đẩy của nước yếu hơn sức nặng của cơ thể ta.
C. Lực đẩy của nước cân bằng với sức nặng của cơ thể ta.
D. Tất cả cùng sai.
Đáp án C
Giải thích: Khi ta bơi, ta nổi trên mặt nước do lực đẩy của nước cân bằng với trọng lực của cơ thể ta. Nếu lực đẩy của nước yếu hơn sức nặng cơ thể thì ta sẽ chìm xuống, nếu lực đẩy mạnh hơn sức nặng của cơ thể thì ta sẽ nổi trên mặt nước như cái phao bơi.
Câu 9 : Ba bạn Bình, Lan, Chi rủ nhau đi chơi Bowling. Nhìn quả bóng Bowling được đặt đứng yên trên mặt bàn, ba bạn phát biểu:
Bình: Không có lực nào tác dụng lên quả bóng nên quả bóng mới đứng yên.
Lan: Đã có 2 lực cân bằng nào đó tác dụng lên quả bóng, quả bóng mới đứng yên được.
Chi: Quả bóng quá nặng, nên nó đứng yên.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả ba cùng phát biểu sai.
Đáp án B
Giải thích: Mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng lực của Trái Đất gọi là trọng lực. Một vật nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên. Rõ ràng quả Bowling đứng yên trên mặt sàn đang chịu tác dụng của trọng lực, nhưng phải có 1 lực nữa cân bằng với trọng lực thì quả bóng mới đứng yên. Vậy Lan nói đúng.
Câu 10 : Khi buông rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Chỉ có trái đất mới tác dụng lên vật một lực.
Lan: Chỉ có vật mới tác dụng lên trái đất một lực.
Chi: Cả trái đất và vật đều tác dụng lực lẫn nhau.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả Bình, Lan, Chi đều sai.
Đáp án C
Giải thích: Vật được thả rơi từ độ cao nào đó, vật rơi xuống đất do vật chịu tác dụng lực hút của Trái Đất. Vì Trái Đất tác dụng lên vật một lực thì vật cũng tác dụng lên Trái Đất một lực.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 9: Lực đàn hồi (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng (phần 2)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều