Bài tập Sự nóng chảy (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Sự nóng chảy (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Sự nóng chảy (phần 2).
Câu 1 : Khi đun băng phiến, ta nhận thấy trong lúc băng phiến đang nóng chảy thì...
A. Nhiệt độ tiếp tục tăng dần.
B. Nhiệt độ không thay đổi.
C. Nhiệt độ giảm dần.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Đáp án B
Giải thích: Trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi, khi đó chỉ xảy ra sự chuyển thể từ rắn sang lỏng.
Câu 2 : Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ...
A. Trạng tháỉ lỏng sang trạng thái rắn.
B. Trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.
C. Trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
D. Trạng thái khí sang trạng thái lỏng.
Đáo án B
Giải thích: Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
Câu 3 : Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng nóng chảy.
A. Nước đá đang tan.
B. Bơ chảy ra khi gặp thời tiết nóng.
C. Tầng Ozone thủng, băng ở Nam cực đang tan dần.
D. Cả 3 hiện tượng trên đều là hiện tượng nóng chảy.
Đáp án D
Giải thích: Nóng chảy là hiện tượng chuyển thể từ thể rắn sang thế lỏng.
Nước đá đang tan là nước chuyển từ thể rắn (đá) sang thể lỏng (nước lỏng).
Bơ nóng chảy ra là chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Băng ở nam cực chuyển từ thể rắn (băng) sang thể lỏng (nước).
Câu 4 : Một vật ở thể rắn có thể tích V1, sau khi nóng chảy có thể tích V2. Kết luận nào sau đây là đúng
A. V1 luôn lớn hơn V2
B. V1 luôn luôn nhỏ hơn V2.
C. V1 = V2.
D. Chưa thể khẳng định được.
Đáp án D
Giải thích: Các chất khác nhau có sự nóng chảy và dãn nở vì nhiệt khác nhau. Vì vậy, khi chuyển thể, a không thể khẳng định được thể tích lúc trước và lúc sau có luôn bằng nhau hay chênh lệch.
Câu 5 : Quan sát đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến, đường biểu diễn trong giai đoạn nóng chảy là:
A. Đường thẳng.
B. Đường thẳng nằm ngang.
C. Đường thẳng nằm xiên.
D. Đường cong.
Đáp án B
Giải thích: Trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi, nên đường biểu diễn giai đoạn nóng chảy trong đồ thị nhiệt độ theo thời gian sẽ là đường thẳng nằm ngang.
Câu 6 : Sau giai đoạn nóng chảy, nếu tiếp tục đun nữa thì...
A. Nhiệt độ tiếp tục tăng.
B. Nhiệt độ bắt đầu giảm.
C. Nhiệt độ tiếp tục không thay đổi.
D. Tùy theo chất rắn đó là gì.
Đáp án A
Giải thích: Sau giai đoạn nóng chảy, chất đã chuyển thành thể lỏng, tiếp tục đun thì nhiệt độ của chất lỏng tiếp tục tăng.
Câu 7 : Nước nóng chảy ở nhiệt độ:
A. 0oC
B. 100oC
C. 80oC
D. 10oC
Đáp án A
Giải thích: Nước nóng chảy chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (nước đá tan) ở 0oC.
Câu 8 : Câu nào sau đây không đúng:
A. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một tinh chất.
B. Mỗi tinh chất khác nhau thường có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
C. Nhiệt độ mà tại đó chất rắn bắt đầu nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy.
D. Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy luôn luôn thay đổi.
Đáp án D
Giải thích:
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một tinh chất. Mỗi tinh chất khác nhau thường có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Nhiệt độ mà tại đó chất rắn bắt đầu nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy.
Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy không thay đổi.
Câu 9 : Người ta lấy nhiệt độ của nước đá đang tan làm mức đo nhiệt độ (nhiệt giai Celsius) vì:
A. Không thể làm nước lạnh thêm được nữa.
B. Nhiệt độ của nước đá đang tan (0oC) không đổi trong suốt quá trình tan.
C. Vì thực tế nước đã đông ở 0oC.
D. A và C đúng.
Đáp án B
Giải thích: Nhiệt độ của nước đá đang tan là xác định (0oC) và nó không đổi trong suốt quá trình đá tan. Vì vậy, người ta dùng nó để làm mức đo nhiệt độ.
Câu 10 : Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng nóng chảy:
A. Đốt một ngọn đèn dầu.
B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt cháy một mảnh bao nilon.
D. Rót nước sôi vào một ly đá.
Đáp án A
Đốt một ngọn đèn dầu là hiện tượng cháy, gồm sự cháy của bấc đèn và sự cháy của dầu.
Đốt một ngọn nến xảy ra sự nóng chảy của sáp nến, sau đó sáp nến bay hơi và cháy.
Đốt cháy mảnh nilong cũng xảy ra quá trình nóng chảy của nilong, sau đó nó mới cháy.
Rót nước sôi vào ly đá, làm đá tan ra, đây là sự nóng chảy của nước đá.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 24: Sự đông đặc (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 26: Sự bay hơi (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 26: Sự ngưng tụ (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 28: Sự sôi (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 29: Sự sôi (tiếp theo - phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học (phần 2)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều