Bài tập Tổng kết chương 2: Nhiệt học (có lời giải - phần 2) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Tổng kết chương 2: Nhiệt học (phần 2) Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Tổng kết chương 2: Nhiệt học (phần 2).
Câu 1 : Một quả cầu bằng đồng có thể tích V = 2cm3 và có khối lượng 6 g. Cho biết khối lượng riêng của đồng là: 8900 kg/m3. Đây là quả cầu:
A. Rỗng.
B. Đặc.
C. Xốp.
D. A và C đúng.
Đáp án D
Giải thích:
Đổi 8900 kg/m3 = 8,9 g/cm3.
Nếu quả cầu là đặc, áp dụng công thức tính khối lượng quả cầu theo khối lượng riêng ta có: m = D.V = 8,9.2 = 17,8 g.
Vì khối lượng quả cầu là 6g, vậy quả cầu này rỗng hoặc xốp.
Câu 2 : Nếu đem nung nóng quả cầu này thì:
A. Thể tích của quả cầu không thay đổi lỗ rỗng bị bé lại (hay lỗ xốp bị bít kín).
B. Thể tích quả cầu tăng (quả cầu nở ra) thể tích phần rỗng hay xốp không thay đổi.
C. Thể tích quả cầu tăng, thể tích phần rỗng hay xốp cũng tăng theo.
D. Tất cả A, B, C cùng sai.
Đáp án C
Khi nung nóng quả cầu, thì thể tích của quả cầu tăng, nên thể tích phần rỗng hay xốp cũng tăng theo.
Câu 3 : : Lấy 2 lá đồng mỏng như nhau dán chặt vào nhau để tạo băng kép giống như hình vẽ. Khi nung nóng, băng kép nói trên sẽ:
A. Cong lên trên.
B. Cong xuống dưới.
C. Không cong, chỉ nở dài ra.
D. Không cong, nhưng bị co ngắn lại.
Đáp án C
Giải thích: Vì cả hai lá đều làm bằng đồng nên chúng nở vì nhiệt như nhau, khi nhiệt độ thay đổi băng kép chỉ dài ra, không bị cong.
Câu 4 : Nếu đem đun nóng một chất lỏng thì:
A. Khối lượng chất lỏng đó tăng.
B. Khối lượng chất lỏng đó giảm đi.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng đó tăng.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng đó giảm.
Đáp án D
Giải thích: Khi đun nóng một chất lỏng, khối lượng chất lỏng không tăng. Thể tích của chất lỏng tăng do sự dãn nở vì nhiệt. Theo công thức khối lượng riêng thì thì khối lượng riêng của chất lỏng giảm (m không đổi, V tăng).
Câu 5 : Nếu làm lạnh nước từ 30oC xuống 0oC thì...
A. Khối lượng nước tăng.
B. Thế tích nước giảm.
C. Thể tích nước tăng.
D. Thể tích nước giảm trước rồi sau đó mới tăng.
Đáp án D
Giải thích: Nước có tính chất đặc biệt, khi nhiệt độ giảm từ 30oC đến 4oC thì thể tích nước giảm, từ 4oC đến 0oC, thể tích của nước lại tăng. Do đó, làm lạnh nước từ 30oC xuống 0oC thì thể tích nước giảm trước rồi sau đó mới tăng
Câu 6 : Nếu làm nước đá nóng lên từ 0oC đến 20oC thì...
A. Thể tích nước tăng.
B. Thể tích nước giảm.
C. Thể tích nước giảm trước rồi sau đó mới tăng.
D. Khối lượng riêng của nước tăng.
Đáp án C
Giải thích: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C, thể tích nước giảm. Từ 40C đến 200C thể tích nước lại tăng.
Câu 7 : Sự nở vì nhiệt của 3 chất lỏng, rắn, khí được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
A. Rắn - lỏng - khí.
B. Khí - lỏng - rắn.
C. Lỏng - rắn - khí.
D. Lỏng - khí - rắn.
Đáp án A
Giải thích: Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
Câu 8 : Câu nào sau đây không đúng:
A. Mọi chất khí khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
B. Mọi chất khí khác nhau, đều nở vì nhiệt như nhau.
C. Chất khí là chất nở vì nhiệt nhiều nhất so với chất lỏng và chất rắn.
D. Khi bị nung nóng, khối lượng riêng của mọi chất khí đều giảm.
Đáp án A
Giải thích: Mọi chất khí khác nhau đều nở vì nhiệt như nhau.
Câu 9 : Câu nào sau đây đúng:
A. Không khí nóng luôn luôn nhẹ hơn không khí lạnh.
B. Không khí lạnh luôn luôn nhẹ hơn không khí nóng.
C. Khi bị nung nóng, khí oxy bị nở nhiệt nhiều hơn so với khí hydro.
D. Khi bị nung nóng khối lượng riêng của chất khí đó sẽ tăng lên.
Đáp án A
Giải thích: Không khí nóng có thể tích lớn hơn không khí lạnh do sự nở vì nhiệt. Nhưng khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí lạnh.
Câu 10 : Câu nào sau đây không đúng:
A. Khối lượng riêng của một chất khí sẽ tăng lên khi bị nung nóng.
B. Trọng lượng riêng của một chất khí sẽ giảm đi khi bị nung nóng.
C. Thể tích của một chất khí sẽ tăng khi nóng lên.
D. Dù nhiệt độ có nóng lên hay nguội đi, khối lượng của một chất khí vẫn không thay đổi.
Đáp án A
Giải thích: Khi một chất khí nóng lên thì thể tích tăng, khối lượng không đổi, nên khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nó sẽ giảm.
Câu 11 : Ứng với nhiệt giai Celsius, nhiệt độ của nước trong ấm đang là 75oC. Đổi sang nhiệt giai Fahranheit sẽ là:
A. 167oF
B. 176oF
C. 132oF
D. 135oF
Đáp án A
Giải thích:
Khi đổi 75oC sang nhiệt giai Fahranheit sẽ là: 32 + 75.1,8 = 167oF.
Câu 12 : Ứng với nhiệt giai Fahranheit, nhiệt độ ở Lon Don là 41oF. Đối sang nhiệt Celsius sẽ là:
A. 9oC
B. 5oC
C. 18oC
D. 3,2oC
Đáp án
Giải thích: Khi đổi 41oF sang nhiệt giai Celsius sẽ là: (41 – 32): 1,8 = 5oC
Câu 13 : Nhiệt kế y tế được chia độ từ:
A. Từ 0oC đến 100oC
B. Từ 40oC đến 80oC
C. Từ 35oC đến 42oC.
D. Từ 42oC đến 80oC.
Đáp án C
Giải thích:
Nhiệt kế y tế được chia độ từ 35oC đến 42oC.
Câu 14 : Các nhiệt kế thường có một khoảng trống gọi là khoảng trống an toàn (như hình vẽ) là:
A. Tạo dáng cho nhiệt kế.
B. Chứa lượng thủy ngân nếu chúng nở ra quá nhiều (dư thừa) để tránh vỡ.
C. Chất lượng khí còn dư (hút chân không không hết) khi cột thủy ngân dâng cao tránh vỡ ống.
D. Cả A, B, C cùng đúng.
Đáp án C
Giải thích: Khoảng trống an toàn chứa lượng thủy ngân nếu chúng nở ra quá nhiều (dư thừa) để tránh vỡ.
Câu 15 : Muối thu hoạch được từ nước biển là do ứng dụng của:
A. Sự đông đặc.
B. Sự bay hơi.
C. Sự ngưng tụ.
D. Sự sôi.
Đáp án B
Giải thích: Người ta thu hoạch muối bằng cách phơi nước biển để nước bay hơi, để lại muối.
Câu 16 : Rượu, Ancol (cồn), nước cất (nước nguyên chất) là sản phẩm của sự:
A. Sự nóng chảy.
B. Sự bay hơi.
C. Sự ngưng tụ.
D. Tất cả cùng sai.
Đáp án C
Giải thích: Quá trình sản xuất rượu, ancol, nước cất, người ta chưng cất để các chất này bay hơi rồi ngưng tụ lại trong ống dẫn qua bể lạnh. Vậy chúng là sản phẩm của sự ngưng tụ.
Câu 17 : Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ của sự bay hơi:
A. Chiều cao của mực chất lỏng.
B. Mặt thoáng của chất lỏng.
C. Nhiệt độ môi trường xung quanh chất lỏng.
D. Cả B và C cùng đúng.
Đáp án D
Giải thích: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng của chất lỏng và gió.
Câu 18 : Câu nào sau đây sai:
A. Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80oC và không thay đổi trong suốt quá trình nóng chảy. Nếu ta tiếp tục đun thì tới một lúc nào đó nhiệt độ lại tiếp tục tăng.
B. Nhiệt độ sôi của rượu là 80oC và không thay đổi trong suốt quá trình sôi. Nếu ta tiếp tục đun thì tới một lúc nào đó nhiệt độ lại tiếp tục tăng.
C. Nhiệt độ sôi của rượu sẽ lớn hơn 80oC nếu như áp suất trên bề mặt thoáng của rượu lớn hơn bình thường.
D. Nhiệt độ sôi của chất lỏng sẽ tăng nếu áp suất trên bề mặt chất lỏng tăng theo và ngược lại sẽ giảm đi khi áp suất giảm.
Đáp án B
Giải thích: Quá trình sôi diễn ra thì nhiệt độ sôi không thay đổi trong suốt quá trình sôi. Nếu tiếp tục đun thì chất lỏng sẽ bay hơi hoàn toàn.
Câu 19 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Càng lên cao nhiệt độ sôi của nước càng giảm.
B. Càng lên cao nhiệt độ sôi của nước càng tăng.
C. Không thể đun sôi nước ở 120oC hay 80oC (nước không sôi ở nhiệt độ 120oC hay 80oC).
D. Nhiệt độ sôi của nước là 100oF.
Đáp án A
Giải thích: Càng lên cao áp suất không khí càng giảm, nên nhiệt độ sôi của nước càng giảm.
Câu 20 : Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Mỗi chất lỏng hay chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khác nhau.
B. Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thì không có nhiệt độ sôi hoặc ngược lại.
C. Nhiệt độ nóng chảy của một chất bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ đông đặc của nó.
D. Sự ngưng tụ thực chất cũng là một dạng của sự bay hơi.
Đáp án A
Giải thích: Mỗi chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khác nhau. Nhiệt độ nóng chảy của một chất chính là nhiệt độ đông đặc của chất đó. Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 24: Sự đông đặc (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 26: Sự bay hơi (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 26: Sự ngưng tụ (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 28: Sự sôi (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 29: Sự sôi (tiếp theo - phần 2)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều