Bài tập Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) (có lời giải) | Trắc nghiệm Vật Lí 6

Với bài tập trắc nghiệm Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo).

Bài 1: Mây được tạo thành từ

A. nước bay hơi        B. khói

C. nước đông đặc        D. hơi nước ngưng tụ

Mây được tạo thành từ hơi nước ngưng tụ

⇒ Đáp án D

Bài 2: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?

A. Do hơi nước từ tay ta bốc ra.

B. Nước từ trong bình ga thấm ra.

C. Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

D. Cả B và C đều đúng.

Khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó là do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

⇒ Đáp án C

Bài 3: Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì?

A. Nước bốc hơi trên xe.

B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.

C. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe.

D. Không có hiện tượng gì

Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.

⇒ Đáp án B

Bài 4: Vào những hôm trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?

A. Nước bốc hơi bay lên

B. Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà

C. Nước đông đặc tạo thành đá

D. Không có hiện tượng gì

Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà

⇒ Đáp án B

Bài 5: Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào?

A. Bay hơi

B. Ngưng tụ

C. Bay hơi và ngưng tụ

D. Cả A, B, C đều sai

Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm có sự bay hơi và ngưng tụ

⇒ Đáp án C

Bài 6: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ

A. thể rắn sang thể lỏng

B. thể lỏng sang thể rắn

C. thể hơi sang thể lỏng

D. thể lỏng sang thể hơi

Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

⇒ Đáp án C

Bài 7: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì:

A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.

B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước.

C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài.

D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.

Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì nước trong không khí tụ trên thành cốc khi gặp thành cốc bị lạnh

⇒ Đáp án D

Bài 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước

B. Nước trong cốc cạn dần

C. Phơi quần áo cho khô

D. Sự tạo thành nước

Trường hợp khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước liên quan đến sự ngưng tụ

⇒ Đáp án A

Bài 9: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Hơi nước trong các đám mây sau một thời gian sẽ tạo thành mưa.

B. Khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ sẽ xuất hiện những hạt nước nhỏ làm mờ kính.

C. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.

D. Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa.

Hiện tượng Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa là sự bay hơi

⇒ Đáp án D

Bài 10: Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do:

A. hơi nước trong nồi ngưng tụ.

B. hạt gạo bị nóng chảy.

C. hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ.

D. hơi nước bên ngoài nồi đông đặc.

Bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do hơi nước trong nồi bốc lên gặp lạnh đã ngưng tụ lại

⇒ Đáp án A

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học