Bài tập Sự nóng chảy và sự đông đặc (có lời giải) | Trắc nghiệm Vật Lí 6

Với bài tập trắc nghiệm Sự nóng chảy và sự đông đặc Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Sự nóng chảy và sự đông đặc.

Bài 1: Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần.

B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm.

C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi.

D. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng.

Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất không đổi

⇒ Đáp án C

Bài 2: Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một thỏi kẽm vào đồng đang nóng chảy. Thỏi nào nóng chảy theo đồng?

Chất Thép Đồng Chì Kẽm
Nhiệt độ nóng chảy(oC) 1300 1083 327 420

A. Thỏi thép

B. Cả hai thỏi đều nóng chảy theo đồng.

C. Cả hai thỏi đều không bị nóng chảy theo đồng.

D. Thỏi kẽm.

Nhiệt độ của thép > đồng > kẽm → khi thả hai thỏi thép và kẽm vào đồng đang nóng chảy thì chỉ có kẽm bị nóng chảy theo đồng.

⇒ Đáp án D

Bài 3: Sự nóng chảy là sự chuyển từ

A. thể lỏng sang thể rắn

B. thể rắn sang thể lỏng

C. thể lỏng sang thể hơi

D. thể hơi sang thể lỏng

Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

⇒ Đáp án B

Bài 4: Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?

A. Đốt một ngọn nến

B. Đun nấu mỡ vào mùa đông

C. Pha nước chanh đá

D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá

- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

- Cho nước vào tủ lạnh để làm đá là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

⇒ Đáp án D

Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?

A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.

B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.

C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.

D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.

Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau

⇒ Đáp án A

Bài 6: Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?

A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.

B. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng.

C. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi.

D. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại.

Câu sai: Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng.

⇒ Đáp án B

Bài 7: Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi

A. đun nóng vật rắn bất kì.

B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.

C. đun nóng vật trong nồi áp suất.

D. đun nóng vật đến 100oC.

Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó

⇒ Đáp án B

Bài 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây.

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.

Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, nhiệt độ tăng, cục đá tan thành nước → sự nóng chảy

⇒ Đáp án D

Bài 9: Nhiệt độ nóng chảy của bạc là:

A. -960oC        B. 96oC

C. 60oC        D. 960oC

Nhiệt độ nóng chảy của bạc là 960oC

⇒ Đáp án D

Bài 10: Ở nhiệt độ phòng, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?

A. Thủy ngân         B. Rượu

C. Nhôm        D. Nước

Nhiệt độ phòng là 23oC mà nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 659oC nên nhôm tồn tại ở thể lỏng phải có nhiệt độ trên 659oC

⇒ Đáp án C

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học