Bài tập Sự bay hơi và sự ngưng tụ (có lời giải) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Sự bay hơi và sự ngưng tụ Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
Bài 1: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do:
A. Hơi thở của người có nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị bay hơi tạo thành khói.
B. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói.
C. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành khói.
D. Tất cả đều sai.
Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói
⇒ Đáp án B
Bài 2: Trong các trường hợp phơi quần áo sau đây, trường hợp nào quần áo lâu khô nhất?
A. Có gió, quần áo căng ra.
B. Không có gió, quần áo căng ra.
C. Quần áo không căng ra, không có gió.
D. Quần áo không căng ra, có gió.
Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng → Quần áo không căng ra, không có gió → quần áo lâu khô nhất
⇒ Đáp án C
Bài 3: Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước?
A. Hà hơi thở vào lòng bàn tay.
B. Hà hơi thở vào vung nồi đang đun trên bếp.
C. Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính.
D. Hà hơi thở vào một tờ giấy trắng.
Thí nghiệm chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước: Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính
⇒ Đáp án C
Bài 4: Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều
B. Nước trong cốc càng ít
C. Cốc được đặt trong nhà
D. Cốc được đặt ngoài sân nắng
- Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng.
- Cốc hình trụ nên diện tích mặt thoáng của nước không đổi → nước nhiều hay ít, mặt thoáng của nước đều như nhau → tốc độ bay hơi như nhau.
- Cốc đặt ngoài sân nắng → có nhiệt độ cao hơn trong nhà → tốc độ bay hơi cao hơn.
⇒ Đáp án D
Bài 5: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
- Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng.
- Với chất lỏng nó xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào nhưng mức độ nhiều hay ít thì lại phụ thuộc vào 3 yếu tố trên.
⇒ Đáp án D
Bài 6: Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi?
A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi.
C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi
⇒ Đáp án C
Bài 7: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Nhiệt độ.
B. Tác động của gió.
C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
D. Cả ba đáp án A, B và C.
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố :
+ Nhiệt độ càng cao hoặc thấp.
+ Gió càng mạnh hoặc yếu.
+ Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn hoặc nhỏ.
⇒ Đáp án D
Bài 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi?
A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
B. Lau ướt bảng, một lúc sau bảng sẽ khô.
C. Mực khô sau khi viết.
D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây.
Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm không phải là sự bay hơi
⇒ Đáp án D
Bài 9: Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.
D. Chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.
- Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
- Sự bay hơi đó phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng
⇒ Đáp án A.
Bài 10: Không được làm việc nào sau đây khi làm thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?
A. Dùng hai đĩa giống nhau.
B. Đặt hai đĩa đựng cùng một lượng chất lỏng vào cùng một nơi.
C. Dùng hai đĩa đựng hai chất lỏng khác nhau.
D. Chỉ làm nóng một đĩa.
Để kiểm tra tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, gió, mặt thoáng thì phải làm với cùng một chất lỏng nhưng thực hiện ở các điều kiện nhiệt độ, gió, mặt thoáng khác nhau
⇒ Đáp án C
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Lý thuyết Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Trắc nghiệm Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Lý thuyết Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Lý thuyết Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều