Bài tập Sự bay hơi (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Sự bay hơi (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Sự bay hơi (phần 2).
Câu 1 : Vận tốc bay hơi của chất lỏng tăng theo:
A. Vận tốc của gió (gió mạnh hay gió nhẹ).
B. Nhiệt dộ.
C. Diện tích mặt thoáng,
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Đáp án D
Giải thích: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, vận tốc của gió.
Câu 2 : Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của chất lỏng:
A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
C. Xảy ra ở một nhiệt độ nhất định của chất lỏng.
D. Không thể nhìn thấy được.
Đáp án C
Giải thích: Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng, nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi càng nhanh. Sự bay hơi diễn ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng và không nhìn thấy được. Ta chỉ thấy kết quả là lượng chất lỏng bị giảm đi sau một thời gian bay hơi nào đó. Vì vậy kết luận C không đúng.
Câu 3 : Tốc độ bay hơi của chất lỏng tăng khi:
A. Giảm nhiệt độ chất lỏng.
B. Tăng diện tích mặt thoáng.
C. Tăng thể tích chất lỏng.
D. Giảm thể tích mặt thoáng.
Đáp án D
Giải thích: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, vận tốc của gió. Khi nhiệt độ càng cao, diện tích mặt thoáng càng lớn, gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi cành nhanh.
Câu 4 : Với cùng một lượng nước chúng sẽ bay hơi càng nhanh nếu:
A. Nước được đựng trong cốc.
B. Nước được đựng trong một đĩa to.
C. Nước càng nóng.
D. B và C đúng.
Đáp án D
Giải thích: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, vận tốc của gió. Khi nhiệt độ càng cao, diện tích mặt thoáng càng lớn, gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi cành nhanh.
Vì vậy khi đựng nước trong đĩa to, làm mặt thoáng lớn hơn; nước càng nóng tức là nhiệt độ càng cao hơn thì nước bay hơi càng nhanh.
Câu 5 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Nước chỉ có thể bay hơi ở nhiệt độ 100oC.
B. Nước có thể bay hơi ở mọi nhiệt độ khác nhau.
C. Trong khi bay hơi nhiệt độ của nước không thay đổi.
D. Trong cùng điều kiện môi trường, nước là chất lỏng dễ bay hơi và bay hơi nhanh nhất.
Đáp án B
Giải thích:
Nước hay các chất lỏng khác bay hơi ở mọi nhiệt độ khác nhau. Khi bay hơi thì nhiệt độ của chất lỏng giảm. Nước không phải là chất lỏng dễ bay hơi và bay hơi nhanh nhất.
Câu 6 : Câu nào sau đây không đúng:
A. Trong cùng một điều kiện môi trường, nước khó bay hơi hơn cồn, rượu.
B. Quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt.
C. Quá trình bay hơi là quá trình tỏa nhỉệt.
D. Trong cùng một điều kiện, chất lỏng có mặt thoáng càng lớn bay hơi càng nhanh.
Đáp án C
Quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt. Trong cùng điều kiện môi trường, nước khó bay hơi hơn cồn, rượu. Diện tích mặt thoáng càng lớn thì sự bay hơi càng nhanh.
→ Kết luận C không đúng.
Câu 7 :
• Xét hiện tượng: Trong những ngày thời tiết lạnh, nhiệt độ trong phòng tắm có vẻ ấm áp dễ chịu hơn trong phòng khách
• Giải thích: Trong phòng tắm, không khí có nhiều hơi nước hơn phòng khách, nên tốc độ bay hơi của nước trên cơ thể giảm; do đó ta có cảm giác ấm áp hơn trong phòng khách.
A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng - Lời gỉải thích sai.
C. Hiện tượng sai - Lời giải thích đúng.
D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
Đáp án A
Giải thích: Quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt. Cơ thể người thường xuyên xảy ra sự bay hơi qua da để đảm bảo cơ thể người có nhiệt độ ổn định 37oC. Tuy nhiên, vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô, cơ thể mất nhiệt nhiều hơn do sự bay hơi nước qua da nhanh hơn, ta cảm thấy lạnh. Tuy nhiên, trong phòng tắm, không khí có nhiều hơi nước hơn trong phòng khách nên tốc độ bay hơi nước qua da của cơ thể giảm, làm cơ thể ta ít bị mất nhiệt hơn, do đó ta có cảm giác ấm áp hơn.
Câu 8 :
• Xét hiện tượng: Khi vừa tắm xong, nếu đứng trước gió ta cảm thấy lành lạnh.
• Giải thích: Khi vừa tắm xong, lớp nước trên bề mặt da ta bốc hơi. Sự tác động của gió lại làm cho nước bốc hơi nhanh hơn. Khi nước bay hơi nó hấp thụ một phần nhiệt độ của cơ thể (quá trình thu nhiệt) làm cho ta cảm thấy lành lạnh
A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng - Lời giải thích sai.
C. Hiện tượng sai - Lời giải thích đúng.
D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.
Đáp án A
Giải thích: Khi vừa tắm xong, trên da ta còn nhiều nước, khi đứng trước quạt, gió làm cho quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn. Khi nước bay hơi thì nó hấp thu một phần nhiệt của cơ thể nên ta thấy lành lạnh.
Câu 9 : Khi về quê Lan chơi, lúc ra thăm ruộng mía, quan sát thấy thấy nhà nông dùng dao phạt bớt tất cả các lá mía. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Có lẽ vườn mía này có sâu án lá, nên người ta mới phạt lá để diệt nguồn sâu
Lan: Người ta phạt bớt lá dể tất cả các chất bổ hút lên từ đất chỉ tập trung vào thân cây (mía), không phải nuôi lá nên chất lượng mía ngon hơn
Chi: Lá là nơi mà nước ở trong cây bốc hơi ra ngoài nhiều nhất. Chính vì vậy người ta phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi nước của cây, làm cây lúc nào cũng tươi tốt, mía có nhiều nước hơn.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả 3 bạn Bình, Lan, Chi đúng.
Đáp án C
Giải thích: Cây mía được sử dụng phần thân, nơi chứa nước và đường. Lá là nơi nước trong cây bốc hơi nhiề nhất. Vì vậy, người trồng mía phải phạt bớt lá để giảm sự bay hơi nước, làm thân cây mía giữ được lượng nước cần thiết, lúc nào cũng tươi tốt và có chứa nhiều nước.
Câu 10 : Những yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng năng suất thu hoạch muối trên những ruộng muối:
A. Trời nắng gắt.
B. Trời có gió mạnh.
C. Ruộng muối phải rộng lớn, càng rộng càng tốt.
D. Cả 3 yếu tố trên đều đúng.
Đáp án D
Giải thích:
Quá trình sản xuất muối là quá trình sử dụng sự bay hơi của nước. Khi phơi nước biển, nước bay hơi còn để lại muối trên ruộng muối. Vì sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng và gió nên nếu trời nắng gắt (nhiệt độ cao), có gió mạnh, ruộng muối rộng (diện tích mặt thoáng lớn) thì sự bay hơi nước diễn ra nhanh hơn, giúp tăng năng suất, sản lượng muối.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 24: Sự đông đặc (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 26: Sự ngưng tụ (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 28: Sự sôi (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 29: Sự sôi (tiếp theo - phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học (phần 2)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều